Năm 2018 vừa qua đã có rất nhiều cuộc tranh giành thú vị diễn ra giữa các nhà sưu tập tại các sàn đấu giá trên toàn thế giới. Ngoài những thể loại như rượu tranh ảnh, đá quý kim cương, máy móc tự động, whisky, những tác phẩm nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc cũng cho thấy sức hút vô cùng lớn của nó với nhà sưu tâp trên thị trường nghệ thuật.

Hãy cùng Nghệ Thuật Xưa điểm lại những món đồ sứ đã được bán với giá hơn 100 triệu đô la Hồng Kông trong năm 2018 vừa qua nhé. Các sự kiện sau đây được sắp xếp theo thứ tự thời gian

Một chiếc bát Falangcai phủ men màu hồng đất Yu Chi, có đóng dấu và được xác định thuộc thời kỳ vua Khang Hy.

Tâm điểm của Buổi bán đấu giá mùa xuân của nhà đấu giá Sotheby’s tại Hồng Kông là một chiếc bát Falangcai quý hiếm thuộc dòng hồng từ thời vua Khang Hy, triều đại nhà Thanh. Chiếc bát dòng hồng này thuộc về hai nhà buôn nghệ thuật nổi tiếng là Bluett & Sons và Henry M. Knight trước khi nó được chuyển sang một bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Idemitsu, Tokyo.

Nhà đấu giá: Sotheby’s Hồng Kông

Buổi bán đấu giá: Chiếc bát giả kim hoàng gia H.M. Knight Falangcai Ngày bán: 3 tháng 4 năm 2018

Giá cuối cùng: 238,807,500 đô la Hồng Kông

Chiếc bát này được nhà đấu giá Sotheby’s mô tả là một “hiện vật hoàn hảo nhất cho dòng bát hồng này và cũng là mẫu duy nhất với thiết kế tương tự từng được ghi nhận”. Ngoài chiếc bát này thì chỉ còn hai chiếc bát khác giống vậy được biết là còn tồn tại cho tới ngày nay, một chiếc hiện đang ở Bảo tàng Cung điện Quốc gia và một chiếc khác thì thuộc sở hữu của T.T. Tsui, nhà sưu tập vĩ đại người Hồng Kông.

Chiếc bát quý này ban đầu được các chuyên gia kỳ vọng sẽ thu về giá cao hơn 200 triệu đô la Hồng Kông, sau đó nó được chốt với giá gõ búa là 210 triệu đô la Hồng Kông và cuối cùng được bán với giá sau cùng là 238 triệu đô la Hồng Kông bao gồm phí nhà đấu giá. Trước buổi bán đấu giá, ông Nicolas Chow, Chủ tịch của Sotheby’s Châu Á, đã trả lời phỏng vấn về sự hiếm có và vẻ đẹp của chiếc bát này. Theo ông Chow, chiếc bát Falangcai của vua Khang Hy này là một trong những sản phẩm được sản xuất với số lượng vô cùng hạn chế tại một lò ngự được xây vào năm 1690 tại Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Vì các lò ở đây rất nhỏ và số lượng nghệ nhân làm việc trong xưởng tráng men bị hạn chế, nên số lượng sản phẩm được sản xuất ra ở đây rất ít. Kỹ thuật phủ men Falangcai cũng chỉ được phát triển đạt đến mức hoàn hảo vào cuối thời kỳ vua Khang Hy nên việc sản xuất dòng sứ này đã phải dừng lại sau một thời gian ngắn đưa vào hoạt động. Chính vì điều này, việc sản xuất đồ sứ Falangcai vốn đã nhỏ lẻ, lại không có nhiều thời gian để sản xuất đã dẫn đến một số lượng rất nhỏ sản phẩm được gửi tới Hoàng cung, và khiến cho chỉ còn một vài sản phẩm là còn tồn tại cho đến ngày nay.

