PHẦN HAI : HẢI TRÌNH CỦA Ô MÃ NHI

Thời gian nào Trương Văn Hổ rời Khâm Châu ? và phải chuyển lương thực đến Vạn Kiếp chậm nhất là ngày nào?

Trong nhiều tư liệu tham khảo không thấy có ghi ngày nào Trương Văn Hổ rời Khâm Châu và trận Trần Khánh Dư xảy ra ngày nào , nhưng nếu căn cứ vào thời gian khời hành của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp thì trong các tài liệu như ĐVSKTT , KĐVSTGCM , Nguyên Sử đều có chép sự kiện Thoát Hoan hội quân ở Vạn Kiếp Nguyên Sử q14 Bản kỷ trang 11b chép ” Ngày Giáp dần 28 tháng 11 (2/1/1288) Trấn Nam Vương đến Vạn Kiếp , tất cả các quân đều đến hội ” trong Nguyên Sử q 166 , Phàn Tiếp Truyện cũng có chép là Phàn Tiếp lên hội quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp

ĐVSKTT tr.60 chép :

……thái tử Nguyên A Thai (Thoát Hoan ) cùng Ô Mã Nhi họp 30 vạn quân đánh Vạn Kiếp rồi thuận dòng xuôi về đông. Người các hướng Ba Điểm, Bàng Hà đều đầu hàng chúng.

Trong An Nam chí lược q 4 chép ” Tháng 11 ngày mậu tuất ( 17/12/1287 ) chu sư tiến trước qua cửa Vạn Ninh…” ở đây chỉ là Thủy quân ( chu sư ) của cánh Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp từ Khâm châu tiến vào Vạn Ninh ( Mũi Ngọc – Mông Cái ) Nguyên Sử q 4 trang 11b chép ngày 20/12/1287 Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp mới vào Giao Chỉ

Tóm tắt thời gian chuyễn quân của cánh đường thủy của Ô Mã Nhi từ Khâm châu như sau :

Ngày 17 /12/1287 Khởi hành từ Khâm châu

Ngày 20 /12/1287 vào hải phận Đại Việt có thể từ vùng quần đảo Vân Đồn cho dến vùng đảo Cát Bà

Ngày 2/1/1288 Hội quân ở Vạn Kiếp

Trong vòng 12 ngày Ô Mã Nhi sẽ vượt qua cửa Nam Triệu hoặc đi qua eo biển nằm giữaThị Trấn Cát Hải và Phú Long Cát Bà hiện nay để vào sông Bạch Đằng rồi từ đó tiến về Vạn Kiếp, Thăng Long

Cuộc chiến trên sông Bạch đằng trong lần xâm lược thứ ba nay có thể phân tích ra làm 3 giai đoạn

Hai giai đoạn đầu khi Ô Mã Nhi đi vào Hội quân ở Vạn Kiếp và khi Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi ra rước thuyền lương của Trương Văn Hổ thì quân Mông Cổ làm chủ tình thế trên sông , quân Đại Việt chỉ có tập kích lẻ tẻ , Trần Hưng Đạo chỉ tung hết lực lượng phản công khi Thoát Hoan cho rút lui và trận quyết chiến xảy ra vào ngày 9 / 4/ 1288 với sư hiện diện cũa vua Trần Nhân Tông , Thượng hoàng , Nguyễn Khoái và Trần Hưng Đạo Quân Đại Việt đã đánh tan tác quân Mông Cổ, Ô Mã Nhi bị bắt sống , Trương Ngọc tử trận , Phàn Tiếp bị thương

Lúc Hội quân ở Vạn Kiếp là lúc mà Thoát Hoan rất cần được nghe báo cáo về các dữ liệu quân số, lương thực , tình hình nước Đại Việt , các điễm nóng để quyết định cho việc tổng tấn công tiêu diệt quân nhà Trần , chính lúc này là lúc mà Trương văn Hổ phải có mặt , hoạc ít nhất là Ô Mã Nhi phải thông báo cho Thoát Hoan biết về tin túc tình hình các thuyền , lúc này bộ chỉ huy của Mông Cổ ở Vạn kiếp đã hoàn toàn mất liên lạc mà đang lẽ ra thì Trương Văn Hổ phải có mặt trước khi hội quân vài ngày , chính vì thế mà Thoát Hoan ra lệnh cho Ô Mã Nhi trở ra biển tìm Trương văn Hổ KDVSTGCM trang 534 chép “Ô Mã Nhi đợi mãi không thấy thuyền tải lương của Văn Hổ đến , bèn đánh phá trại An Hưng , rồi lại đem quân về Vạn Kiếp , chia ra đóng giử các núi Chí Linh và Phả Lại để làm kế cố thủ ” mặt khác Thoát Hoan điều động kho dự trữ lương thực ít ỏi ở Tư Minh khi cho nhóm quân Nguyên cùng các nhân vật phản quốc như Lê Trắc , Lê Án và con trai Trần Ích Tắc theo hướng Tư Minh tiến vào Lạng Sơn , ngày 1/2/1288 bị quân ta chận đánh tan tác phải chạy trở về Tàu

Quân lương không được tiếp tế , quân Mông Cổ rơi vào thế khốn quẫn….

