Địa Ngục, phần đầu tiên trong tác phẩm Thần Khúc của Dante đã truyền cảm hứng cho cuốn sách cùng tên bán chạy nhất của Dan Brown mô tả cái nhìn của nhà thơ về hình ảnh nơi của những linh hồn người đã khuất.

Câu chuyện bắt đầu với người kể chuyện (cũng chính là nhà thơ) đang bị lạc trong một khu rừng tối, ông bị ba con quái vật tấn công và không thể thoát khỏi chúng. Sau đó, ông được nhà thơ La Mã Virgil giải cứu, người được Beatrice gửi đến từ thiên đường (người phụ nữ lý tưởng của Dante). Họ cùng nhau bắt đầu hành trình vào thế giới ngầm hay còn gọi là 9 Tầng Địa ngục.

Tầng Đầu Tiên – U minh

tinhhoa-net-hsgqje-20150711-9-tang-dia-nguc-trong-than-khuc-cua-dan-te

Sinh sống ở tầng Địa ngục đầu tiên là những người không phải đạo Kitô giáo và những kẻ ngoại giáo chưa được rửa tội nhưng có đức hạnh bị trừng phạt đời đời trong cõi thấp kém của Thiên đường. Họ sống trong một lâu đài có bảy cửa tượng trưng cho bảy đức hạnh. Ở đây, Dante thấy nhiều người nổi tiếng từ thời cổ đại như Homer, Socrates, Aristotle, Cicero, Hippocrates và Julius Caesar.

Tầng Thứ Hai – Nhục Dục

tinhhoa-net-ngatae-20150711-9-tang-dia-nguc-trong-than-khuc-cua-dan-te

Trong Tầng Địa ngục Thứ hai, Dante và bạn đồng hành của ông, Virgil tìm thấy những người không thể vượt các dục vọng. Họ đang bị trừng phạt bởi những cơn gió mạnh dữ dội thổi qua lại, ngăn họ tìm được sự bình an và nghỉ ngơi. Cơn Gió mạnh tượng trưng cho tình trạng bồn chồn của một người bị dẫn dắt bởi những mong muốn thú vui xác thịt. Một lần nữa, Dante thấy nhiều người nổi tiếng trong lịch sử và thần thoại bao gồm cả Cleopatra, Tristan, Helen của thành Troy và những người khác đã ngoại tình trong suốt cuộc đời của họ.

Tầng Thứ Ba – Phàm ăn Tục uống

tinhhoa-net-voljbn-20150711-9-tang-dia-nguc-trong-than-khuc-cua-dan-te

Khi tiến đến tầng thứ ba của Địa ngục, Dante và Virgil nhìn thấy linh hồn của những kẻ phàm ăn tục uống bị một con quái vật sâu Cerberus giám sát. Tội nhân trong tầng này của địa ngục bị trừng phạt bằng cách bị buộc phải nằm trong một mớ bùn loãng ghê tởm không bao giờ kết thúc bởi mưa băng giá. Mớ bùn loãng ghê tởm này tượng trưng cho sự biến chất của những ai quá nuông chiều dục vọng ăn uống và những thú vui trần tục khác, trong khi sự bất lực không nhìn thấy những người khác nằm gần đó đại diện cho sự ích kỷ và lạnh lùng của những kẻ phàm ăn tục uống này. Ở đây, Dante nói chuyện với một nhân vật được gọi là Ciacco, người này đã kể cho Dante rằng Guelphs (nhóm hậu thuẫn cho Đức Giáo Hoàng) sẽ đánh bại và trục xuất các Ghibellines (nhóm hậu thuẫn Hoàng đế mà Dante tôn trọng) từ Florence, sự kiện này xảy ra vào năm 1302, trước khi bài thơ được viết (sau 1308).

Tầng Thứ Tư – Tham lam

tinhhoa-net-60v0kw-20150711-9-tang-dia-nguc-trong-than-khuc-cua-dan-te

Trong Tầng Thứ tư của Địa ngục, Dante và Virgil thấy linh hồn của những người đang bị trừng phạt vì tham lam. Họ được chia thành hai nhóm, những kẻ tích trữ tài sản và những kẻ phung phí nó, đang cưỡi ngựa đấu với nhau. Họ sử dụng quả cân lớn làm vũ khí, việc đẩy nó bằng ngực của họ tượng trưng cho sự ích kỷ về tài sản trong suốt cuộc đời họ. Hai nhóm được canh gác bởi một nhân vật được gọi là Sao Diêm Vương (có thể là nhà lãnh đạo Hy Lạp cổ đại của thế giới ngầm), đang bận rộn với với các hoạt động của mình nên hai nhà thơ không cố gắng nói chuyện với họ. Ở đây, Dante nói đã thấy nhiều giáo sĩ bao gồm các hồng y và giáo hoàng.

Tầng Thứ Năm – Giận dữ

tinhhoa-net-8oy6d8-20150711-9-tang-dia-nguc-trong-than-khuc-cua-dan-te

Tầng Thứ năm của địa ngục là nơi mà sự phẫn nộ và ủ rũ đang bị trừng phạt vì tội lỗi của họ. Được Phlegyas đưa đi trên thuyền, Dante và Virgil thấy sự phẫn nộ đánh nhau trên sông Styx và sự ủ rũ thì đang chạy ùng ục bên dưới mặt nước. Một lần nữa, hình phạt này phản ánh các tội ác mà họ mắc phải trong suốt cuộc đời. Trong khi đi qua, nhà thơ được tiếp cận Filippo Argenti, một chính trị gia xuất chúng Florentine, người đã tịch thu tài sản của Dante sau khi trục xuất ông khỏi Florence.

