Đây là bài giới thiệu mang tính chuyên gia về các tác phẩm được sáng tạo trên giấy, trong đó có những tác phẩm của Polke, Basquiat, Forg, Penck và rất nhiều những nghệ sĩ khác, thuộc buổi đấu giá Nghệ Thuật Hậu Chiến và Đương Đại vào ngày 23 và 24 tháng 4 tại nhà đấu giá Christie’s ở Amsterdam.
- Tại sao lại là các tác phẩm được sáng tạo trên giấy?
Bao gồm một loạt các phương tiện nghệ thuật đa dạng – từ những bản vẽ và tranh vẽ cho tới nghệ thuật cắt dán và hơn thế nữa – các tác phẩm được sáng tạo trên giấy có thể mang đến một cái nhìn về quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Đối với nhiều người thì sự tự do và tính tức thì có được khi sáng tạo nghệ thuật trên giấy đã trở thành công cụ để họ thực hành, sáng tạo ra những kĩ thuật, đối tượng, và phương pháp mới.
Không bị giới hạn trong các nghiên cứu và thí nghiệm, những tác phẩm được sáng tạo trên giấy đại diện cho những cách thức sáng tạo nghệ thuật quan trọng, theo cách riêng của chúng.
Jan Schoonhoven (1914-1994), T79-102, vẽ năm 1979. 97 x 63 cm. Ước tính: 5.000-7.000 €. Lô này được bán trong Nghệ thuật hậu chiến và đương đại vào ngày 23-24 tháng 4 năm 2018 tại Christie’s ở Amsterdam.
- Những tác phẩm này có ít đắt đỏ hơn không?
Trung bình thì những tác phẩm được sáng tạo trên giấy có xu hướng ít đắt đỏ hơn so với những bức tranh – mặc dù tất nhiên chúng cũng có rất nhiều giá khác nhau. Đây là thể loại mà cho phép bạn mua một tác phẩm của một tên tuổi lớn mà rất có thể sẽ vắt kiệt hầu bao của bạn trong một thể loại khác, ví dụ như Günther Förg, tác giả của bức tranh Ohne Titel (Untitled) có giá £422,500 vào năm 2016.
Được bắt tay vào thực hiện năm 1986, một bộ gồm 32 tác phẩm của Günther Förg (nêu trên) là một ví dụ điển hình cho những khám phá về màu sắc không ngừng nghỉ của ông, và là tiền thân cho loạt bức tranh gồm 32 phần mà ông đã phát triển cho bảo tàng Haus Lange, Krefeld vào năm sau. Một bộ những tác phẩm trên giấy giống như vậy của Förg đã được đưa vào bộ sưu tập của bảo tàng Nghệ Thuật Hiện Đại, New York.
Günther Förg (1952-2013), 32 bức tranh, được thực hiện vào năm 1986. Kt 31,5 x 23,5 cm. Ước tính: € 150,000-200,000. Lô này được bán trong Nghệ thuật hậu chiến và đương đại vào ngày 23-24 tháng 4 năm 2018 tại Christie’s ở Amsterdam.
- Liệu đây có phải là thể loại được giới thiệu bởi các tổ chức?
Những buổi triển lãm tại phòng tranh và bảo tàng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những tác phẩm được sáng tạo trên giấy đối với nhiều nghệ sĩ khác nhau.
Những tác phẩm thuộc thể loại này rất quan trọng đối với Jean-Michel Basquiat, tác giả của những bản vẽ và tranh vẽ thể hiện một cách ổn định và trực tiếp sự tràn đầy sáng tạo. Vô số những buổi triển lãm nhằm để tôn vinh những tác phẩm này, và chúng đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong buổi triển lãm đầy đột phá của Barbican năm 2017-18, Basquiat: Boom for real.
Gần đây, buổi tưởng niệm về sự nghiệp của David Hockney tại Tate Britain, đồng thời cũng được tổ chức tại bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York, đã trân trọng dành nguyên một căn phòng cho những tác phẩm được sáng tạo trên giấy, thể hiện khả năng trực quan tức thời đầy nhạy bén và tinh tế, điều làm nên nền tảng toàn bộ sự nghiệp của Hockney.
Jean-Michel Basquiat (1960-1988), không tiêu đề, được thực hiện năm 1983. 75,5 x 56 cm. Ước tính: 300.000-500.000 đô la. Lô này được bán trong phiên Nghệ thuật hậu chiến và đương đại vào ngày 23-24 tháng 4 năm 2018 tại Christie’s ở Amsterdam.
- Có nghệ sĩ nào mà được biết đến đặc biệt vì những tác phẩm trên giấy của họ không?
