Các học giả về lịch sử Đông Nam Á và các quan hệ Trung Hoa-Đông Nam Á cần phải thực hiện một sự chuyển hướng quan trọng từ một quan điểm hàng hải sang một nhãn quan trên đât liền. Khoảng 60 năm trước đây, công kích khảo hướng quy chiếu về Âu Châu trong lịch sử Đông Nam Á, tác giả J. C. van Leur đà viết các dòng chữ nối tiếng như sau: “Ấn Độ được quan sát từ sàn của con tàu, từ các lũy phòng thủ của tòa thành, từ phòng triển lãm cao cấp của trụ sở mậu dịch”. 1 Từ thời điểm đó trở đi, đặc biệt từ khi có sự ấn hành bài khảo luận quan trọng của John Smail về “lịch sử tự trị” (autonomous history), nhiều sử gia về Đông Nam Á – mượn nhóm từ của Smail – đã “đổ bộ lên bờ” 2 và đã khảo cứu lịch sử của vùng này từ một quan điểm không quy tâm về Âu Chậu Tuy nhiên, di sản thực dân của cái nhìn từ một quan điểm hàng hải vẫn còn nguyên: khi đi tìm các yếu tố ngoại lại ảnh hưởng đến lịch sử Đông Nam Á, các học giả đã nghiên cứu, một cách áp đảo, các yếu tố đên từ Trung Hoa, Ấn Độ và Âu Châu xuyên qua đại dương. “Tinh thần hàng hải” này, như tôi mệnh danh, được phản ảnh trong nhiều nhận xét công khai và các ám chỉ mặc nhiên bởi nhiều học giả. Thí dụ, “trong suốt diễn trình tiến hóa văn hóa của nó, vòng tròn mậu dịch của Đông Nam Á được mở rộng dần dần, được cổ động bởi các sự tiếp xúc với Ấn Độ, Trung Hoa và vùng Tây Á Châu. Vào thời đại có vương quốc hồi giáo Melaka, vùng này đã được nối liền bởi các hải lộ với các khu vực ngoại biên của công cuộc mậu dịch xa xôi, trải dài từ Venice ở phương tây cho đến thành phố Quảng Châu ờ phương đông.” 3
Các ý kiến này không để ý đến sự kiện rằng trong khi các thủy thủ và tàu thuyền đi lại trên các thủy lộ trong vùng, các đoàn lữ hành cũng di chuyển một cách nhộn nhịp trên các con đường bộ nằm giữa miền nam Trung Hoa ngày nay với các miền lục địa phía bắc của Đông Nam Á. Nói cách khác, họ chỉ nhìn thấy biển, chứ không thấy đất liền. Ngược với quan điểm đó, bài viết này lập luận rằng tác động trên đất liền từ Trung Hoa – đặc biệt trên vùng lục địa Đông Nam Á – thì sâu đậm, và kỹ thuật về thuốc súng của Trung Hoa là một trường hợp nổi bật. Các học giả đã liên kết sự truyền bá vũ khí có nòng súng bằng kim loại đến vùng Đông Nam Á với sự lục soát vùng Melaka bởi người Bồ Đào Nha năm 1511; chính vì thế chúng ta nhìn thấy sự nghiên cứu quan trọng đã được thực hiện về sự chuyển giao kỹ thuật quân sự Âu Châu và hàm ý của nó đối với lịch sử Đông Nam Á. 4 Mặc ngày càng có nhiều học giả nhận thức ra rằng vũ khí có nguồn gốc Trung Hoa và Hồi Giáo vốn đã được truyền bá tại miền Hạ Miến Điện và vùng Đông Nam Á hải đảo trước niên kỳ đó, sự phổ biến các vũ khí từ nhà Minh Trung Hoa đến các khu vực đó từ cuối thế kỷ thứ mười bốn đến đầu thế kỷ thứ mười lăm và các hàm ý sâu xa của nó vẫn không được biết đến cho đến nay. Ngay tác giả Joseph Needham, trong tác phẩm vĩ đại của ông về Khoa Học và Văn minh Trung Hoa, thảo luận về sự truyền bá vũ khí của Trung Hoa sang Âu Châu và các phần đất khác của Á Châu như Triều Tiên và Nhật Bản, đã hoàn toàn không nói gì đến vùng Đông Nam Á. 5
