NHÀ MẠC : (1527 – 1592)

NHÀ MẠC tồn tại từ năm 1527 đến năm 1592 truyền được 10 đời :
Quốc hiệu : ĐẠI VIỆT.
Kinh đô : Dương Kinh (Hải Dương).

1.Mạc Thái Tổ – Mạc Đăng Dung (1527-1529)
Niên hiệu : Minh Đức.
Mạc Đăng Dung soán ngôi, lên làm vua đặt niên hiệu là Minh Đức, lấy Hải Dương làm Dương Kinh. Biết lòng người không phục nên Mạc Đăng Dung vẫn giữ nguyên phép tắc nhà Lê, tìm con cháu nhà Lê và các quan cũ để phong chức. Có một số quan cũ không hợp tác, họ chống đối lại nhưng không đủ sức nên ít lâu sau cũng bị dẹp tan.
Đăng Dung làm vua được 3 năm thì nhường ngôi cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh để làm Thái Thượng Hoàng.

2. Mạc Thái Tông – Mạc Đăng Doanh (1530-1540)
Niên hiệu : Đại Chính.
Mạc Đăng Doanh lên ngôi nhưng mọi việc vẫn do Đăng Dung quyết định. Năm 1537, do các cựu thần nhà Lê cầu cứu nên vua nhà Minh – Trung Hoa truyền hịch khắp nơi là sẽ sang trừng phạt Mạc Đăng Dung về tội cướp ngôi nhà Lê. Mạc Đăng Dung cho sứ sang nhà Minh để xin hàng. Năm 1540, Mạc Đăng Doanh chết, truyền ngôi cho con trưởng là Mạc Phúc Hải.

3. Mạc Hiến Tông – Mạc Phúc Hải (1540-1546)
Niên hiệu : Quảng Hoà.
Phúc Hải lên ngôi nhưng binh quyền vẫn trong tay ông nội là Mạc Đăng Dung. Lúc này có tin quân nhà Minh kéo binh sang đánh. Tháng 11 năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng với 40 người quần thần tới cửa ải Nam Quan tự trói, quì xuống đầu hàng, nhượng lãnh thổ 5 động và châu Khâm cùng đút lót vàng bạc cho quan nhà Minh. Quan nhà Minh nhận hối lộ, tâu về vua Minh nên vua Minh tha tội và phong cho Mạc Đăng Dung chức Đô Thống sứ (giống như một quan nhị phẩm của nhà Minh).
Yên được mặt Bắc thì mặt Nam bị quân vua nhà Lê do Nguyễn Kim chỉ huy tiến chiếm Nghệ An, chiếm Tây Đô. Năm 1541, Mạc Đăng Dung chết và đến năm 1546 Mạc Phúc Hải chết theo.

4. Mạc Tuyên Tông – Mạc Phúc Nguyên (1546-1561)
Niên hiệu : Vĩnh Định – Cảnh Lịch và Quang Bảo.
Mạc Phúc Nguyên nối ngôi cha sai chú là Mạc Kính Điển đem binh đánh vua Lê, chúa Trịnh cả thảy 10 lần, nhưng đều bị thua. Năm 1559, đời vua Lê Anh Tông, Trịnh Kiểm mang quân đánh nhà Mạc, chiếm đươc Sơn Tây, Hưng Hoá, Thái Nguyên, Kinh Bắc, Lạng Sơn, Hải Dương nhưng phải rút về giữ Tây Đô vì bị Mạc Kính Điển mang quân vào uy hiếp. Mạc Phúc Nguyên chết năm 1561.

5. Mạc Hậu Hợp (1562-1592)
Niên hiệu : Thuần Phúc – Sùng Khang – Diên Thành – Đoan Thái – Hưng Trị và Hồng Ninh.
Mạc Hậu Hợp (có sách viết Mậu Hợp) mới lên 2 tuổi lên nối ngôi có Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng làm Phụ chính. Chiến Tranh hai họ vua vẫn dằng co, khi bên này được, chiếm đất khi bị thua phải rút về. Đến năm 1570, Trịnh Kiểm chết, con là Trịnh Cối lên thay cha làm Chúa và sau đó là Trịnh Tùng đánh nhau với nhà Mạc từ 1573 đến 1591. Năm này thấy quân Mạc yếu, Trịnh Tùng đuổi tới Thăng Long, Mạc Hậu Hợp bỏ thành chạy, Trịnh Tùng vào chiếm thành, phá huỷ hào luỹ, tịch thu sản vật rồi rút về Thanh Hoá.
Năm sau, Mạc Hậu Hợp thua, bỏ chạy và bị bắt ở Phượng Nhỡn rồi bị giết chết.