Có rất nhiều nghệ sĩ đặt việc tạo nên những tác phẩm trên giấy làm nền tảng cho sự nghiệp của mình. Đối với Basquiat, một người đam mê hội họa từ nhỏ, giấy là một công cụ di động để thể hiện trí tưởng tượng trực quan của mình. Basquiat coi việc vẽ là một công cụ cốt yếu trong việc biểu hiện theo cách riêng của nó và không hề là một dạng nghệ thuật kém quan trọng hơn tranh vẽ; những tác phẩm trên giấy của ông có tiếng bởi trình độ xuất sắc khi kết hợp cây màu dầu, sáp mầu, màu acrylic, bút mực, bút chì, và màu nước.
Nhưng nếu như một số nghệ sĩ gần như chỉ chuyên sản xuất những tác phẩm trên giấy trong suốt sự nghiệp của họ, thì những nghệ sĩ khác đã áp dụng chúng vào những thời điểm được lựa chọn thật cẩn thận. Mặc dù chủ yếu được biết đến như một họa sĩ và nhiếp ảnh gia, Sigmar Polke (1941–2010) thực tế đã sử dụng rất nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Tác phẩm của ông ấy, cùng một lúc thể hiện sự bất kính, vui tươi, gay gắt, và trên tất cả tác phẩm chính là một bài phê bình nghệ thuật của riêng nó.
Kéo dài gần hai mét, Untitled (Comics) (nêu trên) là một ví dụ quan trọng của việc Polke đã chiếm hữu hình ảnh có sẵn. Mọi chuyện bắt đầu vào những năm 1960 khi ông điên cuồng sưu tầm những mẩu báo, phim hoạt hình, và quảng cáo. Những hình ảnh này đã thúc đẩy việc điều tra để phân biệt văn hóa cao và thấp, sự tượng trưng và trừu tượng. Hình ảnh truyện tranh dân túy trong Untitled (Comics) cũng ám chỉ đến những ngôn ngữ nghệ thuật cao – từ những nét vẽ của Roy Lichtenstein cho đến các dạng hình học của trường phái Trừu tượng Hiện đại.
Sigmar Polke (1941-2010), Untitled (Comics), vẽ năm 2002. Kt 198,5 x 149,5 cm. Ước tính: € 280,000-350,000. Lô này được bán trong phiên Nghệ thuật hậu chiến và đương đại vào ngày 23-24 tháng 4 năm 2018 tại Christie’s ở Amsterdam.
- Những tác phẩm được sáng tạo trên giấy có khó bảo quản hay không?
Đây là câu hỏi mà vẫn luôn là trung tâm trong thị trường này. Bởi bản chất của giấy khá mỏng manh, và tới tận bây giờ, điều này vẫn là yếu tố khiến cho một vài nhà sưu tầm quan ngại – đặc biệt là những người sống ở những đất nước có độ ẩm cao hoặc có xu hướng thay đổi nhiệt độ cao và đột ngột, điều này có thể ảnh hưởng đến chất liệu bên trong những bức vẽ.
Ngày nay, những cải tiến quan trọng trong quá trình bảo quản đã xóa bỏ đi những quan ngại mà các nhà sưu tầm từng đặt ra. Hầu hết những nghệ nhân làm khung đều biết sử dụng chất liệu bền cho tác phẩm của họ. Đối với những nhà sưu tầm, việc bảo quản một tác phẩm có thể đơn giản như là việc đảm bảo rằng khung của họ chứa loại kính phù hợp, tuy nhiên, sẽ là một ý hay khi tránh tiếp xúc trực tiếp bức vẽ với ánh nắng mặt trời mạnh, hoặc tránh treo những tác phẩm này trên những vật bức xạ nhiệt chẳng hạn.
A. R. Penck (1939-2017), không tiêu đề, vẽ vào khoảng năm 1982-1986. Kt 31,5 x 44,5 cm. Ước tính: 2.500-3.500 €. Lô này được bán trong phiên Nghệ thuật hậu chiến và đương đại vào ngày 23-24 tháng 4 năm 2018 tại Christie’s ở Amsterdam.
- Tôi phải làm gì nếu như tôi thấy một tác phẩm mà không có chữ ký trên đó?
Sẽ không có gì làm lạ khi tìm thấy một bức vẽ mà không có chữ ký. Như những chuyên gia, chúng ta thường có thể nhận dạng nét bút của người nghệ sĩ – và chúng tôi sẽ không bao giờ đưa một tác phẩm vào một trong những danh mục của mình trừ khi chúng tôi có thể xác nhận tính xác thực của chúng với cơ quan có thẩm quyền mà cơ quan này luôn luôn không thuộc phạm vi quản lý của Christie’s.
Otto Piene (1928-2014), Ngôi sao mẹ, được thực hiện năm 1981. 68 x 96 cm. Ước tính: 20.000-30.000 €. Lô này được bán trong phiên Nghệ thuật hậu chiến và đương đại vào ngày 23-24 tháng 4 năm 2018 tại Christie’s ở Amsterdam.
Nguồn: Christie’s
Biên tập và dịch: Le Phan