Chiếc bát Falangcai quý này được trang trí với hoa thủy tiên, hoa dâm bụt và các loại hoa khác – những hoa văn ít được nhìn thấy trong các bức tranh truyền thống của Trung Quốc. Ông Chow tin rằng có khả năng cao chiếc bát này đã được một số tu sĩ Dòng Tên tạo ra hoặc truyền lại.

Một chiếc bình gốm Doucai dòng Hồng ‘Anbaxian’ cực kỳ đẹp và hiếm, hay còn có tên tiếng Hoa là bình Tianqiuping với dấu ấn 6 chữ của vua Càn Long dưới lớp men xanh và thuộc thời kỳ (1736-1795)

Nhà đấu giá: Christie’s Hồng Kông

Buổi bán đấu giá: Những Thiên thể bất tử – Chiếc bình Tianqiuping thuộc dòng họ Taber từ Bảo tàng Nghệ thuật Philbrook

Ngày bán: 30 tháng 5 năm 2018

Giá cuối cùng: 130.600.000 đô la Hồng Kông

Vào ngày cuối cùng của Buổi đấu giá mùa xuân của Christie’s ở Hồng Kông, một chiếc bình dòng hồng ‘anbaxian’ từ thời vua Càn Long (1736-1795) đã đạt được bán ra với giá 130 triệu đô la Hồng Kông (gồm phí nhà đấu giá) trong một buổi đấu giá dài và vô cùng khốc liệt. Chiếc bình được bán cho nhà sưu tập huyền thoại Robert Chang, người đã thắng tại buổi đấu giá với tấm biển may mắn mang số 8888. Tianqiuping (có nghĩa là ‘Bình Thiên Cầu’ trong tiếng Trung), được Hoàng đế Càn Long để lại.

Liên quan đến nguồn gốc của chiếc bình này, người ta cho rằng Taber đã mua chiếc bình trước năm 1925 khi nó lần đầu tiên được ghi lại trong bộ sưu tập của ông. Chiếc bình vẫn thuộc sở hữu của gia đình ông cho đến khi con gái của ông – Francis Keally tặng nó cho Bảo tàng nghệ thuật Philbrook ở Tulsa năm 1960.

Chiếc bình được bán với giá gõ búa ở mức 114 triệu đô la Hồng Kông cho Robert Chang – người đã vẫy không ngừng tấm biển đấu giá với số “8888” của mình để xác nhận mua hàng. Có vẻ như ông Chang đã quyết tâm mua bằng được lô hàng số 8888 này khi ông đã đặc biệt yêu cầu nhà đấu giá cung cấp tấm biển đấu giá có số y hệt như số của lô hàng mình mong muốn: 8888, thay vì sử dụng tấm biển đấu giá số 1 – tấm biển mà ông vẫn luôn sử dụng trong các phiên đấu giá trước đây.

Một chiếc ‘Ngự bình Như ý Hươu và Hạc’ yangcai tuyệt hảo

Có dấu ấn Càn Long và thời

Nhà đấu giá: Sotheby’s Paris

Buổi bán đấu giá: Chiếc ‘Ngự bình Như ý Hươu và Hạc’ yangcai tuyệt hảo

Ngày bán: 12 tháng 6 năm 2018

Giá: € 16,182,800

Vào tháng 5, một chiếc bình hạc Yangcai thế kỷ 18 từ thời vua Càn Long đã làm kinh ngạc tất cả mọi người khi nó được bán ra với giá 16.182.800 euros (19 triệu USD; 149,5 triệu đô la Hồng Kông), gấp 32 lần ước tính trước khi bán là 500.000 – 700.000 euros. Chiếc bình sau đó đã gây ra một cú sốc trong giới chơi đồ cổ sau khi nó được phát hiện một cách tình cờ trong căn gác xép của một gia đình người Pháp và đặt bên trong một hộp đựng giày màu xanh lá cây cũ.

Chiếc bình này đã được một người chú để lại cho cụ cố của chủ nhà và được liệt kê trong dach sách những tài sản của ông chú này trong căn hộ ở Paris của ông sau khi ông qua đời năm 1947. Chiếc bình được bọc bằng một tờ báo nhăn nheo bên trong hộp đựng giày và mang đến nhà đấu giá để kiểm định. Khi chuyên gia mở chiếc hộp giày ra, ông ngay lập tức bị ấn tượng bởi chất lượng của nó.

