NGUYEN PHAN CHANH (1892 1984) 
Jeune tonkinoise, 1957

Encre et couleurs sur soie, signée et datée
58 x 37.5 cm – 22 7/8 x 14 3/4 in.

Ink and colours on silk, signed and dated

Ce lot est vendu en collaboration avec Emeraude Enchères, St Malo

NGUYEN VAN RO (1921 1997) 
Les barques, 1975

Huile sur toile, signée et datée en bas à droite
60 x 40 cm – 23 5/8 x 15 3/4 in.

Oil on canvas, signed and dated lower right

ALIX AYME (1894 1989) 
Jeune garçon endormi

Encre et couleurs sur soie; signée en bas à droite
26.5 x 38 cm – 10 7/16 x 15 in.

Ink and colours on silk, signed lower right

PROVENANCE
Vente Toulouse, 3 décembre 2003
Collection prive, Toulouse

LUONG XUAN NHI (1913 2006) 
L’atelier de broderie

Encre et couleurs sur soie, signée en bas à droite
37 x 77.5 cm – 14 9/16 x 30 1/2 in.

Ink and colours on silk, signed lower right

PROVENANCE
Collection privée, France

Lương Xuân Nhị là một gương mặt quan trọng của lịch sử Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20. Là người gốc Hà Nội nơi ông ra đời năm 1914, những bức tranh phong cảnh theo trường phái ấn tượng, rồi sau đó là những tác phẩm thể hiện bối cảnh xã hội theo phong cách hiện thực xuất hiện khi ông trở về từ chuyến lưu trú kéo dài hai năm ở Liên bang Xô Viết đã tạo dựng nên danh tiếng của ông.
Nhờ việc sử dụng gam màu êm dịu và nét vẽ tinh tế, ông đã thành công trong việc mang đến một chiều sâu lớn cho các sáng tác của mình.
Chế độ thuộc địa mở rộng cũng đi kèm với lợi ích dành cho nền Mỹ thuật của bán đảo Đông Dương, điều này dẫn đến việc hình thành các trường mỹ thuật ứng dụng. Năm 1937, Lương Xuân Nhị tốt nghiệp trường Cao đẳng Mĩ thuật Hà Nội, ngôi trường vốn được thành lập vào năm 1924 và là nơi giảng dạy của các họa sĩ người Pháp. Cũng giống như nhiều họa sĩ khác tốt nghiệp từ trường này, họa sĩ Lương Xuân Nhị tiến hành một sự pha trộn mới lạ và tinh tế giữa các đề tài cùng kĩ thuật của Việt Nam và phương Tây.
Trong phong cách gắn liền với di sản Viễn Đông của họa sĩ, tác phẩm Khâu vá mang đến một hình ảnh của nghề thủ công truyền thống Việt Nam vốn ngày càng phát triển cùng với quá trình đô thị hóa những không gian nằm dưới sự quản lý của các nhà thực dân phương Tây.
Tái hiện cảnh lao động gần gũi và mang phong cách hiện thực nhất định, tác phẩm này cho chúng ta một cái nhìn rõ nét về cuộc
sống đương thời của Việt Nam, nơi người phụ nữ chiếm vị trí trung tâm. Lương Xuân Nhi thể hiện tài năng của mình trên một chất liệu truyền thống là lụa, qua đó ông truyền tải đến chúng ta một bằng chứng cảm động về sự hòa trộn giữa hai nền văn minh.

ALIX AYMÉ (1894 1989) 
Enfant endormi au chat

Panneau de laque, signé en bas à droite
33 x 38 cm – 13 x 15 in.

Lacquered board, signed lower right

NGUYEN TRI MINH (1924) 
Les barques

4 peintures sur soie, signées
Environ 36.5 x 50.5 cm – 14 3/8 x 19 7/8 in.

Four paintings on silk, signed

VU CAO DAM (1908 2000) 
Portrait de femme, circa 1935

Encre et couleurs sur soie, signée en bas à droite
44 x 56.5 cm – 17 5/16 x 22 1/4 in.

Ink and colours on silk, signed lower right

Le certificat rédigé par Charlotte Reynier-Aguttes indiquant une insertion au catalogue raisonné de l’oeuvre de l’artiste qu’elle prépare actuellement sera remis à l’acquéreur

TRAN PHUC DUYEN (1923 1993) 
Poissons

Panneau laqué, signé en bas à droite
41 x 50.5 cm – 16 1/8 x 19 7/8 in.

Lacquered panel, signed lower right

ALIX AYME (1894 1989) 
Femmes alanguies

Paravent en laque, signé en bas à droite
102 x 157 cm – 40 1/8 x 61 13/16 in.