Quan điểm sai lạc này xảy ra bởi có một sự khiếm khuyết trong việc lưu ý một cách chặt chẽ đến sự phát triển vũ khí tại Trung Hoa và đến việc tham khảo các nguồn tài liệu quan trọng hiên đại và cận đại của Trung Hoa và Đông Nam Á, đặc biệt của Việt Nam, Miến Điện và Thái (dân Tai Lu, Tai Yuan v.v.). Bài viết này thực hiện một sự khảo sát bình giải và chi tiết các tài liệu này nhằm chỉ cho thấy trước khi có sự xuất hiện của các người Âu Châu tại các hải phận Đông Nam Á, các vũ khí của Trung Hoa – kể cả hỏa tiễn, súng bắn bằng tay, và súng đại bác – đã sẵn được phổ biến tại miền lục địa phía bắc của Đông Nam Á (trong bài này bao gồm cả miền nam Vân Nam và vùng đông bắc Ấn Độ), với các hàm ý quan trọng cho lịch sử trong vùng. Mặc dù các nguồn tài liệu còn lâu mới hoàn hảo, chúng cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại Đại Việt, Lan Na và Luchuan (vùng đất của người Maw Shan tại miền tây nam Vân Nam ngày nay) đã tức thời tiếp nhận và áp dụng kỹ thuật mới của Trung Hoa này nhằm làm lợi cho họ, trong khi những kẻ chấp nhận nó trên một quy mô nhỏ hơn hay không tiếp nhận gì cả (như xứ Chàm và xứ Ayutthaya) đã phải gánh chịu các hậu quả
Trung Hoa thời Minh sơ (1368-1450) như một siêu cường quân sự
Cuộc chinh phục của người Mông Cổ trên các lãnh thổ bao la vùng Âu Á truyền bá kỹ thuật thuốc súng và một vài hình thức ban đầu của các vũ khí chẳng hạn như giáo phóng lửa và bom (nhưng không phải là các vũ khí có nòng đúc bằng kim khí như súng bắn tay và đại bác) từ chính Trung Hoa đến các vùng viễn tây, kể cả Trung Đông, Âu Châu và vùng tây bắc Ấn Độ. Điều này diễn ra bởi trong suốt thời cực thịnh của Mông Cổ, các vũ khí đích thực như súng và đại bác chưa được chế tạo, và các vũ khí chính yếu của họ vẫn còn là cung tên; nói chung, ngay cả các súng hay máy phóng đá cũng ít được dùng tới. 6 Các học giả từ lâu xác định rằng nhà Nguyên đã dùng các đại bác có nòng đúc bằng kim loại trong các cuộc xâm lăng của họ vào Nhật Bản và đảo Java trong các năm 1281 và 1293, nhưng thực sự không phải như vậy. Vũ khí mà quân đội nhà Nguyên sử dụng trong các chiến dịch này, cũng như trong cuộc chiến tranh trước đó đánh vào Nhật Bản trong năm 1274, là các dàn máy phản lực phóng các mảnh bom bằng sắt nổ tung dữ dội, được gọi là tiehuopao [?] 7 Cả hai loại máy phóng Trung Hoa cổ truyền và kiểu tân tiến của Hồi Giáo đều đóng một vai trò lớn trong các cuộc chinh phục ban đầu của Mông Cổ. Các khám phá về khảo cổ cho thấy các súng bắn tay có nòng đúc bằng kim loại thực sự (huotong? hay huochong??) chưa xuất hiện cho mãi đến năm 1288; và trọng pháo có nòng đúc bằng kim loại sớm nhất, như chúng ta biết được cho đến nay, được chế tạo vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ mười bốn và không được gọi là pao (pháo) hay (?) mãi cho đến thời Minh sơ và đặc biệt thời giữa nhà Minh. 8
Bước ngoặt thực sự quan trọng là sự thành lập triều đại nhà Minh năm 1368, khởi phát điều có thể gọi là một “cuộc cách mạng quân sự” không chỉ trong lịch sử Trung Hoa mà còn trong lịch sử thế giới. 9 Vũ khí đã giúp cho Chu Nguyên Chương (trị vì từ 1368-98) đánh bại quân Mông Cổ và các đối thủ khác của ông và thiết lập một triều đại mới. Sự kiện này cũng được nêu ra trong một lời bình luận được đưa ra khoảng năm 1561 bởi một tác giả của một thiên khảo luận về quân sự: “Vị hoàng đế đầu tiên của chúng ta, Thái Tổ (Chu Nguyên Chương), do các thành quả quân sự đáng kể của ông, đã dành được sự kiểm soát toàn thể Trung Quốc. Ông thụ đắc mọi loại hỏa lực hiện hữu từ trước đên nay, và giữ chúng trong các kho vũ khí của ông. 10 Sau khi thiết lập nhà Minh, sự lưu tâm lớn lao đã được dành cho sự sản xuất các hỏa khí [khí giới bắn bằng mồi lửa hay phun ra lửa: firearms]. Các