Bài viết này nhằm đưa ra một số phân tích và câu hỏi mà người viết đặt ra về những bức tranh “được cho” là vẽ bởi họa sĩ Thang Trần Phềnh, từng được bán bởi nhà đấu giá Christies tại HongKong, và những bức ảnh xưa chụp bởi người Pháp tại miền bắc Việt Nam.

Bức tranh bên trái dưới đây, được nhà đấu giá Christies thông báo trong catalog là vẽ bởi họa sĩ Thang Trần Phềnh. Tuy nhiên người viết cho rằng kết luận trên đây của nhà đấu giá là chưa đúng. Đơn giản là vì có nhiều vấn đề mà kẻ viết sẽ nêu ra trong bài viết này, có mâu thuận với kết luận trên của nhà đấu giá. Do vậy , trong bài viết này, kẻ viết dùng từ  “được cho” (attributed to) có lẽ là chính xác nhất. Cũng vì bức tranh đã được bán tại Hong Kong vào năm 2015 và kẻ viết chưa từng được nhìn thấy tranh thật. Những phân tích, dự đoán do đó cũng chỉ có thể làm dựa trên những điểm được nhìn thấy qua hình ảnh. Điều này không cho phép đi đến kết luận hoàn toàn về tính nguyên bản của bức tranh.

 

Bên trái, tranh được cho là vẽ bởi họa sĩ Thang Trần Phềnh, bán tại nhà đấu giá Christies năm 2015. Bên phải, một bức ảnh xưa được chụp bởi người Pháp tại HaNoi.

Câu hỏi chính, mà kẻ viết đặt ra khi xem bức tranh và bức ảnh trên đây là: chúng có mối liên hệ gì?

Về mặt hình học, có vài điểm mà một nhà phân tích cần lưu ý:

  • Thứ nhất, viewpoint (điểm nhìn) của người vẽ tranh và người chụp là trùng nhau.
  • Thứ hai, bức tranh sử dụng lại viễn cận của máy ảnh. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi so sánh Hình hoạ trong tranh, từ những hình khối lớn đến những chi tiết nhỏ đều theo một hệ chiếu (projection) của máy ảnh. Đây là điểm rất quan trọng bởi nó tố cáo nhiều vấn đề!
  • Thứ ba, nếu có sự cảm nhận tốt về tỉ lệ (scale), chiều sâu (depth/profondeur) của các chi tiết, chúng ta có thể nhận ra là vị trí người vẽ và người chụp đứng cùng một vị trí, cùng khoảng cách đến đối tượng.

Những điều trên cho chúng ta một sốcâu hỏi về mối liên hệ:

  • Người vẽ và người chụp có mối liên hệ gì?
  • Họ là một?

Ảnh trên, bức tranh được cho là vẽ bởi họa sĩ Thang Trần Phềnh, bán tại nhà đấu giá Christies HongKong năm 2015. Ảnh dưới, một bức ảnh xưa chụp bởi người Pháp. 

Về mặt thời gian/thời điểm tạo ra bức tranh và ảnh.

  • Nếu xét về trạng thái các nhân vật cũng như những đặc tính của các chi tiết rất nhỏ trên người các nhân vật (vị trí, deformation, distorsion, etc), có thể thấy sự giống nhau một cách gần như hoàn hảo giữa tranh và ảnh. Lưu ý một máy ảnh xưa cũng chỉ mất vài mili giây để cáp một bức ảnh và một hoạ sĩ tài năng cũng có thể ghi lại một khung cảnh trong một khoảnh khắc ngắn, nhưng không thể chính xác đến từng Chi Tiết Nhỏ chỉ trong một khoảng thời gian cực ngắn như máy ảnh.
  • Nếu xét về hậu cảnh lại cho chúng ta thấy hai khoảng không gian và thời gian tách biệt, vẫn là cùng những nhân vật, nhưng trong hai khung cảnh phát triển xã hội hoàn toàn khác nhau.

Câu hỏi về mối liên hệ:

  • Bức tranh và bức ảnh được ra đời vào thời điểm nào? Cùng một thời điểm?
  • Hoạ sĩ thuê mẫu sang một góc phố hiện đại hơn để vẽ?
  • Hoạ sĩ vẽ theo ảnh? Và thay phần hậu cảnh?
  • Phần hậu cảnh của bức tranh liệu có đẹp hơn bức ảnh?
  • Bố cục vậy đã hợp lí về mặt không gian và thời gian?

 

Tranh trên, được vẽ bởi họa sĩ Nam Sơn, cũng là người thầy của họa sĩ Thang Trần Phềnh tại trường MTDD. Hai tranh dưới, được cho là vẽ bởi họa sĩ Thang Trần Phềnh, bán tại nhà đấu giá Christies năm 2015.

Về mầu sắc:

  • Mầu sắc có một cá tính rất riêng, nó được dụng một cách chuyên nghiệp trong bức tranh, và có phần sáng tạo.
  • Style này chúng ta có thế thấy trong một bức tranh mầu nước của họa sĩ Nam Sơn.

Câu hỏi về mối liên hệ:

  • Người vẽ học theo style của hs Nam Sơn?

Vậy theo các bạn, mối liên hệ ở đâu?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.