Holly Black tư vấn cho những chuyên gia của Christie’s là những nhà thẩm định, nhà bảo quản các tác phẩm nghệ thuật, chủ phòng triển lãm và chuyên gia catalogue về những điều có thể được tiết lộ bởi chữ ký của họa sĩ, những hiểu biết mà họ đưa ra về quá trình hoàn thiện các tác phẩm nghệ thuật và vì sao – thỉnh thoảng – một chữ ký giả có thể che dấu những mục đích cao quý.

  1. Mọi thứ đều bắt đầu vào thời kì Phục hưng

Chữ ký của người nghệ sĩ lần đầu tiên trở nên phổ biến là vào đầu thời kỳ Phục hưng, thời kỳ  đã chứng kiến sự thay đổi của sản xuất nghệ thuật từ hệ thống phường hội hợp tác cho đến sự ca tụng tính sáng tạo cá nhân. Chữ ký là cách hoàn hảo để phân biệt tài năng của bạn với những đồng nghiệp lớp dưới.

Trong trường hợp của Albrecht Dürer, người có chữ ký lồng nổi tiếng xuất hiện một cách nổi bật trên tất cả tác phẩm của ông, từ những kiệt tác in đến các bản phác thảo vội vã, kýhiệu ‘AD’ của ông phổ biến đến mức ông, trong một nỗ lực thành công, đã ra tòa ở cả Nuremberg và Venice để bảo vệ quyền tác giả của mình, kết quả là sự gia tăng sau đó của các bản sao copycat có nhãn ‘sau Dürer’.

Ký hiệu ‘AD’ của Albrecht Dürer

  1. Chữ ký có thể trở thành một phần trong quá trình nghệ thuật

Sid Motion, người làm việc với các nghệ sĩ đương đại mới nổi tại phòng trưng bày cùng tên của cô nói: ‘Tôi đã làm việc với các nghệ sĩ sử dụng chữ ký như một sự đánh dấu cho chính họ. Đó là một cách để nói,” Tác phẩm đó đã hoàn thành, đừng làm lại nó “’. Đó là một dấu ấn cá nhân chân thật mà ngăn họ không quay lại với một tác phẩm đã hoàn thành.

Chữ ký cũng thường được sử dụng để lưu giữ hồ sơ về thời gian, địa điểm và phương tiện, miễn sao chúng là chữ ký của một tác phẩm đã hoàn thành. Rachel Hidderley, Giám đốc cấp cao của mảng Nghệ thuật Hiện đại Anh và Ireland cho biết: ‘Ben Nicholson đã ghi lại rất nhiều thông tin ở mặt sau các tác phẩm của mình. Ông ấy không chỉ ký, đặt tiêu đề và đề ngày tháng cho tác phẩm của mình, ông đôi khi thậm chí còn liệt kê những màu sắc ông sử dụng, hoặc địa chỉ nơi ông sẽ gửi tác phẩm tới.’

  1. Chúng có thể hữu ích cho những công việc ghi chép thời gian

John Castagno, một nghệ sĩ và chuyên gia nổi tiếng, người đã tạo ra 17 cuốn sách tham khảo để phân loại các chữ ký của nghệ sĩ trong suốt lịch sử, cũng như cung cấp dịch vụ tư vấn đầy đủ cho các bảo tàng, phòng trưng bày và nhà sưu tầm.

‘Dung lượng đầu tiên của tôi chứa hơn 10,000 mục,’ anh giải thích, ‘với nhiều nghệ sĩ sử dụng các biểu tượng và các biến thể về tên của họ. James McNeill Whistler có rất nhiều phong cách khác nhau [ông nổi tiếng với việc sử dụng một kiểu họa tiết bướm không chỉ trong những tác phẩm của ông, mà còn trong cả thư từ cá nhân]. Trong các trường hợp khác, những ký hiệu này gần như hoàn toàn không đọc được, chẳng hạn như chữ ký của Jean-Michel Basquiat. Anh ta có hai chữ ký nguyên bản hầu như không thể đọc được, cùng với chữ ký bản in của anh ấy. ’

Mặc dù các biến thể này có vẻ khó hiểu, nhưng chúng thực sự có thể rất hữu ích khi ghi chú thời gian của một tác phẩm. Chuyên gia mảng Ấn tượng và Nghệ thuật Hiện đại của Christie, Allegra Bettini nói rằng: ‘Picasso là một ví dụ tuyệt vời. Trong thời kỳ đầu của sự nghiệp, ông đã ký tên bao gồm tên đệm của mình là P R (hoặc Ruiz) Picasso, sau đó bỏ chữ ký ban đầu và phát triển một phiên bản mang tính trang trí hơn. Trong suốt thời kỳ phân tích trường phái Lập thể của ông, ông đã ngừng hoàn toàn việc ký lên các mặt trước của tranh để không làm giảm giá trị của tác phẩm, trong khi sau đó ông đã sử dụng chữ ký nổi tiếng của mình, hoàn chỉnh nó bằng một gạch ngang ở dưới. Điều này cũng được sử dụng như một biểu tượng của việc hoàn thành tác phẩm.’

