Chuyên gia Jessie Or giới thiệu một số nhân vật hàng đầu trong nghệ thuật thư pháp truyền thống Trung Quốc, nền nghệ thuật mà đã ra đời cách đây hàng thế kỷ.
Các dấu hiệu vô cùng thanh lịch trong hình thức nghệ thuật thư pháp truyền thống Trung Quốc có vẻ như khá là khó hiểu với người xem phương Tây, nhưng những người phương Tây vẫn luôn tin tưởng vào lịch sử lâu đời của một truyền thống học thuật Trung Hoa từ triều đại nhà Minh cho đến ngày nay.
Jessie Or nói rằng: ‘Thư pháp Trung Quốc bao gồm năm kiểu chữ: khải thư, lệ thư, triện thư, hành thư và thảo thư, trong đó thì kiểu chữ cuối cùng cho đến nay vẫn là hấp dẫn nhất. Trong thế giới hiện đại, có rất nhiều cách để thành công, nhưng nhiều thế kỷ trước, mục tiêu cuối cùng cho việc học tập chăm chỉ là để vào triều làm quan và một ngày trở thành một nhân vật có tiếng. Trong triều đại nhà Minh (thế kỷ 14–17), không nhiều học giả có thể tự đưa mình vào triều đình, nhưng may mắn là một vài người trong số họ đã có thể xoay sở để làm nên tên tuổi của họ trong lịch sử từ lĩnh vực Thư pháp.’
Wang Dou
Wang Duo (1592-1652), Thảo Thư, 1643. Cuộn thư, mực trên satin. 26,5 x 338 cm. (10 1/2 x 133 in.). Được bán với giá 19.160.000 HKD / 2,483,826 USD trong buổi đấu giá Tranh và Thư pháp Cổ điển Trung Quốc vào ngày 30 tháng 11 năm 2015 tại Christie’s Hong Kong
Wang Duo (1592–1652) đã học thư pháp từ khi còn nhỏ và trở thành một cán bộ vào cuối triều đại nhà Minh. Tuy nhiên, khi bước sang tuổi 50, ông đã gặp phải những trở ngại trong sự nghiệp của mình tại triều đình và quay sang thư pháp. Ông sau đó đã phát triển thảo thư trở thành phong cách đặc biệt: ‘1 nét bút’ của riêng mình. Cuốn cuộn thư quan trọng này là một trong những tác phẩm được tạo ra trong giai đoạn trên.
Zhao Zhiqian
Zhao Zhiqian (1829-1884), Cặp Hành Thư, 1870. Một cặp cuộn thư, mực trên giấy. Mỗi cuộn có kích thước 134 x 33 cm. (52 3/4 x 13 in.) Tác phẩm này được bán tại buổi đấu giá Tranh và Thư pháp Cổ điển Trung Quốc vào ngày 30 tháng 11 năm 2015 tại Christie’s Hong Kong
Zhao Zhiqian là một nhà thư pháp nổi tiếng, nghệ nhân khắc dấu và họa sĩ của triều đại nhà Thanh. Trong suốt cuộc đời, ông luôn cố gắng cải thiện thơ ca, thư pháp, khắc dấu và vẽ tranh, và trong quá trình đó, ông trở thành một trong những nghệ nhân giỏi nhất trong số những đồng nghiệp đương thời của mình. Ông đã thành công trong việc cải tiến các kỹ thuật được truyền lại bởi các bậc thầy trước đó và cố gắng để tạo ra phong cách riêng mà thậm chí cho đến bây giờ phong cách đó vẫn được ngưỡng mộ.
Zhang Ruitu
Zhang Ruitu (1570-1641), Hành Thư. Cuộn thư, mực trên satin. 203 x 43 cm. (79 7/8 x 16 7/8 in.) Tác phẩm này được bán tại buổi đấu giá Tranh và Thư pháp Cổ điển Trung Quốc vào ngày 30 tháng 11 năm 2015 tại Christie’s Hong Kong
Bản hành thư này của Zhang Ruitu (1570-1641) được viết trên satin – một chất liệu mà người viết rất khó để kiểm soát dòng mực. Các nghệ sĩ phải có kinh nghiệm và quen thuộc với bản chất của chất liệu để có thể điều chỉnh thời gian viết mực. Phần cuối của nét viết có một thuật ngữ đặc biệt, ‘fei bai’ (màu trắng bay) do hiệu ứng của mực khô. Một khó khăn khác khi viết trên một cuộn thư dài là người nghệ sĩ phải giữ cho những đường chữ thẳng đứng, trong khi phải sáng tạo cá tính riêng cho mỗi từ.
Wang Jiqian
Wang Jiqian (C. C. Wang, 1907-2003), Bài thơ của Du Fu. Cuộn thư, gắn và đóng khung, mực trên giấy. 68 x 68 cm. (26 3/4 x 26 3/4 in.). Được bán với giá 100.000 HKD / 12.964 USD buổi đấu giá Mực Đương Đại Trung Quốc vào ngày 30 tháng 11 năm 2015 tại Christie’s Hong Kong
C.C. Wang (1907–2003) cuối đời là một nhà sưu tầm, một người sành sỏi và là một họa sĩ. Ông rất thích tranh cổ điển và thư pháp và đánh giá cao niềm vui được tạo ra những tác phẩm này. Các học giả có xu hướng sử dụng thư pháp như một phương tiện để thể hiện cái tôi qua những suy nghĩ, cảm xúc và kiến thức của họ. Trong tác phẩm này, Wang viết ra một dòng gồm 7 ký tự mà ban đầu được sáng tác bởi nhà thơ thế kỷ thứ 8 Du Fu: “Tôn trọng những nhà hiền triết trong quá khứ, đồng thời không coi thường những hiền nhân trong thế giới hiện đại.” Mặc dù thông điệp mang tính truyền thống nhưng phong cách thì lại mang tính đương đại.
Wang Dongling
Wang Dongling (B. 1945), Thư pháp Squiggle – Flower Lyrics (Lời của Hoa). Cuộn thư, gắn và đóng khung. Mực trên giấy. 69,2 x 69 cm. (27 1/4 x 27 1/8 in.). Tác phẩm này được bán tại buổi đấu giá Mực Đương Đại Trung Quốc vào ngày 30 tháng 11 năm 2015 tại Christie’s Hong Kong
Wang Dongling (sinh năm 1945) thực hành thư pháp Trung Quốc theo cách hiện đại bằng cách kết hợp phong cách cổ điển với nhiều hình thức nghệ thuật và văn hóa khác nhau. Ông tin rằng dòng này là yếu tố quan trọng nhất trong thư pháp và bằng cách thử nghiệm và phát triển, thư pháp Trung Quốc có thể được thế giới biết đến như một thể loại mang tầm cỡ quốc tế.
Biên tập và dịch: Le Phan