Tầng Thứ Sáu – Dị giáo

tinhhoa-net-dfvgo7-20150711-9-tang-dia-nguc-trong-than-khuc-cua-dan-te

Khi đến Tầng Thứ sáu của Địa ngục, Dante và Virgil thấy những kẻ dị giáo đang bị kết án đời đời trong những bia mộ rực lửa. Ở đây, Dante nói chuyện với cặp đôi Florentines – Farinata degli Uberti và Cavalcante de ‘Cavalcanti, nhưng ông cũng nhìn thấy nhân vật lịch sử đáng chú ý khác bao gồm các nhà triết học Hy Lạp cổ đại Epicurus, Thánh Hoàng đế La Mã Frederick II và Đức Giáo Hoàng Anastasius II. Tuy nhiên, sau này theo một số học giả hiện đại đã lên án Dante như một kẻ dị giáo bởi một sai lầm. Thay vào đó, khi một số học giả tranh luận rằng ý của nhà thơ có thể có nghĩa là Hoàng đế Byzantine Anastasius I.

Tầng Thứ Bảy – Bạo lực

tinhhoa-net-7osdv3-20150711-9-tang-dia-nguc-trong-than-khuc-cua-dan-te

Tầng Thứ bảy được chia thành ba vòng. Vòng Ngoài chứa những kẻ giết người và những kẻ hung bạo với người khác và tài sản. Ở đây, Dante thấy Alexander Đại đế (bị tranh chấp), Dionysius I của Syracuse, Guy de Montfort và nhiều nhân vật lịch sử và thần thoại đáng chú ý khác như Centaurus, chìm xuống sông sôi máu và lửa. Ở Vòng giữa, nhà thơ thấy những người tự sát bị biến thành cây và bụi cây dùng để nuôi những Harpy (nữ yêu quái mình người cánh chim). Tuy nhiên, ông cũng nhìn thấy ở đây những kẻ phóng đãng, bị chó đuổi theo và xé nát ra thành từng mảnh. Vòng trong cùng là kẻ ăn nói báng bổ và những kẻ đồng tính nam và thú dâm (giao hợp với động vật cái), sống tại một sa mạc cát cháy và mưa đốt rơi xuống từ bầu trời.

Tầng Thứ Tám – Gian trá

tinhhoa-net-ayhquu-20150711-9-tang-dia-nguc-trong-than-khuc-cua-dan-te

Tầng Thứ Tám của Địa ngục là những kẻ gian lận. Dante và Virgil đến đó trên lưng Geryon, một con quái vật bay với những bản chất khác nhau, giống như sự lừa lọc. Tầng này được chia thành 10 Bolgias hay những mương đá có cầu nối giữa chúng. Trong Bolgia 1, Dante thấy những tên dắt gái và kẻ cám dỗ. Trong Bolgia 2, ông thấy bọn bợ đỡ. Sau khi vượt qua cây cầu đến Bolgia 3, ông và Virgil thấy những người phạm tội buôn thần bán thánh. Sau khi vượt qua một cầu nối giữa các mương đến Bolgia 4, họ thấy những phù thủy và nhà tiên tri giả mạo. Ở Bolgia 5 là những chính trị gia tham nhũng, ở Bolgia 6 là kẻ đạo đức giả và 4 mương còn lại, Dante thấy kẻ giả nhân giả nghĩa (Bolgia 7), những tên trộm (Bolgia 7), các cố vấn, tham vấn viên tội lỗi (Bolgia 8), những cá nhân gây chia rẽ (Bolgia 9) và những kẻ ngụy tạo khác nhau như các nhà giả kim thuật, kẻ phản bội lời thể, khai man trước tòa và kẻ làm hàng giả (Bolgia 10).

Tầng Thứ Chín – Phản bội

tinhhoa-net-5xixv2-20150711-9-tang-dia-nguc-trong-than-khuc-cua-dan-te

Tầng Thứ chín, tầng cuối của Địa ngục được chia thành 4 Vòng tròn tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội lỗi mặc dù tất cả các cư dân bị đông lạnh trong một cái hồ đóng băng. Những người phạm tội nghiêm trọng hơn sẽ nằm sâu hơn trong băng. Mỗi Vòng tròn được đặt theo tên một cá nhân hiện thân tội lỗi. Vì thế, Vòng 1 được đặt tên Caina sau khi Cain đã giết chết anh trai mình Abel, Vòng 2 được đặt tên Antenora sau Anthenor của Troy, người cố vấn Priam của trong cuộc chiến thành Troy, vòng 3 được đặt tên Ptolomaea theo Ptolemy (con trai của Abubus), trong khi vòng 4 được đặt tên Judecca sau khi Judas Iscariot, tông đồ đã phản bội Chúa Giêsu.

Mai Mai (dịch từ Historylist.org)

Nguồn : tinh hoa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.