“Khi triển lãm rồi, có rất nhiều luồng dư luận đánh giá đây là tranh không nguyên gốc. Nhưng đến bây giờ, bảo tàng không khẳng định được đủ lí lẽ đó là nguyên gốc hay không. Chưa có nhà chuyên môn nào khẳng định hay đưa ra cơ sở khẳng định đây là tranh giả”, ông Trịnh Xuân Yên, chủ tịch hội đồng chuyên môn, Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM cho biết.
Sáng nay, PV Dân trí đã gặp ông Trịnh Xuân Yên, chủ tịch hội đồng chuyên môn, Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM để trao đổi về việc triển lãm “Những bức tranh trở về từ Châu Âu” gây bão dư luận khi có nhiều ý kiến cho rằng những bức tranh triển lãm tại đây là tranh giả.
Ông có thể cho biết, đang trong giai đoạn đầu triển lãm và xảy ra những “lùm xùm”, có nhiều những ý kiến trái chiều, những bức tranh này có còn tiếp tục được triển lãm?
Hiện những bức tranh đó vẫn còn được triển lãm để có cơ sở đánh giá tranh đó là thật hay giả. Kể cả những người phản bác, hay bảo tàng bây giờ vẫn chưa xác định được. Nếu nói đủ cơ sở đánh giá thì khẳng định là chưa, chỉ cảm nhận về mặt nghệ thuật thôi.
Riêng về phía nhà sưu tầm, họ vẫn khẳng định những bức tranh đó sưu tầm từ Châu Âu về. Không thể bàn cãi vì có giấy xác nhận từ Châu Âu về, nhưng mà tranh đó nguyên gốc hay không nguyên gốc thì chưa thể xác định.
Khi bảo tàng phát hiện ra một số vấn đề, tức là tại sao bức tranh này có của nhà sưu tập khác mà anh có là sao? Chúng tôi có mời nhà sưu tập tới, họ trao đổi lại, một nội dung có thể có nhiều tranh là có. Bảo tàng triển lãm như là một tham khảo để giới thiệu với công chúng. Nhiều người nghĩ triển lãm ở bảo tàng là đã chứng nhận cho họ đó là những bức tranh thật, có giá trị về nghệ thuật. Nhưng thật ra, về mặt pháp nhân, bảo tàng không chứng nhận về vấn đề đó.
Thứ 2, trong triển lãm bảo tàng sẽ lấy tất cả các thông tin cùng chiều, trái chiều, thành công không, có giá trị nghệ thuật như thế nào?… Bảo tàng cũng thu nhận lại để có ý kiến sau triển lãm cho phù hợp.
Ông có thể chia sẻ quy trình để thực hiện triển lãm?
Đề xuất và tham mưu giấy phép là do viện bảo tàng, bảo tàng cũng đã thông qua các bước thận trọng, đúng quy trình, thủ tục pháp lý cho triển lãm.
Thứ 1, phải thực hiện theo quy định của bộ văn hóa.
Riêng triển lãm này, bảo tàng nhận định, nếu như những bức tranh đó có nguyên gốc, phải nói triển lãm này có nội dung rất hay. Nhưng đây là triển lãm cũng tương đối nhạy cảm cho nên, để tiếp tục một bước nữa, hội đồng khoa học ở bảo tàng có họp và đề nghị họ phải cam kết tranh này là nguyên gốc, phải có chứng nhận chứng minh tranh đó nguyên gốc như thế nào.
Họ đã nộp đủ cho bảo tàng về hồ sơ, những công ty đấu giá nổi tiếng ở thế giới và chuyên gia được thế giới công nhận đánh giá về chất lượng tranh cũng xác nhận.
Đó là cơ sở để bảo tàng có một nhìn nhận, độ tin cậy ở một mức độ nào đó để đề xuất quy định triển lãm. Hội đồng khoa học bảo tàng họp xác nhận, đồng ý cho triển lãm.
Tất nhiên, có những băn khoăn, nhưng dựa trên thiện chí của nhà sưu tập, trên cơ sở nội hàm lớn của tác phẩm, tác giả thì bảo tàng chấp thuận, đề xuất lên sở văn hóa thể thao xin giấy phép.
Phía Viện Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM đã xin giấy phép triển lãm tại Sở VHTT – TPHCM. Căn cứ theo nghị định số 113/2013/NĐ-CP, Sở VHTT đã cấp giấy phép số 38/GP-SVHTT-VHGT cho Bảo tàng Mỹ Thuật TPHCM được phép triển lãm “Những bức tranh trở về từ Châu Âu”.
Nhưng khi triển lãm thì có rất nhiều luồng dư luận đánh giá đây là tranh không nguyên gốc.
Nhưng đến bây giờ, bảo tàng không khẳng định được đủ lí lẽ là nguyên gốc hay không. Cũng chưa có nhà chuyên môn nào khẳng định hay đưa ra cơ sở khẳng định đây là tranh giả.
Về phía bảo tàng cũng rất tôn trọng dư luận, đó là những ý kiến chuyên môn bảo tàng cần quan tâm, bảo tàng phải có cách thu nhận và hướng giải quyết như thế nào cho phù hợp.
