HOANG TICH-CHU (1912-2003) & NGUYEN TIEN-CHUNG (1914-1978)
Village de la Moyenne Région au Tonkin (Làng quê miền trung du)
Sơn mài, ký và ghi ngày tháng bên góc phải (in Lacquered panel, signed and dated lower right)
100.5 x 60.5 cm – 39 1/2 x 23 7/8
Giá ước lượng : 50 000 / 80 000 €
Giá bán : 226 900 €
PROVENANCE
Thuộc bộ sưu tập của vua Bảo Đại *.
Bộ sưu tập của Lê Thanh Cảnh (Lê Thanh Cảnh sinh năm 1893, là bạn học cùng lớp với Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) tại lớp Trung học đệ nhị niên của trường Quốc học Huế thời kỳ 1907-1909. Năm 1937, ông trúng cử Viện Dân biểu Trung Kỳ và là Ủy viên thường trực. Về sau, Lê Thanh Cảnh là Đổng lý Văn phòng của Bảo Đại. Vợ ông thuộc dòng hoàng tộc, có họ hàng với Bảo Đại) *.
Bộ sưu tập cá nhân của một cựu giáo sư triết học tại Khoa Nhân văn và Nghệ thuật, Đại học Minh Đức, Sài Gòn.
*Lưu ý: đây là những thông tin nhà đấu giá ghi lại theo lời người bán và không có tư liệu nào chứng mình điều này.
«Làng quê miền trung du» (Village de la Moyenne Région au Tonkin) là một bức tranh sơn mài của Hoàng Tích Chù và Nguyễn Tiến Chung, kết quả của sự cộng tác hài hòa giữa hai người bạn cùng khóa 11, trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương.
Sơn mài vốn vẫn được cho là có tính «mỹ nghệ», nhưng dưới những bàn tay khéo léo của hai người bạn đồng môn, tác phẩm «Làng quê miền trung du» đã thực sự bước chân vào hàng «nghệ thuật».
Hoàng Tích Chù (1912 – 2003) theo học lớp hội họa dự bị từ năm 1929 do Nguyễn Nam Sơn hướng dẫn, nhưng hoàn cảnh khó khăn, việc học dở dang, đến 1936 mới thi đỗ vào trường Mỹ Thuật Đông Dương, bạn bè tặng ông biệt danh «Chù già» do lớn tuổi hơn các bạn.
Tốt nghiệp năm 1941, đứng thứ nhì sau Nguyễn Văn Tỵ, ông mở xưởng ở phố Hàng Khoai2, làm sơn mài theo đơn đặt hàng của Hợp tác xã các nghệ sĩ Đông Dương (Cooperative des Artistes Indochinois, do Inguimberty lãnh đạo và Trần Văn Cẩn điều hành). Bút pháp nghệ thuật của Hoàng Tích Chù chịu nhiều ảnh hưởng nghệ thuật dân gian, đưa ông đến danh hiệu «bậc thầy trữ tình trong hội họa sơn mài».
Nguyễn Tiến Chung (1914 – 1976) có năng khiếu hội họa từ thuở bé, thi đậu vào trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1936, cùng khóa 11 với với Hoàng Tích Chù, Nguyễn Văn Tỵ, Bùi Trang Chước…
Ông rất thành công ở những tranh mang đậm tính Á Đông, diễn tả nông dân, làng thôn với những cánh đồng vàng rực, mây núi ngút ngàn, phong cảnh những ngôi chùa lặng lẽ, hoặc thiếu nữ thị thành lãng mạn mộng mơ…
Nguyễn Tiến Chung nổi tiếng trong tranh lụa, với những tạo nét tạo hình có giá trị nghệ thuật vững vàng, hợp tác với kỹ thuật sơn mài xuất sắc của Hoàng Tích Chù, đã cho ra đời những tác phẩm làm kinh ngạc giới thưởng ngoạn nghệ thuật thời bấy giờ. «Làng quê miền trung du» là một trong những kết hợp hiếm hoi của hai danh họa nói trên.
(2) Lúc ấy cả Hà Nội chỉ có bốn xưởng: Phạm Hậu, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Văn Tỵ và Hoàng Tích Chù. (“Vĩnh biệt hoạ sĩ Hoàng Tích Chù – người thầy của nghệ thuật sơn mài” Thuận Thiên, báo Lao Động số ra ngày 24/10/2003).