 

James McNeill Whistler (1834-1903), thiết kế bướm, 1890-99. Bảy bản vẽ bằng bút và mực, sơn màu trắng và than chì.

  1. Chỉ bởi vì bạn không nhìn thấy nó, không có nghĩ là nó không ở đó

 

Thomas (Tom) William Roberts (1856-1931), Chân dung của Louis Abraham. Chữ ký, ghi tặng và ngày tháng đề không rõ phía trên đầu của người mẫu “‘Tom Roberts / cho / bạn / Don Luis / 1886” . Chất liệu sơn dầu trên toan. 16 x 14 in (40,6 x 35,6 cm). Đã bán với giá £ 314,500 vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 tại Christie’s London.

Khám phá ra những chữ ký ẩn có thể hé lộ vô cùng nhiều thông tin bị thất lạc trong thời gian đó. Vào năm 2015, bộ phận Nghệ thuật Úc của Christie’s đã khám phá ra 1 chữ ký ẩn và lời đề tặng bởi Tom Roberts, một nghệ sĩ Ấn tượng người Úc.

Trường phòng Kinh doanh Amanda Fuller kể lại: “Trong khi chúng tôi nghiên cứu bức chân dung Louis Abraham thì không thấy dấu hiệu nào của chữ ký. Nhưng khi chúng tôi di chuyển bức tranh dưới ánh đèn thì đã nhìn thấy một thứ gì đó. Chúng tôi sau đó cho chụp ảnh bức tranh và yêu cầu phòng kỹ thuật tăng chất lượng hình ảnh, và chính nhờ việc đó họ đã có thể hé lộ 1 lời đề tặng cho người đang ngồi trong tranh,  chữ ký và ngày tháng ở phia sau. Đó quả là một khoảnh khắc tuyệt vời, và nó chính là sự xác nhận cho nghi ngờ của chúng tôi rằng bức tranh quả thực đã được vẽ bởi Tom Roberts.”

Chi tiết cho thấy chữ ký trong tranh Thomas (Tom) William Roberts (1856-1931)

Một trường hợp bất thường hơn nữa là bản vẽ của Gabriel-Jacques de Saint-Aubin, tác giả bức chân dung Vua Louis XVI mà đã bị nhầm lẫn với bức vẽ một người phụ nữ, cho đến khoảng năm 2002. Phó chuyên gia Jonathan den Otter nói rằng: ‘Thật buồn cười rằng khi tôi đang biên mục tác phẩm này một vài tuần trước đây, tôi đã thực sự nhận ra rằng chữ “Louis Auguste” được viết ngược lại ở rìa bức tranh. Có vẻ như không có ai nhận ra điều này trong 250 năm qua! Dòng chữ được viết bằng chữ viết tay điển hình của nghệ sĩ, và do đó nó chứng minh cả thuộc tính và danh tính của người trong tranh.’

Gabriel-Jacques de Saint-Aubin, Chân dung Vua Louis XVI là Dauphin. Được ghi chú không rõ ràng tại rìa ‘Louis Auguste’. Chất liệu phấn chì, một dấu hiệu M. 10⅞ x 8½ inch.

  1. Chữ ký giả đôi khi có thể xuất phát từ mục đích tốt

Mặc dù chữ ký có thể xác nhận một nghiên cứu được thực hiện tốt, nhưng chúng cũng có thể gây hiểu nhầm. Một lô hàng sắp tới trong buổi bán đấu giá Former Kamerbeek Collection có một chữ ký giả mạo của Bernardus Johannes Blommers, nhằm che giấu danh tính thực sự của người tạo của nó, họa sĩ người Hà Lan Jozef Israëls.

Bức tranh có lẽ đã được sửa trong Chiến tranh thế giới thứ hai để che khuất thực tế rằng tác giả là người Do Thái và để cứu tác phẩm của ông không bị tịch thu hoặc phá hủy. Sau khi xuất xứ của bức tranh bị nghi ngờ vào năm 2003, chữ ký thực sự của nó đã được phát hiện ở phía dưới bên phải của tranh, và sau đó chữ ký giả đã được xóa bỏ.

Jozef Israëls (1824-1911), Trẻ em, 1877. Ký tên và đề ngày ‘Jozef Israels 1877’ (phía dưới bên phải). Sơn dầu trên vải. 77,5 x 53,5 cm. Tác phẩm này đã được bán vào ngày 12 tháng 6 tại Christie’s ở Amsterdam và được bán với giá € 31,250.

Biên tập và dịch: Le Phan

(còn tiếp)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.