‘Hạc và hươu’ là một hoạ tiết truyền thống của Trung Quốc. ‘Hươu’ trong tiếng Trung có âm thanh như ‘sáu’ trong khi ‘hạc’ nghe như ‘đoàn tụ’. ‘Sáu’ đại diện cho ‘bầu trời, đất, Bắc, Đông, Nam và Tây’, hay nói cách khác có nghĩa là toàn bộ thế giới, còn những bông hoa và cây cối thì miêu tả mùa xuân. Kết hợp các hình ảnh lại với nhau, bức tranh cho thấy sự hồi sinh và đoàn tụ của các loài sinh vật và thực vật khi mùa xuân đến.

Chỉ có duy nhất một chiếc bình khác với những bức tranh trang trí như vậy – đó là một chiếc bình Càn Long Yangcai khác từ Musée Guimet ở Paris. Với sự hiếm có và độ khéo léo tinh xảo của nó, chiếc bình đã tạo nên một cuộc đấu giá khốc liệt, đẩy giá gõ búa lên mức 14,2 triệu euros, vượt xa ước tính 500.000 euros ban đầu. Cuối cùng chiếc bình quý này đã được bán với giá cuối cùng là 16,18 triệu euros (bao gồm phí bảo hiểm).

Một chiếc bình Yangcai hoạ tiết cá và mắt lưới vô cùng quan trọng được tráng men tinh xảo với dấu ấn men xanh và thuộc thời kỳ Càn Long

Nhà đấu giá: Sotheby’s Hồng Kông

Buổi bán đấu giá: Bình mắt lưới Yamanaka

Ngày bán: 3 tháng 10 năm 2018

Giá cuối cùng: 149.091.000 đô la Hồng Kông

Chiếc bình trong bức ảnh khiến người ta liên tưởng đến một chiếc bình Yangcai có hoạ tiết mắt lưới của vua Càn Long ‘Jiquingyouyu’ – chiếc bình mà suýt thì được bán với giá 53,1 triệu bảng Anh đã bao gồm phí bảo hiểm, một kỷ lục cho mặt hàng nghệ thuật châu Á đắt nhất từng được bán ra. Thật không may, người trả giá thành công này đã không thanh toán, và sau đó, chiếc bình được bán cho một người mua khác hai năm sau đó với số tiền được thông báo là 25 triệu bảng Anh.

Sau khi bức ảnh bị rò rỉ, nhà đấu giá Sotheby’s đã thông báo rằng chiếc bình hoạ tiết lưới trong ảnh chính là anh em của chiếc bình được bán năm 2010 đó. Họ đã lục lại một bức ảnh đen trắng từ catalog của nhà Yamanaka từ năm 1905 và nó hoàn toàn trùng khớp với chiếc bình mà họ giới thiệu. Chiếc bình này từng được trưng bày trong một triển lãm năm 1905 ở New York. Sau đó, nhà Yamanaka đã bán nó cho gia đình của nhà sưu tập hiện tại vào năm 1924 và nó đã được truyền lại trong gia đình kể từ đó. Ước tính ở mức 50 triệu đô la Hồng Kông, chiếc bình đã đạt được mức giá gõ búa là 130 triệu đô la Hồng Kông và cuối cùng được bán với giá 149 triệu đô la Hồng Kông kèm theo phí nhà đấu giá.

