Bức họa Khổng Tử được tìm thấy trong lăng mộ vị Hoàng đế bị phế truất vì vô đạo được cho là cổ nhất từng tồn tại và khiến giới khảo cổ ngạc nhiên. Người ta ngạc nhiên vì bức họa Khổng Tử, người nổi tiếng với thuyết đề cao đạo đức và tầm quan trọng của quốc trị, lại được tìm thấy trong lăng mộ của một vị hoàng đế Trung Hoa cổ đại bị truất ngôi chỉ sau 27 ngày vì buông lỏng đạo đức và không biết cai trị.
Hình ảnh minh họa: Bức họa Khổng Tử thực hiện vào khoảng năm 1770 SCN, nhưng chắc có chất lượng tốt hơn so với bức tranh được tìm thấy gần đây trong ngôi mộ của Hầu tước Hải Hôn tại Giang Tây. (Wikimedia Commons)
Bức họa Khổng Tử trên một tấm bình phong hỏng được các nhà khảo cổ gia cố được phát hiện trong ngôi mộ của Lưu Hạ, cháu trai của Hán Vũ đế. Bức họa miêu tả nhà triết học cổ đại và người sáng lập Nho giáo là một trong những tác phẩm về Khổng Tử cổ nhất từng được biết, trang mạng của Tân Hoa xã bình luận.
Hán Vũ đế được coi là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của Trung Quốc cổ đại, cai trị vương quốc trong một thời kỳ thịnh vượng. Nhưng Lưu Hạ, người kế vị của ông, đã nhanh chóng chứng minh rằng mình không xứng đáng với địa vị của một hoàng đế cao quý, và vì vậy mà hoàng tộc đã hạ bệ ông.
Một trang web cho biết Lưu Hạ đã thực hiện 1.127 hành vi sai trái, dù không nói rõ những điều ông đã làm. Một trang web khác thì nói rằng vị hoàng đế này nổi tiếng đam mê khoái lạc từ khi còn là một vị hoàng tử, một điều không thể chấp nhận khi ông trở thành hoàng đế. Mặc dù Lưu Hạ được xem là bị tâm thần và được kiểm tra sát sao bởi các quan, sau cùng ông bị điều làm Hải Hôn hầu ở Nam Xương, Giang Tây.
Ngôi mộ của Lưu Hạ nằm trong nghĩa trang tại Hải Hôn ở tỉnh Giang Tây. Ngôi mộ được cho là đã hơn 2.000 năm tuổi.
Nghĩa trang này quan trọng tới mức chính quyền Trung Quốc chỉ đạo các cấp dưới đề cử với Liên Hợp Quốc công nhận nơi đây là di sản thế giới của UNESCO. Các nhà khảo cổ cho rằng khu di tích này có thể từng là thủ đô của vương quốc Hải Hôn, một vương quốc nhỏ ở phía bắc của tỉnh Giang Tây.
Diện tích của nghĩa trang rộng khoảng 40.000 mét vuông (khoảng 10 hecta) và bao gồm tám ngôi mộ. Những bức tường bao quanh nó chạy dài khoảng 900 mét (3.250 feet). Nghĩa trang này bao gồm ngôi mộ của phu nhân Hải Hôn hầu, đền tưởng niệm, hệ thống thoát nước và đường giao thông.
Đoạn trích trong Luận ngữ của Khổng Tử, những bài giảng của nhà triết gia cổ đại đã được ghi chép lại. Đoạn trích này không rõ vào thời điểm nào và được tìm thấy trong các hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng, Trung Quốc. (Wikimedia Commons)
Dù Lưu Hạ bị mất trí và qua đời 5 năm sau khi hoàng tộc phế truất và đầy ông tới Hải Hôn, ông vẫn được hưởng một tang lễ long trọng với những đồ tang lễ bằng vàng và bạc, 10 tấn tiền xu bằng đồng, các nhạc cụ, xe ngựa, những con ngựa tế và vô số đồ khác.
Chuyên gia Tân Lý Hưởng từ Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc cho biết, ngoài những đồng xu bằng đồng và xe ngựa, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy hơn 10.000 món đồ bằng vàng, đồng và sắt khác, các bài vị gỗ, thẻ tre và các sản phẩm bằng ngọc bích. Ông Tân là trưởng nhóm phụ trách cuộc khai quật.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một số nhạc cụ bao gồm những chiếc chuông, một nhạc cụ 25 dây được gọi là se, sáo flute và một cây khèn hay tương tự như một nhạc cụ bằng ống sậy. Họ cũng đã tìm thấy những bức tượng đất nung miêu tả cách chơi các nhạc cụ này.
Bức họa Khổng Tử được tìm thấy trên một tấm bình phong có kích thước rộng 50-60 cm, cao 70-80 cm. Theo cuộc trao đổi với Tân Hoa xã với nhà khảo cổ học Trọng Trương Lý, Phó giám đốc khai quật ở Giang Tây, người dẫn đầu cuộc khai quật tại nghĩa trang Hải Hôn hầu, những tấm bình phong thường được sử dụng trong các gia đìnhTrung Quốc để tạo sự kín đáo, chắn gió và ngăn chặn linh hồn quỷ dữ.
Chữ Hán trên tấm bình phong có tên của Khổng Tử, cha của Khổng Tử là Thúc Lương Ngột, và một trong những đệ tử yêu thích của ông – Nhan Hồi. Những cái tên này là bằng chứng cho việc ít nhất một trong hai người đàn ông được phác họa trên tấm bình phong chính là Khổng Tử. Chúng tôi cho rằng chủ sở hữu của ngôi mộ tôn sùng Khổng Tử nên đã sở hữu bức chân dung vẽ Khổng Tử trên tấm bình phong. Sau khi người này qua đời, gia quyến đã chôn tấm bình phong yêu thích cùng với ông, mặc dù đây không phải đồ chôn cất truyền thống trong các đám tang của người Trung Quốc cổ đại.
Nếu đây là bức họa Khổng Tử, điều đó chỉ ra rằng giáo lý của nhà hiền triết cổ đại này rất phổ biến đối với những người cai trị triều đại Tây Hán, phó giám đốc Trọng nói với Tân Hoa xã. Triều đại này kéo dài từ năm 206 TCN đến năm 24 SCN.
Khổng Tử từng nói trong Luận ngữ tại bộ sưu tập về trí tuệ của ông về vấn đề cai trị và lãnh đạo rằng: “Nếu người lãnh đạo có ý định lương thiện khi cai trị, người dân sẽ được hưởng phúc. Phẩm chất của người cai trị như là gió; phẩm chất đạo đức của những người cấp dưới nhà cai trị được ví là cỏ. Khi gió thổi, cỏ sẽ thuận theo”. Ngoài ra Khổng Tử còn viết: “Để điều hành một nhà nước với hàng ngàn cỗ xe ngựa, trước tiên cần cẩn trọng trong việc xử lý các vấn đề và cho thấy bản thân là người đáng tin cậy. Một người tiết kiệm trong chi tiêu sẽ yêu thương con dân và chỉ dùng tiền bạc trong những thời điểm thích hợp”.
Nếu những người cai trị Triều đại Tây Hán thật sự đã thuận theo thuyết giáo của Khổng Tử, có lẽ họ đã phán xét Lưu Hạ theo các nguyên tắc Nho giáo và nhận thấy vị cựu Hoàng đế này thiếu đạo đức, do đó đã loại bỏ ông.
Nguồn : Minh Báo
(dịch từ ancient origins)