Nền tranh sơn mài Việt Nam đã phát triển qua rất nhiều giai đoạn cùng với sự đóng góp to lớn của các họa sĩ tài ba. Một trong số đó, người được coi như là người đặt nền móng cho nền tranh sơn mài Việt Nam sau này, đó là cố họa sĩ Phạm Hậu.

Tên thật: Phạm Quang Hậu

Năm sinh: 1903

Năm mất: 1994/1995

Phong cách nghệ thuật: Tranh sơn mài

Các tác phẩm chính: Gió mùa hạ, Một gia đình trong cảnh rừng, Cảnh chùa Tây phương 

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-1_resize

Cố họa sĩ Phạm Hậu cùng các học trò cũ trong một ngày Tết

 

Trong quyển Souverains et notabilités D’indochine (E’ditions du Gouvernement G’eneral de l’Indochine IDEO – 1943) do phủ toàn quyền Đông Dương ấn hành năm 1943, đây là cuốn Who’s who đầu tiên của Việt Nam, trình bày tiểu sử, sự nghiệp của các hoàng thân và chức sắc ở Đông Dương. Gồm vua Bảo Đại, Nam Phương hoàng hậu, hoàng thân Norodom Sihanouk, hoàng thân Suvanuvông, các nhân sĩ trí thức Nguyễn Khắc Cần, Hồ Đắc Di, Bùi Bằng Đoàn, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Thuyên, Trần Trọng Kim, Ngụy Như Kontum, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phan Kế Toại, Tô Ngọc Vân, Phạm Hậu…Phần tiểu sử về thầy sách có viết: “Phạm Quang Hậu, sinh năm 1903, họa sỹ Đông Dương, có công trong việc thành lập một xưởng sơn mài, huy chương vàng năm 1935 tại Hà Nội, bằng ngoại hạng. Tác giả nhiều tác phẩm tranh sơn mài, bình phong và các thể loại sơn mài khác.”

Tranh sơn mài Phạm Hậu được trình bày dưới nhiều hình thức: Tủ, bình phong, tranh treo tường, đồ mỹ nghệ… Những tầng lớp trên trong xã hội đều biết tiếng Phạm Hậu. Với nghệ thuật lúc bấy giờ và với thị hiếu giới thượng lưu người ta đều muốn có tranh hoặc bình phong kí tên Phạm Hậu trong gia đình. Đa phần được bán ra nước ngoài trong thập kỷ 40 – 60 thế kỷ trước. Số tranh còn lại trong nước rất ít, có thể thấy trong bảo tàng, các biệt thự hoàng gia tại Đà Lạt, hay trong các bộ sưu tập cá nhân rải rác ở nước ngoài hay trong nước.

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-20_resize

Tác phẩm “Cá vàng quấn túm” tại Phiên đấu giá Sotheby ngày 5.5.2015: Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại Đông Nam Á  (Sơn mài trên gỗ, vẽ khoảng 1940). Giá bán được: 212,500 HKD/27,408 USD.

Sự thắng lợi rực rỡ này đã có tiếng vang sang Pháp, Băng Cốc, Nhật Bản. Triển lãm Đông Nam Á tại Thái Lan mời ông tham dự triển lãm. Một sự cố kĩ thuật là toàn bộ số tranh được gửi sang bằng đường biển trong các hòm gỗ thông. Khi đến cảng thì được tin các hòm gỗ đựng tranh bị mối làm hư hại toàn bộ. Trước mắt mọi người các hòm được mở ra, mối đã ăn hết phần bọc lót tranh, riêng tranh sơn mài hoàn toàn an toàn sau khi lau sơ lại lấp lánh trước sự thán phục của mọi người. Toàn bộ số tranh tham dự triển lãm được bán hết. Uy tín sơn mài Việt Nam càng được đề cao. Chính phủ Philippin, Inđônêsia mời ông sang dạy học, chính quyền Rôme, tòa thánh cơ đốc do giáo hoàng…mời ông sang trưng bày nghệ thuật đồ thờ bằng sơn mài Việt Nam.

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-22_resize

Triển lãm Tranh sơn mài của họa sỹ Phạm Hậu tại Thái Lan tháng 10/1953 

 

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-9_resize

Bức tranh Gió mùa hạ, tác phẩm được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012

 

Tranh của Phạm Hậu thiên về lối trang trí, một kiểu thức trang trí rất đẹp. Nếu Nguyễn Gia Trí thiên về việc dùng kỹ thuật sơn mài để thể hiện cảm hứng của mình một cách tuyệt hảo, thì Phạm Hậu là người làm chủ được những chất sơn nhựa quánh đặc, để tạo ra những nét vẽ tinh vi với màu sắc hài hoà. Ông ta thường thể hiện những bức tranh khổ lớn, như bức “Chợ Bờ”, hay loại bình phong “Chùa Thầy” rất nổi tiếng. Trên những bức hoạ, những con hươu, nai đi vào trong cảnh rừng sâu hay hình của những con cá vàng giữa những đám rêu phong đều là chủ đề sinh động mà họa sĩ đã khai thác những góc độ tuyệt diệu.

 

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-19

Tác phẩm Bình minh trong rừng

 

Ông được thưởng Long Bội Tinh, sắc phong Hàn Lâm trước tác. Năm 1949, tại Hà Nội họa sĩ Phạm Hậu cùng một số anh em họa sỹ Trần Văn Du, Trần Quang Trân thành lập trường Quốc gia Mỹ nghệ (E’cole nationnale d’ art tisana) ngày 12-8-1949, được bộ quốc gia giáo dục duyệt y. Là trường mỹ thuật ứng dụng, trường đã đào tạo được nhiều anh em hoạ sỹ, nhiều kĩ thuật viên sơn mài sau này đã trở thành những tài năng.

 

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-21_resize

Họa sĩ Phạm Hậu trong giờ thực hành sơn mài truyền thống

 

Ông lại tiếp tục dạy học khoa sơn mài. Năm 1965 ông 62 tuổi, ông xin về hưu trí và nghỉ công tác. Trong 30 năm làm sơn mài và dạy khoa sơn mài, tiếng tăm lừng lẫy năm kì vượt ngoài biên giới. Tận tụy, yêu nghề, nói kết hợp với làm, lòng yêu nghề yêu ngành đã dẫn người họa sĩ ấy đến tột đỉnh của sự vinh quang. Nếu như sau này lịch sử nghề sơn mài đưa vào nghệ thuật tạo hình cũng như nghệ thuật ứng dụng hiện đại thì người đặt viên gạch đầu tiên cho lĩnh vực này không ai khác hơn là họa sĩ Phạm Hậu.

 

 Một số tác phẩm và hình ảnh khác của họa sĩ Phạm Hậu

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-10_resize

Tác phẩm Khu vực sông Hồng bắc bộ (1937-1939)

 

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-11_resize

Nghệ sĩ Đinh Văn Thành cùng họa sĩ Phạm Hậu trong giờ thực hành kĩ thuật sơn

 

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-12_resize

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-23_resize

Xưởng vẽ sơn mài tại làng Đông Ngạc

 

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-7_resize

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-18_resize

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-17_resize

pham-hau-nguoi-dat-vien-gach-dau-tien-cho-nen-tranh-son-mai-viet-nam-16_resize

Tác giả : Trieu Anh Phuong

Nguồn : designs.vn

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.