6. Mạc Toàn (1592-1593)
Niên hiệu : Vũ An.
Con cháu nhà Mạc lập vua khác chống cự với nhà Lê nhưng không lại nên sang Trung Hoa xin che chở. Vua nhà Minh buộc vua Lê cho họ Mạc ở Cao Bằng, được thêm bốn đời thì chấm dứt.

7. Mạc Kính Chỉ (1592-1593)
Niên hiệu : Bảo Định và Khang Hựu.

8. Mạc Kính Cung (1593-1625)
Niên hiệu : Càn Thống.

9. Mạc Kính Khoan (1623-1638)
Niên hiệu : Long Thái.

10. Mạc Kính Vũ (1638-1667)
Niên hiệu : Thuận Đức.

ĐỒNG TIỀN THỜI NHÀ MẠC

Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê nên không được dân chúng ủng hộ và bị nhiều phe phái núp dưới chiêu bài khôi phục triều đại chính thống nên cục diện Nam – Bắc Triều xuất hiện. Nhà Mạc thống trị vùng Bắc Bộ gọi là Bắc Triều, họ Trịnh và vua Lê nắm quyền hành vùng Thanh Hoá trở vào là Nam Triều. Đôi bên đều có đúc tiền cho lưu hành vùng của mình để chứng tỏ triều đại mình hiện diện.
Tình trạng nhiều loại tiền lưu hành song song, tiền do đối phương đúc bị coi là tiền nguỵ và không đuợc phép tiêu dùng. Luật thì như vậy nhưng việc tiêu tiền trong nhân dân kể cả chính quyền thống trị có hiện tượng rất dễ dãi. Người ta coi bất cứ một đồng tiền tròn lỗ vuông nào có in chữ trên đó là đồng tiền giá trị. Nếu có hiện tượng chọn lựa là vì có những đồng tiền đúc xấu, gãy, vỡ hoặc đúc bằng kim loại kém chất lượng thôi.

Vì bị coi là nguỵ triều nên lịch sử triều Mạc chỉ được phụ chép một cách sơ lược trong các bộ sử cũ. Về tiền tệ đời Mạc cũng bị chép sơ sài, nhưng thực tế cũng cho thấy vào thời Nam – Bắc Triều, hai bên đều cho đúc tiền với số lượng không đáng kể vì kinh tế sút kém và vì an ninh hai vùng.
Tiền thời Mạc đúc kém hơn tiền nhà Lê về kỹ thuật chất lượng nhưng mang dáng dấp, phong cách của tiền nhà Lê. Ðến nay, tiền thời nhà Mạc gần như được công nhận chỉ với 4 hiệu tiền : Minh Ðức thông bửu; Ðại Chính thông bửu; Quảng Hòa thông bửu và Quang Bửu thông bửu.

Minh Đức thông bửu

Đại Chính thông bửu

Quảng Hòa thông bửu

Quang Bửu thông bửu

Một số nhà sưu tập theo giả thuyết cho rằng về sau này con cháu nhà Mạc đúc tiền gián nhỏ và mỏng hơn các đời trước để chi dùng khi định cư ở Cao Bằng.
Tuy nhiên, xem xét một cách kỹ lưỡng thấy rằng : Cao Bằng đất hẹp người thưa, việc đúc tiền có cần thiết không ? Sao không sách sử nào nói đến? Vả lại, các hiệu tiền trên có phong cách khác hẳn với những loại tiền khác của nhà Mạc.
Sách Thủ loại tiền bộ của Nhật Bản xếp chúng vào bộ Vĩnh Ðịnh Thủ :

Vĩnh Định thông bửu

Thái Bình thông bửu

Chính Nguyên thông bửu

Sùng Minh thông bửu

Khai Kiến thông bửu

Một số đồng mang phong cách tiền đàng trong mà người Nhật xếp vào bộ An Pháp Thủ :

Quảng Hòa thông bửu

Vĩnh Định chi bửu

Ðặc biệt có đồng Minh Ðức Nguyên Bủu có phong cách tiền phỏng đúc của Ðàng trong thế kỷ thứ XVI – XVII :

Minh Đức nguyên bửu

Tác giả: Dung Dang

Nguồn: http://giadinh-numis.com/
Những đồng đánh dấu * là hình mượn từ sách của D. Allan Baker

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.