Một vài chi tiết của tranh
Chất liệu sơn mài xuất hiện tại Việt Nam từ hơn 2500 trước, nhưng thị hiếu sơn mài tại Pháp vào những năm 1920, tiếp theo đó là xưởng sơn mài của Jean Dunand (1877 – 1942) tại Paris thành lập với những người thợ tuyển đến từ Đông Dương đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành sơn mài tại Việt Nam. Khoa sơn mài được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoảng 1927, do Joseph Inguimberty phụ trách, Alix Aymé giúp đỡ về phương pháp tiến hành, nhưng sơn mài được chính thức chấp nhận một cách rõ ràng theo cải cách trường Mỹ thuật Đông Dương trong nghị định do Toàn quyền ông Dương Jules Brévié ký ngày 24/5/1938.
Thực hiện vào thời kỳ vàng son của sơn mài Việt Nam, «Làng quê miền trung du» ra đời cùng một năm với những tác phẩm khác của Hoàng Tích Chù và Nguyễn Tiến Chung, như «Phong cảnh trung du» (La moyenne région, sơn mài, 100 x 150 cm, 1942) p14, «Giáng Sinh» (La Nativité, sơn mài, 224 x 146 cm, 1942 – 1943) p17…
Với kích thước 60 x 100 cm, «Làng quê miền trung du» được thể hiện theo thể loại tranh đứng kakémono, diễn tả sự hùng vĩ của thiên nhiên. Đứng trước tác phẩm, người xem có một cảm giác yên bình ấm áp. Làng quê được diễn tả bằng một góc nhà sàn ẩn hiện sau hàng cây bụi chuối, một hàng rào phên nứa bao bọc chung quanh, có đám gà luẩn quẩn, có con heo thả rong chạy hẳn ra ngoài phên, chủ nhà đeo gùi đang cố gắng điều khiển con ngựa không chịu về nhà. Trời đang chiều ư ? Xa xa, bóng núi chập chùng mờ mịt dưới áng mây vàng bảng lảng. Những hàng cau vươn mình theo phong cách art-déco, tạo nên những đường nét mềm mại uyển chuyển, bức kakémono như thêm cao vun vút…
Ngoài ra, tranh có bố cục rất vững vàng, độ viễn cận được tôn trọng, thể hiện rõ ràng chiều sâu của tranh.
Bức tranh sơn mài này có hai điểm cần lưu ý. Thứ nhất, nó được thực hiện với những nguyên liệu thuần túy tự nhiên như gỗ, nhựa cây sơn, vàng lá, cát và vỏ trứng. Những mảng vàng được dát lên tạo ra một thứ ánh sáng có màu sắc huyền hoặc, làm nên bóng nắng chiều khi ẩn khi hiện sau những ngọn núi mờ xa, hắt vào những hàng cau bừng lên trên nền son đỏ, nâu đen. Vỏ trứng được cẩn lên ngựa và con heo nhỏ, điểm xuyết trên một vài bông hoa, tạo nên tính linh động nhẹ nhàng…
Thứ hai, khi sờ vào tranh, chúng ta chợt nhận ra một kỹ thuật rất độc đáo. Tranh không hoàn toàn được mài bằng phẳng, mà có những chỗ được chạm nổi lên rất nhẹ, tại thân cau, trên vài nhánh lá…, như những bas-rélief.
Phía dưới bên trái bức tranh là chữ ký của hai họa sĩ và năm sáng tác, được khắc chìm vào trong tranh.
Xuất xứ bức tranh thuộc sưu tập của hoàng đế Bảo Đại.
Vào khoảng cuối thập niên 1950, ông Lê Thanh Cảnh5 giữ chức vụ Đổng lý Văn phòng của hoàng đế Bảo Đại, hoàng thượng đã tặng ông bức tranh «Làng quê miền trung du» làm quà. Về sau, năm 1982, tranh vào bộ sưu tập tư nhân (cựu giáo sư Triết học trường Đại Học Minh Đức, Sài Gòn) và chuyển sang Pháp vào năm 1983.
Người ta hay nói «trung thi hữu họa», trong bài thơ ẩn hiện bức tranh. Có ai như tôi, nghe thấy đâu đó từ «Làng quê miền trung du» tỏa ra những tiếng vọng ngọt ngào êm dịu và thổn thức điệu ru huyền hoặc của một bài thơ quê hương ?