số thống kê đương thời hiện còn thiếu sót, nhưng thông tin kể sau cũng đủ để chứng tỏ quy mô sản xuất. Cấp số của quân đội nhà Minh trong suốt thời trị vì của vị hoàng đế sáng lập vào khoảng từ 1.2 triệu đến 1.6 triệu quân, và khoảng 10 phần trăm trong họ được trang bị bằng súng tay. Từ năm 1380 đến 1488, có hai phòng sản xuất vũ khí chính yếu tại các kinh đô; phòng đầu tiên – Junqiju – được yêu cầu sản xuất 3,000 “đại bác có miệng súng cỡ bát ăn” (bowl-sized muzzle cannon) (wankouchong?), 3,000 khẩu súng tay, 90,000 mũi tên và 3,000 súng báo hiệu cho mỗi ba năm một, trong khi phòng Bingzhangju đã sản xuất một số lượng không xác định nhiều loại đại bác và súng tay khác. Ngoài ra, Phòng Baoyuan, có nhiệm vụ chính là sản xuất tiền đồng, có chế tạo một số súng bắn tay. Sau hết, hỏa khí còn được chế tạo bên ngoài các kinh đô bởi các đội quân cấp tỉnh và các đơn vị quân sự địa phương. 11 Dựa trên số thứ tự của các súng tay khai quật được cho đến nay, con số được ước lượng rằng ít nhất có 160, 106 vũ khí như thế được sản xuất ra trong thời kỳ từ 1403 đến 1521. Trong năm 1462, 1,200 dàn chở súng, kể cả các dàn chuyên chở “đại bác lớn bằng đồng” (datongchong?) đã được chế tạo, trong khi trong năm 1465, 300 ‘đại bác vĩ đại” khác (dajiangjunchong?) và 500 dàn chuyên chở đại bác đã được chế tạo. 12 Dưới các tình huống này, điều không có gì lấy làm ngạc nhiên rằng kích thước các vũ khí trong các đội quân nhà Minh đã gia tăng, đặc biệt khi họ tăng cường các biên giới của mình trong thế kỷ thứ mười lăm. Vào khoảng năm 14550, 50% của một số đơn vị quân đội tại biên cương phía bắc được trang bị với súng đại bác, và vào khoảng năm 1466, một phần ba binh sĩ nhà Minh có thể được trang bị vũ khí. 13 So sánh với súng tay của cuối đời nhà Nguyên, các vũ khi thời Minh sơ được cải tiến trong nhiều phương diện, và chúng được cấp phát cho cả bộ binh lẫn hải quân. Vũ khí Trung Hoa được dùng lần đầu tiên trong các cuộc hải chiến năm 1363. Một thập niên sau, “đại bác có khẩu độ to bằng cái bát” được gắn trên các tàu chiến, và trong năm 1393, có quy định rằng mỗi chiếc tàu lớn phải được trang bị với mười sáu súng tay, bốn “đại bác với khẩu độ bằng cái bát”, hai mươi hỏa quang (fire-lances: huoqiang??), hai mươi hỏa tiễn (rockets: huojian) và các vũ khí khác. 14
Các chiến dịch quân sự thời Minh sơ đã thành công một cách vượt bực. Một trong các lý do được giả định do sự sử dụng hữu hiệu các vũ khí, như được thấy trong các lời bình luận của các nhân vật đương thời. Qiu Jun (1421-95), một chính khách lỗi lạc nhà Minh, đã nhận xét: “Kể từ khi có sự xuất hiện của các vũ khí [súng bắn] này, Trung Hoa đã có thể đánh bại quân man rợ ở khắp bốn phương.” Tác giả một tập khảo luận quân sự quan trọng được viết trong năm 1598 đã nhận xét rằng “Thành Tổ [Hòang Đế Vĩnh Lạc, trị vì từ năm 1403-24] … có thiết lập tại triều đình của vua các Đội Bắn Súng và các đội quân khác chuyên sử dụng súng tay và đại bác.. Bởi thế, các thàntích quân sự của ông vượt quá tất cả các vị hoàng đế trước đó.” 15
Các Sự Chuyển Giao Kỹ Thuật Quân Sự đến miền lục địa phía bắc Đông Nam Á
Dân tộc Maw Shan (Luchuan)
