Vào năm 2012, khi nước Pháp đang chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống mới, đã có một sự kiện gây chấn động toàn nước Pháp. Tổng thống đương nhiệm, Nicolas Sarkozy, bị đảng đối lập cáo buộc tội rửa tiền trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông ta năm 2007. Một trong những chứng cứ người ta tìm được đó là việc, bộ trưởng nội vụ của Sarkozy, cũng là người phụ trách chiến dịch tranh cử của ông ta, đã nhận một khoản tiền 500 nghìn euros trong tài khoản. Khoản tiền này mặc dù đã được ông bộ trưởng nguỵ trang bằng cách bán 2 bức tranh của hoạ sĩ người Hà Lan, Andries Van Eertvelt (1590-1652), thông qua một văn phòng luật sư có trụ sở tại Malaysia, nhưng người ta vẫn cho rằng đây là một trong những khoảng tiền, trong số 50 triệu euros, mà cựu tổng thống Lybia Muammar Kadhafi đã hứa chi trả cho Sarkozy.

Hai bức tranh, theo các nhà chuyên môn, chỉ có giá trị thị trường vào khoảng 35k, được mua bởi một người chơi tranh amateur với mức 500k là một điều bất thường. Mặc dù, thông qua những người giúp việc, các nhà điều tra có đầy đủ chứng cớ về sự không tồn tại của hai bức tranh này trong gia đình của ngài bộ trưởng. Nhưng cuối cùng chính phủ mới của Pháp cũng không làm gì được ông bt này.

Trên đây chỉ là một ví dụ cho một vụ rửa tiền thông qua đầu tư NT, tại một quốc gia thuộc hàng văn minh bậc nhất trên TG. Vậy ở Trung Quốc thì sao? Đương nhiên là họ tận dụng triệt để kênh rửa tiền này.

Theo một số kênh truyền thông, thì chỉ trong vòng vài năm trở lại, TQ đã vượt qua cả Anh quốc để trở thành nước có thị trường Nghệ Thuật lớn thứ 2 TG sau Mỹ. Nhu cầu rửa tiền của các đại gia TQ tăng nhanh là một trong những nguyên nhân làm tăng giá trị thị trường nghệ thuật của TQ. Một mảnh đất luôn được coi là màu mỡ, nuôi dưỡng nhiều loại tội phạm chỉ sau buôn bán ma tuý và vũ khí.

Không có nhiều tranh « xịn” để bán, các quan chức TQ môt thời đổ xô đi học thư pháp, mục đích là để “vẽ tranh” kiếm tiền smile emoticon. Trong một bài báo của tuần báo Kinh tế Trung Quốc cho biết : nhiều quan chức Trung Quốc hủ bại đã dùng đến những thủ đoạn này bởi họ tích lũy được số của cải đáng kinh ngạc khi cố gắng trở thành những nghệ sĩ, nhà sưu tập nghệ thuật hay giám đốc các hiệp hội nghệ thuật chỉ Đơn giản là đồ cổ, thư pháp và các bức tranh không bị chú ý nhiều như nhà cửa hay xe hơi.

Một ví dụ điển hình là Hồ Trương Thanh, cựu phó chủ tịch tỉnh Giang Tây, đã bị tử hình vào tháng 3/2010 vì tội tham nhũng. Năm 1998, các bức thư pháp của Hồ được bán với mức giá trong khoảng từ 3.000 đến 6.000 nhân dân tệ (khoảng từ 480-961 USD) một bức. Một bức thư pháp của ông này thậm chí còn đề giá 90.000 Nhân dân tệ (khoảng 14.425 USD hay 307 triệu đồng).

Một hoạ sĩ Quan Chức mà có giá tranh thư pháp như vậy, liệu giá tranh của Pan Tianshou có xứng đáng 1000 tỷ VND? Câu trả lời chắc các bạn cũng đã có.

*Nhân tiên khoe luôn hình ảnh hai bức tranh đầu đời của hoạ sĩ Nam Sơn, một người có những đóng góp rất quan trọng trong lịch sử MT Việt Nam, nhưng lại rất ít được nhắc tới trong sách lịch sử, một điều Ta thua cả Tàu, tranh thuộc bst tư nhân tại Paris.

Anthony NGUYEN
Paris, ngày cá chết, phơi thây

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.