Chiều 14.7, họa sĩ Thành Chương đã gửi email tới phóng viên báo Lao Động và một số nhà báo, nhà nghiên cứu mỹ thuật với lời khẳng định: “Tôi là họa sĩ Thành Chương. Tôi khẳng định bức tranh “Trừu tượng” của Tạ Tỵ năm 52 ở trong triển lãm về các họa sĩ Đông Dương “Những bức tranh từ Châu Âu trở về” đang được bày tại phòng tranh của Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, bức tranh đó tôi khẳng định là của tôi. Họa sĩ Thành Chương chính là tác giả bức tranh đó. Tôi đã vẽ bức tranh đó vào khoảng năm 1970-1971″ – Thành Chương, TPHCM ngày 14.7.2016.

15

Tranh “Trừu tượng” tại triển lãm ở Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động chiều 14.7 qua điện thoại, họa sĩ Thành Chương cho biết: “Tôi có biết tới những thông tinliên quan đến triển lãm này. Sáng 14.7, tôi có tới Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM xem triển lãm. Những bức tranh trưng bày trong triển lãmkhiến tôi vô cùng… ngỡ ngàng.Khi thấy bức tranh của mình ký tên Tạ Tỵ và đề năm là 1952, thì thật sự mà nói, tôi thấy kinh khủng quá, không còn gì để nói.

Sau đó, tôi có gặp Phó giám đốc bảo tàng Trịnh Xuân Yên, họa sĩ Hứa Thanh Bình – phụ trách chuyên môn của bảo tàng, chị Mã Thanh Cao – nguyên Giám đốc bảo tàng.Tôi nói rõ, khẳng định với họ, tranh “Trừu tượng” của Tạ Tỵ năm 52 ở trong triển lãm về các họa sĩ Đông Dương “Những bức tranh từ Châu Âu trở về” đang được bày tại phòng tranh của Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM là của tôi. Lời khẳng định của tôi đã được ghi âm, gửi lại cho bảo tàng.

Lãnh đạo bảo tàng cho biết: Thực ra, ban đầu họ cũng nghi ngờ về bức tranh,trước hết ở chữ ký,không ăn nhập gì với tranh… Nhưngông Vũ Xuân Chung – chủ của bộ sưu tập 17 bức tranh trong triển lãm có đưa ra bộ hồ sơ ghi về lai lịch xuất xứ của bức tranh, khẳng định là tranh của Tạ Tỵ… Họ cũng cho biết, họ rất vui mừng vì gặp được “nhân chứng sống” – người sáng tác thật sự của bức tranh,lời khẳng định của tôi về bức tranh minh địnhcho xuất xứ tranh, là bằng chứng để họ có chứng cớxử lý vụ việc sau này.

2_48687

Họa sĩ Thành Chương trao đổi với Ban Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM. Ảnh: Ngô Hương

Trước khi tham quan triển lãm, tôi có gặp ông Vũ Xuân Chung. Tôi nghĩ rằng, trong vụ tranh giả/thật này, ông Vũ Xuân Chung là nạn nhân. Sau khi xem tranh, phát hiện ra tranh của mình như vậy, tôi không nói lại với ông Chung.

Tôi nghĩ rằng sự việc này liên quan đến rất nhiều người, cả trong và ngoài nước. Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM sẽ có cách ứng xử thận trọng”.

Trước đó, báo Lao Động cũng đã thông tin, mức độ giả/thật của tranh Tạ Tỵ tại triển lãm là 50/50. Sáng 12.7, trang Soi.today đăng bài viết: “Tranh Việt: Sinh đôi, sinh ba là chuyện bình thường?”. Một nhà báo ký bút danh “Người xem Sài Gòn” đưa thông tin: Bức “Trừu tượng” (sơn dầu, 47 x 56 cm, 1952), theo ông Vũ Xuân Chung thì là của Tạ Tỵ. Mới nhìn bức này với các vết nứt do thời gian hoặc sự tác động, rất dễ cho rằng nó đúng tuổi đời hơn 60 năm. Nhưng quan sát kĩ chút xíu, sẽ thấy nhiều chi tiết không lâu như thế, ít nhất là với chữ ký, nó chắc chắn được tô thêm sau này, vì tranh thì đã nứt nẻ, nhưng nét sơn đen vẫn liền lạc phía trên. Thật vô lý”.

3_35380

Bản photocopy bộ hồ sơ chứng nhận tranh ông Vũ Xuân Chung sở hữu là tranh của Tạ Tỵ

Như vậy, câu hỏi thú vị đặt ra ở đây là: Ai, khi nào và tại sao người ta lại lấy tranh của Thành Chương giả làm tranh Tạ Tỵ? Con đường phiêu du của tranh Thành Chương vẽ cách nay hơn 40 năm, từ trong nước, ra nước ngoài, rồi trở về Việt Nam dưới bộ dạng tranh Tạ Tỵ với tuổi đời… già hơn 20 năm, và được triển lãm trong một triển lãm gây xôn xao dư luận – quả là câu chuyện hấp dẫn, mà người đủ dũng cảm kể lại, chỉ có thể là người “trong cuộc” – người biến tranh Thành Chương ra tranh Tạ Tỵ…

Theo Báo Mới

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.