Luchuan là một chính thể của người Tai [được dịch ra nhiều danh từ khác nhau như Thái, Đại, Tây… chú của người dịch] đặt căn cứ tại vùng Thung Lũng Sông Maw (Shweli hay Ruili, hay Luchuan), vì thế người dân của nó được gọi là dân Maw hay Maw Shan trong tài liệu Miến Điện. (Trong bài viết này, từ ngữ “Tai” sẽ được dùng cùng với các chữ “Maw Shan” để chỉ nhóm dân này, vốn được gọi bằng các danh xưng khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau). Hồi cuối thế kỷ thứ mười bốn, người Maw Shan tại miền tây nam Vân Nam vẫn chỉ được trang bị bằng voi, giáo và cung tên. 16 Tuy nhiên, sự du nhập các súng bắn đến từ nội địa Trung Hoa đã làm thay đổi bức tranh này. Ngay từ năm 1378, các súng bắn kể cả “đại bác có khẩu độ bằng cái bát” loại nhỏ chế tạo tại Yongning (Xuyong ngày nay), tỉnh Tứ Xuyên, có thể đã được sử dụng bởi bộ binh nhà Minh trong các chiến dịch tại Vân Nam. Trước khi tiến vào Vân Nam, ngày 26 tháng 12 năm 1381, quân nhà Minh dưới quyền các Tướng Quân Fu Youde, Lan Yu, và Mu Ying đã chiếm đóng Puding thuộc mie6`n tây bắc tỉnh Quí Châu (Guizhou), và các súng bắn có vẻ đã được sử dụng trong trận đánh này. 17 Các vũ khí này có thể đã đóng một vai trò quyết định trong việc quân Minh đánh bại lực lượng cả 100,000 quân của Mông Cổ tại Qujing, thuộc miền đông bắc tỉnh Vân Nam vào ngày 31 tháng 12 năm 1381; một nguồn tài liệu cho chúng ta hay rằng ‘âm thanh của trống và đại bác làm rung chuyển bầu trời [??].” Kết quả, sự cai trị của Mông Cổ tại Vân Nam bị sụp đổ. Cuối năm 1383, súng bắn nhà Minh góp phần vào sự đánh bại lực lượng 40,000 binh sĩ địa phương Vân Nam vốn đã bao vây Tonghai trong hơn một tháng. 18 Vào ngày 13 tháng 4 năm 1387, Hòang Đế nhà Minh đã ra lệnh cho Mu Ying (Mộc Anh) và các tướng lãnh khác tại Vân Nam như sau:
Quân mọi rợ này [Luchuan Baiyi, hay dân Maw Shan] đã thực sự trù liệu việc dò xét [Vân Nam] và sớm muộn gì sẽ chắc chắn trở thành một mối lo bởi việc quấy phá vùng biên cương. Khi nhận được sắc dụ này, [tướng quân cần] xây dựng các công sự phòng thủ tại Jinchi (Baoshan), Chuxiong, Pindian, và phần giữa của con sông Lancang (Cửu Long). [Tướng quân phải] bảo đảm rằng các tường thành được xây cao và các hào phải sâu, các cọc phải dầy và tọ. Mỗi nơi cần có một đến hai nghìn hay nhiều nghìn hoặc hàng trăm súng bắn tay. Các địa điểm sản xuất thuốc súng [cần] làm việc ngày đêm, nhằm bảo vệ [thành phố].
Trong năm kế tiếp, Hoàng Đế lại ra lệnh 107 dàn đặt súng bắn đá (qishaopao: catapults) phải được chế tạo cho việc tấn công vào các bờ lũy của dân Maw Shan. 19
Vào ngày 6 tháng 5 năm 1388, 150,000 quân Maw Shan với hơn 100 con voi đã tấn công Dingbian (Nanjian, Vân Nam ngày nay), trong khi 15,000 binh sĩ nhà Minh đã đi bộ 15 ngày đến chiến đấu với họ. Khởi đầu, các thớt voi đã rượt đuổi ngựa của quân Minh; sau đó phía quân Minh đà sử dụng súng tay, đại bác, tên đốt lửa (shenjijian hay huojian: fire-arrows), tên lửa kể cả “các chùm tên chín con rông” (jiulongtong?) bắn ra một lúc chin mũi tên. 20 Đặc biệt, quân nhàMinh đã thực hiện việc khai hỏa liên tiếp đê” tiến đánh tượng binh của người Shan một cách hữu hiệu. Binh sĩ Trung Hoa cầm súng được chia thành ba hàng. Hàng thứ nhất sẽ khai hỏa đầu tiên vào các con voi đang tiến tới; nếu các con voi không trở lùi, hàng thứ nhì sẽ bắn tiếp, và sau đó là hàng thứ ba. . Chính vì thế, binh sĩ nhà Minh đã cùng bắn ra các mũi tên và đá [viên đạn từ súng đại bác], và tiếng động làm rung chuyển vùng thung lũng núi đối, mọi con voi [của người Shan] lấy làm run sợ và tháo lui. Theo Ming shilu (biên niên sử nhà Minh), 30,000 quân Maw Shan đã bị hạ sát trong khi 10,000 lính và 37 con voi bị bắt giữ. Bị áp đảo bởi sức mạnh quân sự của nhà Minh, dân Maw Shan đã chịu thần phục qua việc gởi triều cống. Đây là cuộc tranh chấp đầu tiên giữa hai lực lượng; trận đánh, diễn ra trong hai ngày, khá nhanh chóng. 