Từ thời gian và hải trình của Ô Mã Nhi có thể hình dung con đường Trương Văn Hổ sẽ đi qua

Nếu tính sát với các thời điễm đã ghi trong sử liệu của Việt Nam và Trung Quốc thì có thể tính toán dể suy ra gần dúng ngày khởi hành và thời điễm của trận hải chiến này

Ngày 17 /12/1287 Khởi hành từ Khâm châu

Ngày 20 /12/1287 vào hải phận Đại Việt có thể từ vùng quần đảo Vân Đồn cho dến vùng đảo Cát Bà

Khi đi qua Mũi Ngọc bị Nhân Đức Hầu Toàn đem thủy quân chận đánh

Khi đến Vân Đồn bị Khánh Dư chận đánh lần thứ hai nhưng Khánh Dư đánh thất lợi, thượng hoàng được tin, sai trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh.

Thông tin thất trận này muốn đến được tai vua Trần Nhân Tông đang ở Thăng Long thì người mang tin phải đi từ Quần đảo Vân Đồn đến Cửa Sông Bạch Đằng , rồi từ Bạch Đằng chạy ngựa dến Thăng Long thời gian nay nhanh nhất cũng mất 3 ngày , quyết định của vua Trần Nhân Tông sai Trung sứ đến bắt Khánh Dư đang ỡ tại Vân Đồn cũng mất ít nhất là 4 đến 5 ngày vì Trung sứ không thể đi hỏa tốc như người chạy trạm

Khánh Dư nói :

-“Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn”.

Trung sứ theo lời xin đó.

Khánh Dư liệu biết quân giặc đã qua, thuyền vận tải tất theo sau, nên thu thập tàn binh đợi chúng. Chẳng bao lâu thuyền vận tải quả nhiên đến, Khánh Dư đánh bại chúng, bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất nhiều …..

Như vậy tổng cộng thời gian là : trên dưới 10 ngày kể từ khi Khánh Dư bị Ô Mã Nhi đánh bại cho đến lúc Khánh Dư đánh chìm toàn bộ thuyền lương của Trương Văn Hổ , ta có thể suy ra là Trương Văn Hổ rời khỏi Khâm Châu vào ngày 27 tháng 12 năm 1987 bghĩa là sau Ô Mã Nhi một tuần lể và trận hải chiến này có thể xảy ra trong khoảng ngày 30 tháng 12 năm 1287 cho đến 2 tháng 1 năm 1288tức là khoảng 3 dến 4 ngày sau

Ai là người cố vấn cho Ô Mã Nhi vàTrương Văn Hổ vạch ra hải trình này

Từ thời Lý Anh Tông(1149) đã cho lập phố xá ở Vân Đồn, bấy giờ thuyền của nhiều nước hay đến buôn bán với nước ta DVSKTT chép : “Trước đây, Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, tục ở đó lấy buôn bán làm nghề nghiệp sinh nhai, ăn uống may mặc đều dựa vào khách buôn phương Bắc, cho nên quần áo, đồ dùng theo tục người Bắc. Khánh Dư duyệt quân các trang , ra lệnh : -“Quân trấn giữ Vân Đồn là để ngăn phòng giặc Hồ, không thể đội nón của phương Bắc, sợ khi vội vàng khó lòng phân biệt, nên đôi nón Ma lôi, ai trái tất phải phạt”.

Có thể hình dung được cư dân ở trên các đảo Cát Bà , Cái Bàn , Cái Bầu Quan Lạn , Cô Tô và các đảo nằm trong Vịnh Bắc Bộ đặc biệt vùng vịnh Hạ Long , Bái tử Long , Vân Đồn phần đông là những người buôn bán hay làm nghề đánh cá vì vùng biển ở đây nhiều hải sản , ngọc trai , trung bình có độ sâu 20 m có nơi rất cạn chỉ vài mét như khoảng cách từ Cái Bàn đến Quan Lạn , những người Trung Quốc sinh sống ở vùng này là người biết rỏ về địa hình địa vật , con nước thủy triều lên xuốùng và con đướng nào an toàn nhất , ngắn nhất , vị trí nào để ẩn nấp khi gặp gió bão có thể chính là những người đã giúp cho Ô Mã Nhi và Trương văn Hổ vạch ra hải trình này , đó là con dường đi men theo hải trình mà các thương thuyền hay qua lại ,con đường đó đi từ Khâm châu ngang qua Mũi Ngọc , ngang qua đảo Vinh Thực , ngang giữa quần đảo Cô Tô và quần đảo Vân Đồn ( gồm có đảo Ba Mùn ( Đào Cao Lô) Cửa Đối , đảo Quan Lạn ) rồi di ngang qua đảo Thượng Mai , đi sát đảo Hạ Mai đánh một vòng cung qua đảo Long Châu rồi tiến vào Bạch Đằng qua cửa Nam Triệu

