Lời giới thiệu
Trung Quốc (TQ) là nước có đồ gốm sứ lâu đời và phát triển nhất trên thế giới bằng các con đường trao đổi, giao thương, hiến tặng đồ sứ Trung Quốc có mặt ở hầu hết các nước trên thế giơi. Có thể nói ViệtNam (VN) là một nước lưu giữ rất nhiều đồ gốm sứ TQ, các nhà sưu tầm VN ít nhiều đều có những đồ vật TQ trong bộ sưu tập của mình. Để giúp bạn đọc có một cái nhìn khái quát hơn về đồ gốm sứ TQ, NgheThuatXua xin được giới thiệu với các bạn một loạt bài dựa theo tiến trình phát triển của đồ gốm sứ TQ.
Chúng ta sẽ tìm hiểu tiến trình phát triển của đồ gốm sứ theo nhiều khía cạnh có đối chiếu với lịch sử hình thành và phát triển đồ gốm tại VN, từ kỹ thuật đến mỹ thuật, từ tạo dáng đến trang trí hoa văn, từ tạo thai cốt đến phủ men, từ hong khô đến nung lò, từ hội họa đến thư pháp, từ đời sống thực tế đến cuốc sống tín ngưỡng tâm linh được thể hiện trên đồ gốm sứ, từ việc sử dụng trong nước đến việc xuất khẩu ra các nứoc, hay cả về một khu lò, một trung tâm, một triều đại, một thời đại, một khâu kỹ thuật hoặc nghệ thuật trong quá trình sản xuất gốm sứ TQ.
Giai đoạn gốm nguyên thủy
Chúng ta bắt đầu với lịch sử của ngành gốm sứ Trung Quốc với “gốm nguyên thủy”, cùng với sự ra đời của thời đại đá mới, cơ dân nguyên thủy TQ đã sáng tạo ra đồ gốm vơi những loại hình và kiểu dáng rất riêng của TQ như gốm màu, gốm đen, gốm hoa văn in kỹ hà… Giai đoạn gốm nguyên thủy này kéo dài từ lúc con người trên đất TQ biết nặn đồ gốm cho đến trước lúc nhà Thương thành lập nước [1].
Kỹ thuật làm gốm thời kỳ này chủ yếu là nặn bằng tay, thời kỳ này cách ngày nay khoảng 11.000 năm đến 7000 năm, cho đến nay, chưa một đồ gốm nặn tay nào được phát hiện tại TQ. Thời kỳ làm gốm bằng phương pháp bàn xoay phát triển tiếp sau đó là nền tảng cho những dòng gốm độc đáo của TQ.
Đồ gốm thời kỳ này xuất hiện khá ít, đựoc làm từ đât sét pha cát thô, độ nung thấp, thai cốt thô dày, hoa văn đơn giản, chủ yếu là văn thừng thô, độ hút nước lớn. Các món đồ chủ yếu là đồ đựng, đồ nấu có đáy tròn hoặc bằng, chưa thấy xuất hiện loại đồ gốm có chân đế hình vành khăn và đồ gốm ba chân.
Vào khoảng 7000 năm đến 5000 năm cách ngày này, bên canh gốm thô xuật hiện thêm gốm mịn, kỹ thuật tạo hình có tiến bộ vượt bậc, việc sử dụng bàn xoay được phổ biến tạo nên sản phẩm cân đối và đồng đều về độ dày. Kiểu dáng đồ cũng phong phú, có thêm đồ chân đế vành khăn, ba chân và đáy nhọn. Đáng chú ý là gốm màu bắt đầu xuất hiện.
Vào cuối thời đại đá mới, đầu thời đại đồng thau, cách ngày nay khoảng 5000-4000 năm, đồ gốm TQ có bước tiến vượt bậc, viêc sử dụng bàn xoay trong tạo hình và trang trí hoa văn rất phổ biến. Đồ gốm thời này ngoài vài văn hóa cá biệt, hầu hết đều thuộc hệ thống gốm xám và gốm đen, với chất liệu mịn, được tạo dáng trên bàn xoay nên kiểu dáng quy chỉnh, tròn đều, thành bụng mỏng đều, hoa văn trang trí phong phú, ngoài văn thừng, văn đan, còn có văn khắc vạch thành các đồ án sinh động, văn in dâp. Đáng chú ý là thời kỳ này có nhiều kiểu dáng tạo hình độc đáo như giả, lịch, quy, chõ là các loại đồ nấu có chân.
Nói đến gốm cuối thời đại đá mới TQ, phải kể đến gốm màu văn hóa Ngưỡng Thiều, văn hóa Mã Gia Diêu, gốm đen văn hóa Long Sơn và gốm văn in ở Hoa Nam.
Văn hóa Ngưỡng Thiều (tiếng Trung: 仰韶文化, bính âm: Yǎngsháo wénhuà)
Là một văn hóa thời kỳ đồ đá mới đã tồn tại rộng khắp dọc theo miền trung Hoàng Hà tại Trung Quốc. Văn hóa Ngưỡng Thiều có niên đại khoảng 5000 TCN tới 3000 TCN. Văn hóa này được đặt tên theo Ngưỡng Thiều, di chỉ khai quật đại diện đầu tiên của văn hóa này, được nhà khảo cổ học Thụy Điển là Johan Gunnar Andersson (1874-1960) phát hiện năm 1921 tại khu vực ngày nay thuộc huyện Thằng Trì, địa cấp thị Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam. Văn hóa này từng thịnh vượng tại khu vực ngày nay là các tỉnh Hà Nam, Cam Túc, Thiểm Tây và Sơn Tây [2].