21 Rõ ràng, súng bắn và chiến lược quân sự mới đã đóng một vai trò then chốt trong việc đánh đuổi tượng binh của người Shan và sau cùng trong sự chiến thắng của quân Minh. Sau đó, trong cùng năm này (1388), quân nhà Minh đã đánh nhau với dân Yi tại Dong chuan, miền đông bắc Vân Nam; hỏa khí phải đựợc dùng trong các chiến dịch mặc dù chỉ có súng báo hiệu (xinpao: tín pháo?: signal guns) được ghi nhận. 22
Tuy nhiên, sự độc quyền của Trung Hoa về kỹ thuật thuốc súng cũng không kéo dài . Trong năm 1397, các quân sĩ Trung Hoa từ Jinchi (Baoshan, Vân Nam ngày nay) đã đào ngũ chạy sang phía Maw Shan và giúp họ chế tạo đại bác và súng tay. Các kỹ năng của họ được nâng niu bởi Silunfa (trị vì từ năm 1381-99), Thủ Lĩnh dân Maw Shan, đến nỗi các binh sĩ này được phép đeo thắt lưng bằng vàng và được đối xử tốt hơn cả các nhà sư trong nội địa Vân Nam. Sự đối xử đặc biệt này còn gây ra sự chống đối bởi thuộc hạ của Silunfa, Dao Ganmeng, kẻ đã nổi loạn và đánh đuổi ông ta. Số lính Hán đào ngũ thì đông đảo; như một bản văn ghi chép năm 1442 cho thấy, trong thời trị vì của vua Hồng Vũ (1368-88), hơn 20,000 lính gốc Hán đóng quân tại Jinchi, nhưng nhiều người trong họ bỏ trốn. Vào năm 1442, chỉ có 3,000 trong họ còn ở lại, khiến cho tỷ suất đào ngũ lên tới 85%. 23
Các dữ kiện này minh chứng cho một thông tư của Wang Ji, Thượng Thư Bộ Binh và tư lệnh các chiến dịch đánh phá người Maw Shan, được viết trong năm 1444:
Trong quá khứ, dân Luchuan nổi loạn chính yếu bởi có các kẻ trục lợi tại biên cương,mang các vũ khí và các sản phẩm khác một cách bất hợp pháp, lẻn vào Mubang (Hsenwi), Miandian (Miến Điện) (Ava), Cheli (sipsong Panna), Babai (Lan Na), v.v…và giao thiệp với các tù trưởng thổ dân, cùng trao đổi sản phẩm. Cũng có những người đã dạy họ chế tạo vũ khí, yêu mến phụ nữ của họ, và ở lại đó.
Một chuyện đời xưa truyền khẩu của sắc dân Đại trong thế kỷ hai mươi cũng xác nhận sự chuyển giao kỹ thuật thuốc súng này từ các người Hán Hoa. 24
Vương Quốc Ava
Các sử liệu Miến Điện và dân Mon đề cập thường xuyên hơn về các súng tay (mibok và senat) và súng đại bác (nat amrok hay amrok, pron hay cinpron, và mratapu), được sử dụng chính yếu tại vùng Trung và Hạ Miến trước khi có sự du nhập của các loại súng Âu Châu hồi đầu thế kỷ thứ mười sáu. 25
Một cái nhìn khái quát các sử liệu này (xem Bảng 1) có vẻ cho thấy một mô thức phổ biến từ các hải lộ đến vùng Hạ Miến, và sau đó lên vùng Thượng Miến. Tác giả Victor Lieberman, dựa trên nhiều sự tham chiếu của Miến Điện về sự liên kết chặt chẽ của người Ấn Độ (Kala) với súng bắn tại miền Hạ Miến Điện, và sự nghiên cứu hiện đại về lịch sử súng bắn tại Ấn Độ, có nêu ý kiến rằng các súng bắn đã được du nhập từ Ấn Độ bắt đầu hồi cuối thế kỷ thứ 13. Tuy nhiên, vấn đề đáng phải cứu xét cặn kẽ hơn ít nhất vì hai lý do. Trước tiên, sự sai sót niên đại chắc chắn có xảy ra trong các tài liệu này, như được vạch ra trước tiên bởi tác giả G. E. Harvey và được tán thành bởi Lieberman. 28 Ngoài các nhật kỳ quá sớm và hiển nhiên không thể xảy ra (thí dụ, năm 1057) cho sự xuất hiện các loại súng bắn tại miền Hạ Ấn, cần phải bố túc rằng các từ ngữ như Bharangyl (Farangi, từ chữ “Frank”, có nghĩa chỉ người Âu Châu nói chung) và từ senat (có gốc từ tiếng Hòa Lan: snaphaan), không thể dõi tìm tại Miến Điện sớm hơn sự nhập cảnh của người Bồ Đào Nha trong thế kỷ thứ 16 và của người Hòa Lan hồi thế kỷ thứ 17. 27 Thứ nhì, sự nghiên cứu gần đây và kỹ lưỡng hơn về súng bắn tại Ấn Độ cho thấy rằng đại bác và súng hỏa mai (muskets) đã không được sử dụng trên tiểu lục địa mãi cho đến giữa thế kỷ thứ 15. 28