Nếu lộ trình này từ Vân Đồn đi vào vịnh Hạ Long rồi đi qua cửa Lục và trận chiến xảy ra ở đây như nhiều nhà sữ học sau này mô tả thì rất là khó hiểu vì trong vịnh cửa Lục không có con sông nào đổ ra sông Bạch Đằng ( Xem bản đồ số 2) vả lại muốn vào cửa Lục thì phải đi qua mấy trăm hòn đảo nhỏ vô cùng nguy hiễm và rất dể bị tập kích , trong khi đómục đích của Trương văn Hổ là vào Bạch Đằng để đi Vạn Kiếp , cho nên nói trận hải chuyến xảy ra trên biển Lục Thủy hay ở tại Vân Đồn là chính xác

Tương quan lực lượng của Mông Cổ và Đại Việt

Hưng Đạo Vương giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư , Khánh Dư là người thông thạo vùng biển vịnh Bắc Bộ , trong hai cuộc chống quân Mông Cổ trước có lẽ Trần Hưng Đạo và Khánh Dư biết chắc rằng một trong những mũi tấn công của kẻ thù phương bắc nếu có sẽ là hướng từ Khâm Châu, Mông Cái, Bạch Đằng vì thế việc điều nghiên địa hình , những nét đặc thù của các quần đảo như Cô Tô , Vân Đồn , Cái Bầu , Cát Bà và những vùng đất dịa đầu như Mũi Ngọc , Trà Cổ , Vinh Thực ,Chàng Tây , Long Châu là không thể thiếu được vì đó là vành đai vòng cung bảo vệ cho phần đất bên trong , ờ trên đỉnh của các đảo đó nhửng tổ tiền tiêu có thể quan sát hết các hoặc động di chuyển của hải quân Mông Cổ rất dể dàng

Cuộc chạm trán đầu tiên và thất bại của Trần Khánh Dư đối với đội hải quân hùng hậu với 650 chiến thuyền của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đã giúp cho Trần Khánh Dư kinh nghiệm và hiểu rỏ hơn con đường mà Trương văn Hổ sẽ phải đi qua , cuộc chiến thắng dể dàng của Ô Mã Nhi lại là một cái bẩy giăng ra cho Trương Văn Hổ sa vào ổ phục kích của Khánh Dư vì khinh thường và thiếu đề cao cảnh giác đối với quân Đại Việt , sự thất bại của Khánh Dư có thể là do sự yếu kém của quân Đại Việt trước lực lượng hùng hậu của Mông Cổ mà cũng có thể là ý đồ của danh tướng họ Trần ? nhưng dù sao thì sự thất bại này là hoàn toàn có lợi trong việc tiêu diệt 70 thuyền lương của Trương Văn Hổ sau này

Trần Khánh Dư chỉ cần 100 chiến thuyền là có thể tiêu diệt nhanh gọn 70 chiếc thuyền lương nặng nề chậm chạp của Trương Văn Hổ , nhưng với 100 chiếc đó nếu giao chiến thì sẽ bị 650 chiến thuyền của Ô Mã Nhi đè bẹp nuốt lốn ngay tức khắc.

Trong bài tiếp chúng ta sẽ phân tích các vấ đề sau :

Dự báo thời tiết ở biển Đông mùa đó ra sao ?

Tại saoTrần Khánh Dư lại có thể dự đoán khi nói với trung sứ của vua Trần Nhân Tông là -“Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn”.

Tai sao chỉ hai ba ngày thôi ? có phải là Trần Khánh Dư biết chắc là mình sẽ hạ độc thủ kẻ thù ở vị trí tọa dộ nào rồi chăng ?

Vị trí đó nằm ở đâu ? có phải là ở Cửa Lục như các nhà sử học về sau này nói đến hay là ỡ một chổ khác trên Lục Thủy Dương

Hồ Đắc Duy
(Xin đón đọc kỳ sau)

Nguồn : Chim Việt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.