Lacquered screen, signed lower right

ALIX AYME (1894 1989) 
Rêverie

Panneau de laque, signé en bas à droite
48.5 x 38 cm – 19 1/8 x 15 in.

Lacquered board, signed lower right

PROVENANCE
Vente Toulouse, 3 décembre 2003
Collection prive, Toulouse

ALIX AYMÉ (1894 1989) 
Bouquet de fleurs

Panneau de laque, signé en bas à droite
40 x 59.5 cm – 15 3/4 x 23 7/16 in.

Lacquered board, signed lower right

TRAN VAN THO (NÉ EN 1917) 
Le retour des champs, 1939

Encre et aquarelle sur papier, signée et datée en bas à gauche
33.5 x 60.5 cm – 13 3/16 x 23 13/16 in.

Ink and watercolor on paper, signed and dated lower left

ALIX AYMÉ (1894 1989) 
Portrait de jeune garçon

Encre et couleurs sur soie, signée en bas à droite
21 x 19 cm – 8 1/4 x 7 1/2 in.

Ink and colours on silk, signed lower right
Description

LE PHO (1907 2001) 
Fleurs de pavots et foulard

Encre et couleurs sur soie, signée en bas à drotie
64 x 49 cm – 25 1/4 x 19 1/4 in.

Ink and colours on silk, signed lower right

PROVENANCE
Acquis auprès de l’artiste et conservé depuis
Collection privée, Paris

Le certificat rédigé par Charlotte Reynier-Aguttes indiquant une insertion au catalogue raisonné de l’oeuvre de l’artiste qu’elle prépare actuellement sera remis à l’acquéreur.

Lê Phổ sinh năm 1907 tại tỉnh Hà Đông, con trai của một vị quan đại thần Bắc Bộ. Ông đã bộc lộ sự quan tâm và tài năng thiên bẩm của mình về hội họa và mỹ thuật từ sớm và ông đã vào học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông sớm được tiếp xúc với hội họa và các kỹ thuật phương tây, ví dụ như tranh sơn dầu. Tuy nhiên, việc giảng dậy ở trường không làm mất đi bản sắc văn hóa của sinh viên, và giáo viên cũng khuyến khích sinh viên phải giữ gìn phong cách châu Á. Đa phần những đồng nghiệp của Lê Phổ như Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm cũng thành công với thể loại tranh màu thủy noãn (màu keo, màu tempera) trên lụa.
Năm 1931, Victor Tardieu, cha đẻ của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã rất mến mộ tài năng trẻ này và đã chọn Lê Phổ để làm trợ lý cho mình nhân dịp Triển lãm thuộc địa diễn ra tại Paris. Khi triển lãm kết thúc, Lê Phổ đã quyết định đi du lịch khắp châu Âu : từ Ý, Hà Lan, sau đó là Bỉ. Không chỉ những khám phá về mỹ thuật nguyên thủy của Hà Lan và Ý, mà còn cả những tên tuổi họa sĩ lớn của giai đoạn Phục Hưng là những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển và chín muồi trong phong cách của người nghệ sĩ trẻ. Năm 1934, Lê Phổ dành thời gian về Việt Nam trước khi đến Bắc Kinh để nghiên cứu về tranh truyền thống Trung Quốc. Năm 1937, ông chuyển hẳn đến sống ở Paris.
Là một tài năng xuất chúng, Lê Phổ xây dựng nên nghệ thuật hội họa tổng hợp nguyên bản và có quá trình phát triển đáng kể trong suốt sự nghiệp của ông. Ông đã dần thoát ra khỏi phong cách truyền thống của các bậc thầy kinh điển Trung Quốc và hội họa Ý thời Phục Hưng để khẳng định phong cách tương tự như những họa sỹ lớn lâm thời, theo kiểu của những họa sĩ tiên phong của Pháp mà ông đã được học tập

JOSEPH INGUIMBERTY (1896 1971) 
Scène de village

Huile sur toile, signée en bas à droite
73 x 100 cm – 28 3/4 x 39 3/8 in.