Cùng với sự phổ biến các súng bắn và đại bác của Trung Hoa cho dân Maw Shan vào khoảng thập niên 1390 (xem trên), cho Đại Việt và Lan Na (xem bên dưới), các sự tiếp xúc thường xuyên của Ava với nhà Minh, đặc biệt xuyên qua công cuộc mâu dịch ở biên giới, và sự can dự sâu đậm của nó vào cuộc chiến đấu chống lại dân Maw Shan, người ta có lý do vững chắc để thừa nhận một nguồn gốc Trung Hoa và được chuyển vận trên đất liên các súng bắn nhập vào Miến Điện. 29 Sự xuất hiện của từ ngữ đại bác hay súng thần công (cannon) và súng (bắn bằng) tay (hand-gun) trong một từ điển Miến-Hoa hồi thế kỷ thứ mười lăm ngụ ý rằng người Miến Điện phải có sự hiểu biết và ngay cả sở hữu chúng. Từ ngữ chỉ đại bác (pháo:pao) là mibok nye, có nghĩa súng bắn cỡ nhỏ, trong khi từ ngữ cho súng tay (chong) là mibok kyi, súng bắn lớn. Điều này ngược với ý nghĩa thông thường, dĩ nhiên, rằng súng đại bác sẽ nhỏ hơn súng tay. Một sự giải thích cho các từ ngữ ngoại quốc xa lạ của quyển từ điển là hai từ ngữ đã không đưoc phân biệt một cách rõ ràng thời cuối nhà Nguyên và thời nhà Minh, và tại một số nơi pao (pháo) được gọi là chong (công?), và ở một số nơi khác,chong được gọi là pao (pháo). Một cách thú vị, từ ngữ mibok – nghĩa đen là “ngọn lửa/phun ra lửa” – nhắc nhở về một sự liên kết chặt chẽ trong Hoa ngữ về các loại súng bắn thực sự và sơ khai với ngọn lửa hay đốt bằng lửa (điển hình là “giáo phun ra lửa” hay tuhuoqiang [??]. 30 Chính vì thế, người ta bị buộc phải cứu xét đến khả tính về một món nợ ngừ học của tiếng Miến Điện đới với Hoa ngữ trên từ ngữ này.
Một sự tìm đọc cẩn trọng các tài liệu Miến Điện và Mon phát lộ một khuôn mẫu bắc-xuống-nam trong sự truyền bá súng bắn tại Miến Điện. Các tham chiếu ghi trong Bảng 1 cho thời kỳ 1057-1389 chắc hẳn có sự sai lạc về niên đại, nhưng năm 1404 là một thời điểm quan trọng cần cứu xét. Bởi vì từ năm 1404 đến năm 1527, các thành phố dưới quyền kiểm soát của Ava, đặc biệt là thành phố Prome, dã sử dụng súng bắn. Người ta suy tưởng rằng Ava, nhìn Prome như một cứ điểm then chốt chống lại Pegu, đã trang bị cho thành phố các vũ khí kiểu Trung Hoa. Tuy nhiên, Pegu đã mau chóng học hỏi kỹ thuật này, và vào khoảng 1409 đã sử dung pron và senat (súng đại bác] chống lại Ava. Trong năm 1445, theo một tài liệu của Miến Điện, một đội quân Trung Hoa đã tiến sâu đến tận Yamethin, miền trung tâm Miến Điện, đánh đuổi thũ lãnh cũ và dựng lên kẻ cầm đầu mới trong khi cung cấp cho người này nhiều loại vũ khí không được xác định. 31