Một bát ngự ‘Hoa Anh Túc’ cực kỳ tinh xảo và hoàn hảo

Dấu ấn men xanh và thuộc thời kỳ Càn Long

Nhà đấu giá: Sotheby’s Hồng Kông

Buổi đấu giá: Bát Falangcai Hoa Anh Túc

Ngày bán: 3 tháng 10 năm 2018

Giá cuối cùng: 169.413.000 đô la Hồng Kông

Sau buổi bán đấu giá thành công một chiếc bình hoạt tiết lưới của vua Càn Long, một chiếc bát Falangcai Hoa Anh Túc cũng của vua Càn Long đã đạt được mức giá 100 triệu đô la Hồng Kông tại buổi bán đấu giá mùa thu của Sotheby’s. Giá gõ búa cho chiếc bát này là 148 triệu đô la Hồng Kông (18,88 triệu đô la Mỹ) và giá cuối cùng là 169 triệu đô la Hồng Kông đã bao gồm bảo hiểm.

Chiếc bát với đường kính 11,8 cm với dấu men màu xanh lam và thuộc thời kỳ Càn Long được tráng men một cách vô cùng tinh xảo ở bên ngoài với hoạ tiết phức tạp của những cây anh túc mọc lên từ đá và một con bướm đang bay ở phía trên. Trên bề mặt bát còn được viết một bài thơ mười bốn ký chữ ‘Yu Meiren’ (Lady Yu).

Xét về thứ hạng của đồ gốm sứ triều đại nhà Thanh, dòng Falangcai là dòng được xếp hạng cao nhất. Và trong số các đồ gốm sứ Falangcai thì những tác phẩm có khắc thơ lại mang giá trị lớn nhất. Do đó, chiếc bát Falangcai Hoa Anh Túc này là một ví dụ điển hình của ‘Guyuexuan’ – một thuật ngữ Trung Quốc được dùng để mô tả những món đồ gốm sứ cao cấp nhất thời nhà Thanh. Chiếc bát đã được giữ trong một bộ sưu tập tư nhân ở Pháp và được phát hiện lại bởi bà Julian Thompson, chủ tịch của nhà đấu giá Sotheby’s ở Châu Á. Chiếc bát từng được đưa ra đấu giá năm 2003, nhân kỷ niệm nhà đấu giá Sotheby’s tròn 30 năm tuổi và được bán với giá gần 29,2 triệu đô la Hồng Kông sau khi trả phí. Chiếc bát vẫn nằm trong bộ sưu tập đó trong 15 năm qua trước khi xuất hiện trở lại trên thị trường.

Một chiế bình Yangcai hai quai “Phong Cảnh” tuyệt đẹp

Nhà đấu giá: Đấu giá quốc tế Bắc Kinh Poly

Buổi bán đấu giá: Băng qua dòng sông mùa thu pha lê – chiếc bình Yangcai hai quai “Phong Cảnh” tuyệt đẹp

Ngày bán: 8 tháng 12 năm 2018

Giá cuối cùng: 94.875.000 RMB

Nhà đấu giá Bắc Kinh Poly đã thu được tổng cộng 590 triệu RMB từ các đêm bán đấu giá những tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc vào mùa thu này, trong đó ba tác phẩm có giá cao nhất đều là đồ gốm của vua Càn Long. Trung tâm của buổi đấu giá là một chiếc bình Yangcai hai tay “phong cảnh” – chiếc bình đã được chào bán tại một buổi bán đấu giá dành riêng cho nó. Rất hiếm khi chúng ta có thể tìm thấy một chiếc bình tương tự miêu tả toàn cảnh phong cảnh non nước, đan xen vào đó là những ngôi đình. Chiếc bình cuối cùng được bán với giá 94.875.000 RMB (107 triệu đô la Hồng Kông) đã gồm phí bảo hiểm.

Đồ ngự sứ của vua Càn Long với phần trang trí bằng tranh phong cảnh vốn dĩ đã rất hiếm gặp rồi, chưa kể đó lại là một bức tranh phong cảnh toàn cảnh. Chiếc bình đến từ bộ sưu tập của gia đình Qing Kuan – gia đình sở hữu bộ sưu tập với những món đồ ngang với những báu vật ngự dụng chất lượng cao thời nhà Thanh. Chiếc bình hiếm như vậy đã được chào bán trong một buổi bán đấu giá riêng cho mình nó và được bán với giá 94.875.000 RMB (107 triệu đô la Hồng Kông).

LePhan (dịch và tổng hợp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.