Bậc thầy người Đức Lucas Cranach the Elder (1472-1553) vẽ nhiều tranh theo cùng một chủ đề, đẻ sòn sòn ra hàng loạt phiên bản “đã thành thương hiệu”, nhang nhác nhau với những khuôn mặt Đức Mẹ rất thiên thần. Việc lặp đi lặp lại này không ích lợi gì cho tên tuổi của Cranach, và mất nhiều thế kỷ, ông đã bị một người khổng lồ khác của nghệ thuật Đức là Albrecht Durer che khuất. Mặc dù ông không bao giờ sao lại y nguyên một bức tranh nhưng rõ ràng Cranach là một “con buôn”, loại người vì lý do thương mại mà đẻ ra hàng loạt tác phẩm rất giống nhau.

Bức Ngụ ngôn về công lý (1537), bên trái, một trong hai bức khỏa thân nổi tiếng nhất của Cranach, mô tả một cô gái có mái tóc vàng, cặp môi cong, một tay vung thanh kiếm một tay cầm cái cân, được trưng bày trong cuộc triển lãm “Cranach và thời của ông”, một triển lãm mới mở tại Bảo tàng Luxembourg,

Một triển lãm mới tại Bảo tàng Luxembourg, Paris nhằm khôi phục lại hình ảnh Cranach bằng cách nêu bật phong cách mượt mà độc đáo của ông, và cho thấy ông – họa sĩ chính thức của tòa án Saxon vùng Wittenberg, đồng thời là bạn của của nhà cải cách Martin Luther – đã phản ứng ra sao trước sự nhộn nhạo của thời đại mình.

Salome (với đầu của John the Baptist)

 

Cranach và thời của ông trưng bày 50 bức tranh và tranh chạm theo những chủ đề “tái đi tái lại” của ông: Adam và Eve béo tròn bên cây táo, Đức Mẹ với Chúa hài đồng mũm mĩm và những thiên thần tí hon còn mũm mĩm hơn, những nữ thần choàng những tấm lụa mỏng tang. Với những thân hình duyên dáng tròn trịa, đường nét mờ ảo mềm mại, tranh khỏa thân của Cranach toát lên dấu ấn không lẫn đâu được của ông: một “hỗn hợp” vừa nhục dục vừa trong trắng.

Adam và Eve (vẽ khoảng 1510)

“Khi ngắm những bức tranh, bạn bị hút vào vẻ đẹp của những tấm thân trần… nhưng đồng thời bạn bị đẩy đi”, Guido Messling, giám tuyển của triển lãm nói với phóng viên trong một cuộc phỏng vấn. “Sự mập mờ này đóng một vai trò quan trọng trong tác phẩm của Cranach.”

Nhiều bức trong triển lãm được trưng bày cùng với những tác phẩm tương tự của những họa sĩ cùng thời với Cranach ở Ý và Flanders, Durer ở Đức. Rõ ràng là Cranach đã vay mượn nhiều từ những tác phẩm này và thậm chí bắt chước cùng bố cục, ông vẫn mang lại dấu ấn riêng cho bức tranh mình vẽ (lại).

Thời hoàng kim, tác phẩm của Cranach

Giám tuyển Messling nói: “Ngay cả những người không biết đến cái tên Cranach vẫn nhận ra nghệ thuật của ông. Cranach là một trong số rất ít những nghệ sĩ thực sự tạo ra một phong cách để ngày ta vẫn vẫn còn nhận ra được. Về khía cạnh này, bạn có thể đặt ông ngang với Picasso.”

Bức tranh “Ba mỹ nữ”

Như một dấu hiệu cho thấy sự ái mộ tranh Cranach ngày càng tăng, Bảo tàng Louvre gần đây đã trả tới 4 triệu euro ($5 triệu USD) cho bức tranh Ba mỹ nữ (phiên bản vẽ ba nàng tóc vàng khỏa thân đeo những chuỗi vàng nặng trĩu trên cổ, một người đội chiếc mũ nhung màu đỏ). Phải nói rõ thế vì Cranach vẽ tới mấy phiên bản Ba mỹ nữ khác nhau, có cái đội mũ, có cái không, có cái đeo dây chuyền vàng, có cái không…) Messling cho biết, “Một phần tư tiền mua bức tranh này có được nhờ một chiến dịch đóng góp đặc biệt, trong đó các cá nhân và các công ty có thể tặng tiền qua đường trực tuyến.”

Nguon: Thanh Dũng lược dịch

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.