Cùng với hay ngay trước khi có sự phổ biến kỹ thuật thuốc súng, pháo đốt và hỏa tiễn dùng cho mục đích chiến tranh và giải trí đã phải được vận hành từ Vân Nam sang Miến Điện. Các nguồn tài liệu rất sơ sài về khía cạnh này, nhưng phao đốt được biệt là đã được phơi bày trong năm 1491 trong tang lễ của nhà vua dân Mon, Dhammazedi (trị vì từ 1472-91) tại Pegu. Sự tường thuật nguyên thủy đáng được trích dẫn nơi đây: “Tất cả các quan huyện và lãnh chúa đều sắp xếp pháo bông và cho đốt chúng bên ngoài các đình rạp: một số [có hình] “các con voi dũng mãnh”, một số [có hình] “thoi tay?” [trong nguyên bản: hand diamonds, không rõ nghĩa, chú của người dịch], các pháo khác [có hình] li krok bhum và léga, “ngôi sao” và “mặt trăng”, các loại pháo đốt và dàn treo kiểu Trung Hoa, hình hai ngôi sao và hai mặt trăng.” Nhiều bài du ký hồi cuối thế kỷ thứ mười tám đến đầu thế kỷ thứ hai mươi tại Miến Điện có ghi chép việc đốt pháo bông và đặc biệt các hỏa tiễn lớn (dum trong tiếng Miến Điện) cho cả mục đích giải trí và đặc biệt cho tang lễ của các nhà sư. Điều cũng rất đáng lưu ý để ghi nhận là các người Trung Hoa tại Bassein, thuộc miền duyên hải Miến Điện, đã chế tạo thuốc súng và các hỏa khí cho người Miến Điện trong suốt Cuộc Chiến Tranh Đầu Tiên giữa người Anh và Miến Điện (1824-6). 32
Miền Đông Bắc Ấn Độ
Miền đông bắc Ấn Độ, chính yếu là Assam, cũng nhận được kỹ thuật thuốc súng từ Trung Hoa xuyên qua Miến Điện. Quan điểm quy ước cho rằng súng bắn được du nhập đầu tiên vào vùng Assam trong năm 1527 hay 1532 bởi người theo Hồi Giáo ở vùng vịnh Bengal, nhưng cái nhìn này không còn đứng vững nữa. Một số niên giắm (buranji) của người Assam (Ahom) cho thấy các súng bắn đà được sử dụng trước thời điểm này. Trong năm 1505 hay 1523, sau khi đã khuất phục được dân Chutiya, vốn cư ngụ trong vùng nằm giữa Tây Tạng và Assam, người Ahom đã tiếp nhận súng đại bác từ họ. 33 Người dân Chutiya có thể cũng đà tiếp nhận kỹ thuật thuốc súng từ Tây Tạng. Nhiều nguồn tài liệu củng cố cho khả tính rằng súng bắn đã được sử dụng bởi Ahom trước khi có sự truyền bá các súng bắn có nguồn gốc Hồi Giáo. Tác giả Jean-Baptiste Tavernier, người đã du hành tại Ấn Độ trong thế kỷ thứ mười bẩy, đã để lại thông tin đáng chú ý về thuốc súng và súng bắn kể cả hỏa tiễn tại Assam như sau:
Điều được tin tưởng là dân tộc này trong thời cổ đã phát minh đầu tiên ra thuốc súng và súng, được truyền từ Assam sang Pegu, và từ Pegu sang Trung Hoa; đây là lý do tại sao sự phát kiến nói chung lại được gán cho là của Trung Hoa. Mir Jumla (kẻ đã xâm lăng Assam trong các năm 1662-3 và đà gặp Tavernier năm 1651) đã mang về từ cuộc chiến tranh này nhiều súng đúc bằng sắt, và thuốc súng sản xuất tại xứ sở đó thì tuyệt hảo. Hạt thuốc súng không dài như của Vương Quốc Bhutan, và hữu hiệu hơn nhiều thuốc súng khác … Ông ta [vua xứ Assam] có nhiều súng, và một số lượng phong phú các hỏa công (fireworks), trông tương tự như lựu đạn của chúng ta, được gắn vào đầu mút của một chiếc gậy dài cỡ một chiếc giáo ngắn … và trải dài hơn 500 bước. 34
Một tài liệu từ năm 1622 cho biết rằng người dân Assam “đúc được các súng hỏa mai (matchlocks) và khẩu pháo bachadar [?] tuyệt hảo, và biểu lộ kỹ năng tuyệt vời trong kỹ nghệ này. Ram Singh, Thống Đốc vùng Bengal, kẻ đã cầm đầu các cuộc xâm lăng vào Assam trong thập niên 1660 và 1670, đã bình luận rằng “mọi người dân Assam là một chuyên viên trong việc chèo thuyền, bắn tên, đào hào và sử dụng súng và đại bác. Tôi không nhìn thấy chủng tộc nào đa năng đa hiệu như thế ở bất kỳ phần đất nào khác của Ấn Độ.” 35