Giấy gốc xác nhận của chuyên gian đánh giá thế giới, lãnh sự quán chứng nhận chữ ký của chuyên gia đánh giá là thật.
Đánh giá của chuyên gia Jean Francoi Hubert (người Pháp) về giá trị thật của tranh
Lãnh sự quán xác nhận chữ ký của ông Jean Francoi Hubert là thật
Bản dịch của ý kiến chuyên môn
Một trong những bức tranh gây tranh cãi là tranh giả.
…và giấy xác nhận của chuyên gia về giá trị thật của bức tranh này.
Tất cả 17 bức tranh tại triển lãm đều có giấy chứng nhận đánh giá tranh như trên.
Hiện nay, phía bảo tàng đã thu thập được những ý kiến gì?
Hiện tại nguồn thông tin và dư luận đã tương đối nhiều. Thông tin thiên về hướng tranh giả nhiều hơn thật, nhưng có thông tin nào có cơ sở khẳng định đây là tranh giả thì hoàn toàn chưa có. Tất cả chỉ dựa trên dư luận, phía bảo tàng sẽ tiếp nhận tất cả những dư luận đó.
Trong thời điểm này, xin ông cho biết, phía bảo tàng có hướng giải quyết như thế nào?
Sáng nay, chúng tôi có mời ông Vũ Xuân Chung đến, ông vẫn khẳng định bức tranh của mình là thật. Ông Chung có nói, “Dư luận có ai chứng minh được những bức tranh đó là giả không, nếu như chứng minh đó đủ lí lẽ giải quyết được vấn đề thật – giả tôi sẽ chấp nhận”.
Một mặt, bảo tàng sẽ mời các nhà chuyên môn đến để đánh giá, xem mức độ chuyên môn như thế nào, đã mời một số nhà chuyên môn họ đến tham quan và xin ý kiến.
Và cũng có một số người không mời, họ đến tham quan xong có phản ánh lại với bảo tàng.
Cuối cùng, bảo tàng sẽ làm một phiếu tham khảo để các khách tham quan, các nhà chuyên môn họ có ý kiến. Sau đó bảo tàng sẽ tập hợp những thông tin đó.
Về mặt chuyên môn, bảo tàng nghĩ cũng nên như vậy. Nếu xác định đây là một sưu tập thực thì cực kì quý giá cho nền nghệ thuật Việt Nam. Nếu không thì để cho dư luận xét thấy được, bây giờ trong sưu tập tranh có thật giả rất nhiều. Như vậy, các nhà sưu tập khác sẽ cảnh giác hơn những sưu tầm của mình. Khi sưu tập cần có những người có chuyên môn, cần hiểu về lịch sử của các tác phẩm được sáng tác trong thời kì nào.
Trong hôm nay sẽ có báo cáo tổng thể?
Phía sở VHTT có chỉ đạo, tất cả mọi việc bảo tàng sẽ đưa ra quy trình giải quyết phù hợp.
Bảo tàng sẽ có hướng giải quyết để báo cáo cụ thể với sở VHTT, kể cả việc thông qua phiếu khảo sát, tất cả các nguồn dư luận để bảo tàng có tổng kết cuối cùng. Hướng về việc đưa vào viện bảo tàng như một chứng nhận là đưa ra ngoài là thật thì chưa phải là chính xác.
Trách nhiệm của viện bảo tàng trong vấn đề này, có thể là tham khảo hướng công chúng đến một nhìn nhận về thật giả. Cũng đừng đánh giá theo hướng đưa vào bảo tàng sẽ là tranh thật.
Độ nhạy cảm cũng đánh giá được, nếu tranh thật thì rất đáng giá, nhưng nếu là giả thì không thể nói là không ảnh hưởng đến bảo tàng. Sẽ có ảnh hưởng, nhưng nếu nghĩ rộng ra thì đây là triển lãm tham khảo để đánh giá thật, giả như thế nào, để các nhà chuyên môn đánh giá chất lượng tranh.
Nếu nhà sưu tập không triển lãm sẽ không biết tranh của mình có vấn đề, chính triển lãm đã lấy ý kiến dư luận, nếu dư luận chưa có lý lẽ để khẳng định. Khi có dư luận thì nhà sưu tập muốn sưu tập tranh sẽ cảnh giác để tìm nhà chuyên môn, chuyên gia giỏi để thẩm định.
Những bức tranh trong triển lãm được nhà đánh giá tranh nổi tiếng thế giới Jean Francoi Hubert (người Pháp) đã đánh giá khẳng định là thật.
Ý kiến chỉ đạo từ sở văn hóa như thế nào?
Về mặt cấp quản lý, bảo tàng sẽ báo cáo với sở VHTT, sẽ báo cáo tình hình, còn tất cả chỉ là dư luận, còn dư luận thiên về chiều nào thì sẽ báo cáo theo chiều đó. Chỉ đạo xử lý sẽ được đưa ra khi kết thúc triển lãm.
Xin cảm ơn ông!
Tac gia : Băng Châu
Nguon : http://dantri.com.vn