Mới đây, một miếng ngọc bích chạm khắc cao 13cm của Trung Quốc có hình một con “lợn-rồng” đã được giới thiệu tới công chúng với giá ước tính chỉ 5.000 đô la Mỹ. Đối với nhiều người thì trông tác phẩm này giống như một miếng ngọc bích bình thường có tông màu xanh lá cây và màu nâu vàng nhạt, ngoại trừ một số ít có con mắt sành sỏi trong nghề. Không ai có thể tưởng tượng rằng miếng ngọc này lại có thể đạt tới 2,295 triệu đô la Mỹ, gần gấp 460 lần ước tính của nó. Tại sao một miếng ngọc nhỏ bé này lại có thể leo tới mức giá khổng lồ như vậy trong khi không ai đặt kỳ vọng cao về nó trước khi buổi bán đấu giá diễn ra? Phải chăng có một câu chuyện gì đó đằng sau miếng ngọc “lợn-rồng” này?



Miếng ngọc bích này là một trong 259 tác phẩm tại Buổi bán đấu giá Bộ sưu tập của Nhà Irving: Sơn mài, Ngọc bích, Đồng, và Mực tại Christie’s New York. Buổi đấu giá đã giới thiệu bộ sưu tập bởi Florence và Herbert Irving, người đồng sáng lập nên tập đoàn dịch vụ thực phẩm khổng lồ Sysco Corporation. Được biết đến như những nhà từ thiện lâu đời ở thành phố New York và những người đam mê sưu tầm nghệ thuật châu Á, gia đình Irving đã quyên tặng hơn 100 triệu đô la Mỹ và hơn 1.300 đồ vật cho Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan (Metropolitan Museum of Art).

Về miếng ngọc bích này, nhà đấu giá chỉ đưa ra một mô tả ngắn gọn nói rằng nó đến từ Trung Quốc và nó được chạm khắc theo văn hóa Hồng Sơn như một con vật thần thoại cách điệu cuộn tròn, được đục hai lỗ tròn ở một bên, miếng đá có tông màu xanh-vàng nhạt và màu nâu đỏ. Nhà đấu giá không đưa thông tin về niên đại của miếng ngọc này.

Ngọc “lợn-rồng” được mở bán ở mức 4.500 đô la Mỹ và giá đã tăng vọt lên tới 100.000 đô la Mỹ chỉ sau năm lần tăng giá thầu. Sự cạnh tranh gay gắt đã đẩy giá lên tới 1 triệu đô la Mỹ nhưng nó đã không dừng lại ở đó. Miếng ngọc bích này đã được chốt với giá gõ búa là 1,9 triệu đô la Mỹ và được bán với giá 2,295 triệu đô la cho một khách hàng đấu giá qua điện thoại thông qua người đại diện là Tina Zonars, đồng chủ tịch Nghệ thuật châu Á.

Rất nhiều những ví dụ nổi tiếng về miếng ngọc chạm khắc hình lợn-rồng rồng đều đến từ Văn hóa Hồng Sơn (4.700-2.900BC), một nền văn hóa thời đại đồ đá mới. Các địa điểm văn hóa Hồng Sơn đã được tìm thấy ở một vùng gần với khu vực phía đông bắc Trung Quốc, ngày nay là Mông Cổ và tỉnh Liêu Ninh.

Miếng ngọc “lợn-rồng”, cuối văn hóa Hồng Sơn, 3500-300BC. National Palace Museum.


Miếng ngọc “lợn-rồng”, cuối văn hóa Hồng Sơn, 3500-300BC. National Palace Museum.

Văn hóa Hồng Sơn được đặt theo tên của Hồng Sơn (có nghĩa là ‘núi đỏ) – khu vực nơi đã phát hiện ra các cổ vật từ thời kỳ văn hóa này. Trong số tất cả những miếng ngọc rồng đã được di tản từ thời Văn hóa Hồng Sơn, chúng chủ yếu được chia làm hai loại – ngọc rồng hình chữ C và ngọc lợn-rồng. Một số học giả tin rằng ngọc “lợn-rồng” là một sáng tạo kết hợp yếu tố thần thoại và tôn giáo từ thời kỳ này. Việc kết hợp lợn và rồng phản ánh mong muốn sinh sôi màu mỡ vì Văn hóa Hồng Sơn là một xã hội phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Rồng, được cho là vị thần mang mưa đến trái đất, bổ trợ hoàn hảo cho công việc chăn nuôi, đại diện ở đây là lợn.

Từng có một cuộc tranh luận sôi nổi liên quan đến việc đặt một cái tên thích hợp cho miếng ngọc chạm khắc lợn-rồng. Một số ý kiến ​​cho rằng chúng nên được gọi là “gấu-rồng” thay vì “lợn-rồng” vì gấu là loài vật từng được cư dân cổ xưa ở đông bắc Trung Quốc tôn thờ.


Miếng ngọc “lợn-rồng”, Văn hóa Hồng Sơn, Bảo tàng Tianjin.

Được thiết kế với tai dơi, mũi nhăn và miệng cong, lợn-rồng giống như một phôi thai động vật. Người tiền sử có thể đã tin rằng phôi thai là hình ảnh đại diện cho nguồn sống nguyên thủy thuần khiết nhất và vì vậy, họ đã tạo ra hình ảnh này như một biểu tượng của sức sống.

Đặt ra một niên đại chính xác cho những miếng ngọc khắc này là một nhiệm vụ đầy thách thức do bề dày lịch sử kéo dài hơn năm nghìn năm. Điều này có thể giải thích lý do tại sao nhà đấu giá đã không đặt một khoảng thời gian hoặc thời gian cụ thể cho miếng ngọc “lợn-rồng”. Với các nguồn tài liệu và hồ sơ có sẵn vô cùng hạn chế, nhiều nhà sưu tập ngọc bích đã coi nguồn gốc rõ ràng của một miếng ngọc là một trong những yếu tố quyết định việc mua hay bỏ. Do đó, thị trường đấu giá các món ngọc bích cổ với nguồn gốc đáng tin cậy đã bùng nổ và trở nên nóng hơn bao giờ hết trong vài năm qua. Ngọc bích “lợn-rồng” này đến từ bộ sưu tập của nhà Irving và chỉ riêng danh tiếng của chủ sở hữu đã là một sự thúc đẩy mạnh mẽ cho sự tự tin trả giá của các nhà thầu.

Liệu một viên ngọc ước tính trị giá 5.000 đô la Mỹ có thực sự đáng giá 2,295 triệu đô la Mỹ không? Chà, nếu quả thực đó là một viên ngọc bích đích thực từ Văn hóa Hồng Sơn, thì chắc chắn sẽ là một món hời khi mua một vật phẩm có ý nghĩa lịch sử như vậy chỉ với 2,295 triệu USD.

Lô số: 1180
Chiều cao: 13cm
Nguồn gốc:
– Công ty TNHH cổ vật Peng Seng (Peng Seng Antique Ltd.), Bangkok, 1990.
– Bộ sưu tập nhà Irving, Số 95.
Ước tính: US $ 5.000 – 7.000
Giá gõ búa: US $ 1.900.000
Giá bán: US $ 2,295,000

Tóm tắt buổi đấu giá

Nhà đấu giá: Christie’s New York
Buổi bán: Sơn mài, Ngọc, Đồng, Mực: Bộ sưu tập nhà Irving
Ngày đấu giá: 21 tháng 3 năm 2019
Lô đấu giá: 259 lô
Đã bán: 251
Chưa bán: 8
Bán theo lô: 97%
Tổng giá bán: US $ 13.374.625

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.