Lê Quốc Lộc (1918-1987) là một trong những hoạ sĩ đầu tiên của nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Rất nhiều những giải thưởng, huân chương được trao tặng trong cuộc đời sáng tác nghệ thuật của ông đã chứng minh phần nào tài năng đặc biệt ấy. Bên cạnh đó, bằng tâm hồn sâu sắc của một nghệ sĩ, ông luôn thổi được nét truyền thống văn hoá cũng như hơi thở thời đại trong từng tác phẩm của mình.

Ngày sinh: ngày 20 tháng 10 năm 1918 tại Hưng Yên

Ngày mất: ngày 8 tháng 5 năm 1987 tại Hà Nội

Quê quán: thôn Tiểu Quan, xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Trao tặng: Huân chương kháng chiến hạng Nhì; Huân chương kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng Nhất; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam.

Giải thưởng: Giải Nhì Triển lãm Hội hoạ năm 1951; Giải thưởng Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc: Giải Nhất năm 1960, Giải Nhì năm 1955, 1958 và năm 1962; Giải thưởng Triển lãm Nghệ thuật Thủ công CHDC Đức: Giải Nhất năm 1978 và Giải Nhì năm 1974. Năm 2000 hoạ sĩ Lê Quốc Lộc được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.

le-quoc-loc-nguoi-hoa-quyen-net-hien-dai-va-truyen-thong-vao-tranh-son-mai-1_resize

Chân dung họa sĩ Lê Quốc Lộc

 

Lê Quốc Lộc quê ở Phùng Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên. Ông tốt nghiệp Khoa Sơn mài, Trường Mỹ thuật Đông Dương khóa 1937 – 1942. Từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Lê Quốc Lộc bắt đầu hoạt động cách mạng và gia nhập Việt Minh. Sau cách mạng, từ năm 1945 đến năm 1946 ông công tác tại Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó, ông được giao phụ trách ngành Họa ở Sở Tuyên truyền Liên khu III từ năm 1947 đến năm 1954. Từ năm 1957 ông là hội viên ngành Hội họa Hội Mỹ thuật Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1959, Lê Quốc Lộc làm việc tại Xưởng họa Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông được giao chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội vào năm 1959. Đến năm 1968, ông chuyển sang làm việc tại Hội Mỹ thuật Việt Nam cho đến năm 1978. Lê Quốc Lộc là Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa I từ năm 1968 đến năm 1983 và là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật chuyên ngành Trang trí khóa II (1983 – 1989). Ngoài ra, từ năm 1966, ông còn là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam nhiệm kỳ I.

 

le-quoc-loc-nguoi-hoa-quyen-net-hien-dai-va-truyen-thong-vao-tranh-son-mai-5

Tác phẩm Qua bản cũ (1958) sơn mài. Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam

 

le-quoc-loc-nguoi-hoa-quyen-net-hien-dai-va-truyen-thong-vao-tranh-son-mai-4

 Tác phẩm Giữ lấy hòa bình (1960) sơn mài. Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam 

 

Tác phẩm của hoạ sĩ Lê Quốc Lộc luôn được đánh giá cao. Chủ đề trong các tác phẩm của Lê Quốc Lộc là kháng chiến và cách mạng. Ông là một họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài bằng kỹ thuật truyền thống. Ông luôn tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới và thể hiện nó bằng những bố cục độc đáo trong những bức tranh của ông. Lê Quốc Lộc rất am hiểu về thủ công mỹ nghệ truyền thống và là người có công trong việc đào tạo, phát triển ngành Mỹ thuật Công nghiệp ở Việt Nam.

le-quoc-loc-nguoi-hoa-quyen-net-hien-dai-va-truyen-thong-vao-tranh-son-mai-2_resize

Tranh phong cảnh của Họa sĩ Lê Quốc Lộc được vẽ năm 1982

 

Trong suốt quá trình công tác, Lê Quốc Lộc đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhì và Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Ngoài ra còn có Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam. Đặc biệt, sau khi qua đời, Lê Quốc Lộc đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật vào năm 2000 cho các tác phẩm: Qua bản cũ (sơn mài, 1957), Ánh sáng đến (sơn mài, 1957), Tiêu thổ kháng chiến (sơn mài, 1958), Giữ lấy hòa bình (sơn mài, 1962) và Từ trong bóng tối (sơn mài, 1982). Ông qua đời năm 1987 tại Hà Nội.

le-quoc-loc-nguoi-hoa-quyen-net-hien-dai-va-truyen-thong-vao-tranh-son-mai-6_resize

Tranh sơn mài phong cảnh (2 tấm)

le-quoc-loc-nguoi-hoa-quyen-net-hien-dai-va-truyen-thong-vao-tranh-son-mai-3_resize

Tác phẩm Hội chùa (1939)

 

Tác giả : Trieu Anh Phuong

Nguồn :  Designs.vn

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.