Oil on canvas, signed lower right

Sau vài năm học tại Trường Mỹ thuật Marseille, Joseph Inguimberty lên đường tới học tại Trường Nghệ thuật Trang trí Quốc gia Paris. Ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp, ông được công nhận là một họa sĩ vẽ tranh phong cảnh, năm 1924 ông nhận được Giải thưởng Hội họa Quốc gia. Năm 1925, ông gia nhập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội (Đông Dương) khi ấy vừa mới được Victor Tardieu thành lập tại Việt Nam, đó là một phát hiện mới mẻ của Inguimberty.
Inguimberty, người đã đi khắp châu Âu trong bốn năm trước đó, đã vượt qua thử thách và nhận trách nhiệm giảng dạy bộ môn nghệ thuật trang trí. Như vậy ông đã đồng hành cùng sinh viên của mười bảy khóa học, trong số đó có Lê Phổ, Mai Thứ, Lê Thị Lựu… Ông chú tâm vào việc khuyến khích phát triển một nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ngoài những lúc ở Trường, họa sĩ thích dạo chơi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long để tham quan các ngôi đền và những đồ vật trang trí bằng sơn mài ở đó. Sự trở lại ở quy mô lớn của việc giảng dạy về hội họa sơn mài truyền thống, với sự hỗ trợ của Alix Aymé, đã trở thành công trình tâm huyết nhất đối với ông.
Ngày 2/9/1945, khi Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập của Việt Nam, Inguimberty buộc phải trở về Pháp cùng gia đình sau hai mươi năm vắng bóng. Những năm tháng xa xứ này thực sự đã tạo điều kiện để các tác phẩm hội họa của ông thăng hoa: Khi ông đến định cư ở Menton và vẽ phong cảnh các vùng phụ cận, tác phẩm của ông mang đậm những hồi tưởng về bầu không khí châu Á. Tại Việt Nam, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ghi nhận vai trò tiên phong của ông trong sự hình thành của một ngôi trường và theo sau đó là của một nền mỹ thuật quốc gia. Vừa chân phương vừa tươi sáng, tranh của Inguimberty bộc lộ hai nét cá tính trong con người ông: cá tính của họa sĩ và cá tính của kẻ du hành.

LE PHO (1907 2001) 
Bouquet de pivoines

Huile sur toile, signée en bas à droite
55 x 46.5 cm – 21 5/8 x 18 5/16 in.

Oil on canvas, signed lower right

PROVENANCE
Acquis directement auprès de l’artiste et transmis familialement depuis

Le certificat rédigé par Charlotte Reynier-Aguttes indiquant une insertion au catalogue raisonné de l’oeuvre de l’artiste qu’elle prépare actuellement sera remis à l’acquéreu

LE PHO (1907 2001) 
Bouquet de fleurs

Huile sur isorel, signée en bas à droite, contresignée au dos
65 x 54 cm – 25 5/8 x 21 1/4 in.

Oil on hardboard, signed lower right, countersigned on the reverse

Le certificat rédigé par Charlotte Reynier-Aguttes indiquant une insertion au catalogue raisonné de l’oeuvre de l’artiste qu’elle prépare actuellement sera remis à l’acquéreur

LE THY (1919 1961) ÉCOLE DES ARTS DÉCORATIFS DE GI… 
Coin du village de Bentre, Cochinchine

Panneau de laque et réhauts d’or, signé en bas à droite
60 x 90 cm – 23 5/8 x 35 7/16 in.

Lacquered panel, gold henhanced, signed lower right

JOSEPH INGUIMBERTY (1896 1971) 
Portrait de jeune indochinoise

Huile sur toile, marquée d’un cachet en bas à droite
35.5 x 27 cm – 14 x 10 2/3 in.

Oil on canvas, stamped lower right

PROVENANCE
Collection de la famille de l’artiste
Vente Schmitz-Laurent, St Germain en Laye
Collection privée, France

Joseph INGUIMBERTY (1896-1971) Champs de lavandes en fleurs. Huile sur toile. Cachet de la signature en bas à gauche. 65 x 100 cm.

NGUYEN NAM SON (1890 1973) 
* Le vieux du village de Kim Liên, 1926

Huile sur toile, signée et datée en bas à gauche
40,2 x 52,3 cm – 15 13/16 x 20 5/8 in.

Oil on canvas, signed and dated lower left

PROVENANCE
Collection de l’artiste
Collection Nguyễn Văn Lâm (offert par l’artiste, fin des années 50)
Collection privée (depuis environ 20 ans)