Gốm màu văn hóa NT gồm 2 loại là gốm mịn màu đỏ và gốm cát thô màu đỏ, kiểu dáng chủ yếu là đồ đáy tròn, đáy nhọn và đáy băng. Đồ án vẽ màu cực kỳ phong phú, có cái vẽ thành băng rộng, có cái là các đường thằng song song cắt nhau, có cái là những đường cong, đường tròn, các chấm điểm tạo thành các đồ án hình kỹ hà, nhưng tiểu biểu hơn cả là văn hình mặt người và các kiểu văn hình cá biến thể. Màu thường được tô vẽ trên thành miệng, trong lòng và mặt ngoài phần trên thân. Màu vẽ chủ yếu là mầu đen, một số ít là màu đỏ. Màu đỏ được chế tạo từ khoáng vật thiên nhiên chứa oxi sắt và oxi măng gan.
Đỉnh, được trang trí với kiểu dây. (nguon wikipedia [2])
Vò hai quai sọc nổi Ngưỡng Thiều, giai đoạn Bán Pha, khoảng 4800 TCN. (nguon wikipedia [2])
Văn hóa Mã Gia Diêu (Trung văn giản thể: 马家窑文化; Trung văn phồn thể: 馬家窰文化; bính âm: Mǎjiāyáo Wénhuà)
Là một nền văn hóa thời đại đồ đá mới ước tính tồn tại từ 3300-2100 TCN tại khu vực Cam Túc và đông bộ Thanh Hải. Đây là nền văn hóa thải đào (gốm màu) sáng tạo huy hoàng, đạt tới đỉnh cao của việc làm gốm màu ở thế giới viễn cổ. Văn hóa Mã Gia Banh là một loại hình văn hóa Ngưỡng Thiều phát triển về phía tây.
Gốm MGD tiếp nối truyền thống gốm màu Ngưỡng Thiều, các dòng gốm chủ yếu là gốm mịn màu đỏ, một số ít là gốm mịn xám và trắng. Màu tô chủ yếu là màu đen và một ít là màu đỏ, hoa văn chủ yếu là hình kỹ hà, hình động vât. Hình kỹ hà bao gồm đơn tuyến hoặc nhiều đường song song cắt nhau, văn các hình tam giác, văn răng cưa, văn sóng nước, văn các đường cong nối liền nhau, văn hình móc câu và văn hình lá cây, động vật với các tư thế khác nhau, chủ yếu là phần cổ và đầu của chim. Loại hình gốm thường gặp trong văn hóa MGD là loại bình miệng rộng, cổ đứng cao, bụng phình rộng, có một đôi tai tròn giữa bụng, hoa văn màu trang trí ở cổ và phần trên bụng, vò 2 tai, vò có nắp, lu có 2 tai ở bụng, thỉnh thoảng bắt gặp bình miệng nhỏ đáy nhọn có 2 tai tròn nhỏ giữa thân.
Dồ gốm màu MGD có niên đại 2200-2000 TCN, trưng bày tại bảo tàng Thượng Hải (nguon, wikipedia)
Gốm đen văn hóa Long Sơn
Là văn hóa cách ngày nay 4000 năm, đựoc phát hiện lần đầu năm 1928 tại trấn Long Sơn, huyện Lịch Thanh. Đặc trưng nổi bật của đồ gốm Long Sơn là gốm đen và gốm đen trở thành biểu tượng cho văn hóa Long Sơn. Toàn bộ đồ gốm văn hóa Long Sơn đều được chế tạo bằng bàn xoay nhanh nên đồ gốm quy chỉnh, tròn trịa, thành gốm dày mỏng đều đặn, tỷ lệ giữa các bộ phận của hiện vật cân đối hài hòa, độ lửa tương đối cao nên mặt ngoài gốm đen bóng. Đồ gốm Long Sơn phần lớn để trơn, không trang trí hoa văn, nếu có thì cũng chỉ mày đường chỉ nổi, chia thân gốm thành các phần khác nhau. Cá biệt trên đồ gốm thô kích thước lớn thì có văn đan, kiểu dáng chủ yếu có loại đồ 3 chân và loại chân đế hình vành khăn rồi mới đến loại đáy băng.
Gốm hoa văn in
Gốm hoa văn in được các nhà khảo cổ TQ xem là đặc trưng cho gốm nguyên thủy, bao gồm loại gốm hồng và gốm xám tương đối mịn, độ nung không cao lắm, trang trí các loại hoa văn thừng, văn khắc cạnh sóng nước, văn trổ lỗ và một số gốm màu. Về loại hình có nồi đáy tròn, chậu đáy bằng và có chân đế hình vành khăn. Hoa văn có văn in, văn thừng, văn khắc vạch, văn trổ lỗ, văn đắp nôi. Với sự xuất hiện của văn in các đường gấp khúc, in các vòng tròn kép, các nhà khảo cổ TQ gọi loại gốm này là “ấn văn nhuyễn đào”
Anthony Nguyen
Nguồn: NgheThuatXua.Com
Nguồn tham khảo:
[1] Cổ vật gốm sứ Trung Quốc, Hoàng Xuân Chính
[2] http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Ng%C6%B0%E1%BB%A1ng_Thi%E1%BB%81u