Ngô Kim Khôi
LE PHO (1907-2001)
Piéta (Ðức Mẹ), circa 1935
Encre et couleurs sur soie, signée en bas à gauche
57 x 43 cm à vue – 22 1/2 x 17 in
Ink and color on silk, signed and dated lower left
Giá ước lượng : 100 000 / 120 000 €
Giá bán : 156 000 €
PROVENANCE
Galerie d’Art, Nice
Collection privée, Paris
LE PHO (1907-2001)
Le bain (Tắm), circa 1935
Encre et couleurs sur soie, signée en haut gauche
37 x 36.5 cm à vue – 14 1/2 x 14 1/4 in
Ink and color on silk, signed and dated upper left
Giá ước lượng : 30 000 / 40 000 €
Giá bán : 144 300 €
PROVENANCE
Collection privée, Paris
JOSEPH INGUIMBERTY (1896-1971)
Rizière (Đồng lúa), 1928
Huile sur toile, signée et datée en bas à droite
73 x 100 cm – 28 7/8 x 39 3/8 in Oil on canvas, signed and dated lower right
Giá ước lượng : 35 000 / 50 000 €
Giá bán : 97 500 €
LE PHO (1907-2001)
Sur la terrasse (bên ban công), circa 1937-38
Encre et couleurs sur soie, signée en haut à gauche, titrée et numérotée au dos
45,5 x 29,5 cm – 18 x 11 2/3 in.Ink and color on silk, signed upper left, titled and numbered on reverse
Giá ước lượng : 100 000 / 150 000 €
Giá bán : 149 500 €
PROVENANCE
Galerie Romanet, Galerie d’art Pasteur, Alger vers 1941-42, n°48
Collection privée, France
LE PHO (1907-2001)
La caresse (vuốt ve), circa 1940-45
Encre et couleurs sur soie, signée en bas à droite et titrée au dos
34 x 26 cm – 13 1/2 x 10 inInk and color in silk, signed and dated lower right and titled on the back
Giá ước lượng : 100 000 / 150 000 €
Giá bán : không bán được
PROVENANCE
Collection privée, Algérie, dans les années 1940
Collection privée, Paris (par transmission familiale)
LE THI LUU (1911-1988)
Jeune mère (người mẹ trẻ), circa 1984
Huile sur toile, signée en bas à droite, titrée au dos
92 x 73 cm – 36 1/4 x 28 3/4 inOil on canvas, signed lower right, titled on the back
Giá ước lượng : 20 000 / 30 000 €
Giá bán : 143 000 €
PROVENANCE
Acquis auprès de l’artiste et conservé depuis
Collection privée, Paris
VU CAO DAM (1908-2000)
Jeune fille (thiếu nữ), 1952
Encre et couleurs sur soie, signée en bas à gauche
33.5 x 24 cm -13 1/4 x 9 1/2 in.Ink and color on silk, signed lower left
Giá ước lượng : 20 000 / 30 000 €
Giá bán : 39 000 €
PROVENANCE
Collection privée, vers Toulouse
Acquis directement auprès de l’artiste, transmis familialement depuis
MAI TRUNG-THU (1906-1980)
Encre et couleurs sur soie, signée et datée en bas à droite
44 x 52 cm – 17 1/3 x 20 3/4 inInk and color on silk, signed and dated lower rightDans son cadre d’origine.
Giá bán : 104 000 €
PROVENANCE:
Collection privée
MAI TRUNG-THU (1906-1980)
Discussion (thảo luận), 1970
Encre et couleurs sur soie, signée et datée en haut à gauche
16 x 33 cm – 6 1/4 x 13 inInk and color on silk, signed and dated upper left
Dans son cadre d’origine. Avec une étiquette au revers «43. Discussion»
Giá ước lượng : 30 000 / 35 000 €
Giá bán : 61 100 €
PROVENANCE
Collection privée
MAI TRUNG-THU (1906-1980)
Le turban vert (khăn xếp xanh lá cây), 1967
Encre et couleurs sur soie, signée et datée en bas à droite. Dans le cadre d’origine fait par l’artiste
19.2 x 10.2 cm – 7 1/2 x 4 inInk and color on silk, signed and dated lower right. Original frame, made by the artist.
Giá ước lượng : 24 000 / 25 000 €
Giá bán : Không bán được
PROVENANCE
Galerie Apesteguy, Deauville, 1969
Collection privée, conservé depuis 1969
MAI TRUNG-THU (1906-1980)
Le turban bleu (khăn xếp xanh da trời), 1967
Encre et couleurs sur soie, signée et datée en haut à gauche. Dans le cadre d’origine fait par l’artiste
19.2 x 10.2 cm – 7 1/2 x 4 inInk and color on silk, signed and dated upper left. Original frame, made by the artist.
Giá ước lượng : 24 000 / 25 000 €
Giá bán : 32 500 €
PROVENANCE
Galerie Apesteguy, Deauville, 1969
Collection privée, conservé depuis 1969