NGUYỄN NAM SƠN
ÔNG GIÀ KIM LIÊN
NGÔ Kim-Khôi. Paris, ngày 06/3/2019
Ra đời đã gần 100 năm, bức tranh sơn dầu có tên «Ông già Kim-Liên» là một trong những tác phẩm danh tiếng của họa sĩ Nam Sơn, đã được nhắc đến trong rất nhiều những biên khảo, sách vở cũng như luận án liên quan đến nền mỹ thuật Việt Nam thời kỳ Đông Dương.
Với kích thước 40,2 x 52,3 cm, sáng tác vào năm 1926, điều đặc biệt cần nhấn mạnh là tác phẩm này được thể hiện bằng chất liệu sơn dầu, một kỹ thuật hoàn toàn xa lạ và mới mẻ đối với người An Nam vào thời đó. Nam Sơn tự học sơn dầu rất sớm. Tại Hà-nội vào đầu thế kỷ XX, những cuộc đấu xảo (hội chợ) được tổ chức, là những sự kiện làm nổi bật đời sống văn hóa và nghệ thuật. Vào năm 1923, một cuộc đấu xảo do hội Khai Trí Tiến Đức tổ chức, đã kêu gọi và quy tụ nhiều tài năng mới. 3
Lần đầu tiên trong cuộc đời nghệ sĩ, Nam Sơn tham gia triển lãm, những tấm tranh sơn dầu «Nhà nho xứ Bắc», «Tĩnh vật» của Nam Sơn đã làm ông trở thành một trong những người vẽ tranh sơn dầu đầu tiên của nước Việt Nam. 4
Chính vì nhận thấy kỹ thuật vẽ sơn dầu tuy tự học nhưng có rất nhiều triễn vọng này, trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với Nam Sơn, Victor Tardieu đã quyết định chấp nhận hướng dẫn chàng trai trẻ đầy đam mê ấy vào con đường nghệ thuật.5 Cuộc hạnh ngộ bất ngờ và kỳ diệu đó đã đưa hội họa Việt Nam, vốn dĩ có nhiều ảnh hưởng Trung Hoa, vào một bước ngoặc lịch sử, và lập ra một nền móng nghệ thuật Việt Nam hoàn toàn mới lạ mà sau này tiếng tăm đã lừng lẫy khắp hoàn cầu : Sự thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1924.
Năm 1926, Nam Sơn tiếp tục nhuần nhuyễn với kỹ thuật sơn dầu, theo xu hướng ngày càng thiên về một nghệ thuật dung hòa giữa phong cách cổ xưa và tân thời, kết hợp tính hiện đại Tây phương vào các ước lệ truyền thống Á Đông. «Ông già Kim-Liên» được ra đời với tinh thần ấy.
Đứng trước bức tranh, bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm, con gái thứ ba của họa sĩ Nam Sơn, hiện nay 87 tuổi, bồi hồi nhớ lại dĩ vãng thời thơ ấu. Thuở còn tấm bé bà đã từng có dịp ngắm nhìn gương mặt gầy gò của người đàn ông trong tranh, với trí óc con trẻ, lòng ngây thơ tự hỏi tại sao bao nhiêu trai thanh
gái lịch, ông già nông dân này có điểm gì đặt biệt để cha của mình thể hiện lên tranh ?
Quả nhiên, chân dung «Ông già Kim-Liên» có một phong thái mới. Tổng thể, bức tranh diễn tả chân dung một người đàn ông, dáng ngồi nghiêng, ánh mắt nhìn về xa xa…
Gương mặt ông trầm tư, có vẻ khắc khổ với đôi chân mày nhíu lại, ngực để trần lộ ra nét gầy gò rạm nắng. Đầu ông vấn chiếc khăn cũ kỹ, màu sắc đã phai mờ theo thời gian. Cơ thể học thể hiện rõ ràng ông là một người Á Đông, có dáng vấp đặc biệt của người nông thôn miền kinh Bắc đất Việt. Miệng ông hô (vẩu) một cách đặc trưng, tạo nên phong thái riêng biệt, với cái nhìn của người ngoại quốc ông có nét duyên dáng nổi bật khó quên. Phải chăng chính vì vẻ đặc thù này mà ông được Nam Sơn chọn đưa lên tranh ?
Bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm kể rằng, với cái nhìn sắc bén và nhậy cảm, Nam Sơn thường chọn những người mẫu tình cờ bên đường, từ lão nông dân, ông bán lạc rang, người làm thuê, đến anh gánh hàng rong hay ngay cả người hành khất… Bà đã từng chứng kiến cha của mình vừa miệt mài vẽ dưới bóng râm bên đường, hay ven đình chùa miền quê…, vừa trò chuyện giải khuây người mẫu ngẫu nhiên, và cuối cùng là phần thưởng hậu hĩ dành riêng cho họ. Quang cảnh này đã lôi kéo rất nhiều khách tò mò dừng lại xem với đôi mắt trầm trồ tán thưởng, khi họ nhìn thấy người mẫu mà đối với họ rất
tầm thường dần dần hiện lên tranh như một phép mầu. Nhân vật được chọn làm mẫu bỗng nhiên trở nên quan trọng hơn, duyên dáng đẹp đẽ hơn…
Phong thái Tây phương để lại nhiều dấu vết trên hậu cảnh bức tranh. Những tán cây được hình dung bằng những mảng màu lớn, như một bức thảm hoa lá dệt thêu, được diễn tả theo lối nhìn Âu Châu. Thấp thoáng màu vàng đất đậm nhạt, nhưng màu xanh lá cây chiếm ưu thế với nhiều sắc độ khác
nhau. Victor Tardieu đã từng tuyên bố với sinh viên rằng đất nước Đông Dương được thiên nhiên ưu đãi một màu xanh huyền diệu, với muôn nghìn sắc độ, phải biết tận dụng món quà quý báu này, làm ngà ngọc mà đưa lên tranh…
Tác phẩm «Ông già Kim-Liên» được căng lên trên khung nguyên thủy. Phía dưới, góc trái, chúng ta đọc được Kim Liên, Nam Sơn, 1926, có nghĩa là tranh của họa sĩ Nam Sơn, được vẽ tại Kim Liên, một ngôi làng xinh xắn nằm ven Hà Nội 6, hoàn thành năm 1926.
«Ông già Kim-Liên» đã từng thuộc bộ sưu tập Nguyễn Văn Lâm. Phía sau lưng, ông Lâm còn ghi lại dòng chữ viết tay «tranh của cụ Nam Sơn tặng tôi», dưới là chữ ký và địa chỉ.
Rất nhiều nhà nghiên cứu đã nhầm lẫn khi ghi rằng «Ông già Kim-Liên» được vẽ năm 1923, và đã triển lãm tại hội Khai Trí Tiến Đức cùng với Nhà nho xứ Bắc và Tĩnh vật.
Đồng sáng lập trường Mỹ Thuật Đông Dương, tuy nhiên tác phẩm của Nam Sơn rất hiếm hoi, thuộc về các sáng tác được truy tìm gay gắt trong giới thưởng ngoạn cũng như các nhà sưu tập. Họ đều bảo nhau, để được một bộ sưu tập tranh Đông Dương hoàn hảo, bắt buộc ít nhất phải có một bức tranh của Nam Sơn !
Lần đầu tiên, một bức tranh sơn dầu của họa sĩ Nam Sơn được đưa lên sàn đấu giá. Tác phẩm đặc sắc, trên quan điểm kỹ thuật cũng như phương diện lịch sử hội họa Việt Nam, «Ông già Kim-Liên» xứng đáng được hiện diện trong những bộ sưu tập lớn nhất trên thế giới.

3 Diễn ra tại trụ sở của Hội gần hồ Hoàn-Kiếm, từ ngày 25/11 đến ngày 10/12/1923. Hội Khai Trí Tiến Đức (Association pour la Formation Intellectuelle et Morale des Annamites) được thành lập ngày 02/5/1919 với chủ tịch là Tổng đốc Hoàng Trọng-Phu, phó chủ tịch Bùi Đình-Tá, tổng thư ký Phạm Quỳnh.
4 Trước Nam Sơn, chúng ta có thể nhận ra rằng những tranh sơn dầu đầu tiên xuất hiện tại Đông Dương là tác phẩm của một họa sĩ người Huế, Lê Huy Miến (1873-1943), sinh tại Nghệ An. Ông được triều đình An Nam và chính quyền bảo hộ gửi sang Paris năm 1892 để theo học trường Thuộc Địa. Ông vào trường Mỹ Thuật Paris trong xưởng họa Jean-Léon Gérôme, họa sĩ có khuynh hướng đông phương (orientalisme, xuất hiện trong bước đi của chủ nghĩa lãng mạn Pháp nửa đầu thế kỷ XIX). Đó là những tấm tranh «Chân dung cụ Tú mền» (49 x 60 cm, 1896), hoặc hai bức «Chân dung ông bà Nguyễn-Khoa Luận» (khoảng 1900)…
5 Thoạt đầu, Victor Tardieu tỏ vẻ ngần ngại vì ông thường tuyên bố rằng «trong thế giới nghệ thuật có rất nhiều người được triệu đến song rất ít người được chọn», dựa theo một câu trong Thánh Kinh «il y a beaucoup d’appelés et peu d’élus» (Phúc Âm, Mathieu 22:14)
6 Thời đó thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay thuộc phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Bức «Chơi ô ăn quan» của Nguyễn Phan Chánh cũng được vẽ tại làng Kim Liên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.