Các ý kiến và nhận xét này ngụ ý rằng kiến thức của người Ahom về thuốc súng trước khi có sự du nhập các súng bắn Hồi Giáo trong thế kỷ thứ mười sáu có thể đã chuẩn bị sẵn cho họ sự sử dụng lão luyện các súng bắn. Người dân Assam có phương thức riêng của chính họ về việc sản xuất thuốc súng, và người dân Khasi tại miền tây Assam đã có thể chế tạo thuốc súng trước khi có sự cặp bến của người Anh. 36 Đặc biệt, người dân Meithei hay Manipuri đã học hỏi nghệ thuật chế tạo thuốc súng từ các thương nhân Trung Hoa đến thăm viếng vùng Manipur khoảng năm 1630 (và có thể còn sớm hơn) và đã thử nghiệm việc chế tạo các súng đúc bằng kim loại có kích cỡ lớn hơn. Từ Manupuri, các người Kuki đã thụ đắc kỹ thuật thuốc súng, và họ vẫn còn dùng vào hồi đầu thế kỷ thứ hai mươi. Trong bối cảnh này, điều cũng quan trọng để ghi nhận rằng ngừoi dân Manipuri đã sử dụng các hỏa tiễn (meikappi, có nghĩa “bắn ra lửa”) vào khoảng đầu thế kỷ thứ mười tám – một kỹ thuật chiến tranh mà họ đã thụ đắc từ lâu. Ngoài ra, người Naga tại Manipur có sản xuất than bột và bán nó như thuốc súng. 37
Súng bắn có thể đã vươn tới chính Ấn Độ hoặc từ Assam hay từ miền Hạ Miến. Tác giả Iqtidar Alam Khan chủ trương rằng súng hỏa mai (muskets) và đại bác xuất hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ từ khoảng giữa thế kỷ thứ mười lăm. Theo tác giả Parshuram Krishna Gode, bana (‘mũi tên” trong tiếng Sanskrit) xuất hiện trong ý nghĩa “hỏa tiễn” trong các sử liệu Ấn Độ chỉ sau năm 1400. Sự đề cập xác định các hỏa tiễn được sử dụng trong các cuộc chiến tranh như một vũ khí trong thời kỳ 1435-67 chứng minh cho quan điểm của tác giả Gode. 38 Sự ấn định thời điểm khá quan trọng cho các mục đích của chúng ta. Trong khi thời kỳ từ 1390 đến 1474/5 chứng kiến một sự phổ biến kỹ thuật súng bắn, đại bác và hỏa tiễn từ nhà Minh Trung Hoa sang Miến Điện và các miền khác thuộc vùng lục địa phía bắc của Đông Nam Á, người ta có thể giả định rằng kiến thức như thế cũng rất có thể đã du nhập vào Ấn Độ. Các hỏa tiễn được nói đà được phát minh và sử dụng đầu tiên tại Dakhin, thuộc vương quốc Bahamani. Nếu đúng thế, kỹ thuật này có thể đã được loan truyền từ vương quốc đó đến lãnh địa Delhi, hay từ nam lên bắc, hơn là theo đường vòng quanh nào khác, như tác giả Khan đã nêu ra. 39 Tác giả Irfan Habib chủ trương rằng ban [?bana: hỏa tiễn] “đã không đến từ thế giới Hồi Giáo, mà rõ ràng trực tiếp từ hải ngoại, từ Trung Hoa xuyên qua vùng Deccan.” 40 Tuy nhiên, nhiều phần đến do ngả băng qua đất liền”, từ Trung Hoa xuyên qua Vân Nam.
Các Vương Quốc Sipsong Panna, Lan Na, Lan Sang
Theo tập Ming shilu (?), vào ngày 27 tháng 12 năm 1405, lấy cớ rằng xứ Lan Na đã cản trở phái bộ nhà Minh sang Assam (Gula), quân đội Trung Hoa đã xâm lăng lãnh thổ này với sự hỗ trợ của Sipsong Panna, Hsenwi, Keng Tung, và Sukhothai. Một số nơi, kể cả Chiang Saen (Zheng Xian) bị chiếm giữ, và Lan Na đã đầu hàng. Quân số của phía nhà Minh không được ghi chép, và Ming shilu chỉ đề cập đến 2,000 lính đến từ Vân Nam và có lẽ khoảng 15,000 người từ Sipsong Panna. Theo biên niên sử của Chiang Mai, quân đội nhà Minh tấn công Lan Na hai lần, một lần vào năm 1402/3, và lần sau, trong năm 1405/6. Trong cuộc xâm lăng thứ nhất, nhà Minh có một ‘đội quân lớn”, và Lan Na đã động viên 52,000 binh sĩ. Hai lần Chiang Saen đã là chiến trường chính, và hai lần quân nhà Minh đã bị đánh bại. 41 Sự đe dọa của nhà Minh cũng được cảm nhận thấy ở xứ Nan, nơi một biên niên sử nói rằng trong khoảng giữa năm 1389 và 1405, các thần linh của xứ Nan làm các đôi quân Trung Hoa xâm lăng từ Vân Nam hoảng sợ bỏ chạy. Quân nhà Minh rút lui khỏi Lan Na chạy về Muang Yong và Chiang Rung (Jinghong, thủ đô của Sipsong Panna) và ở lại đó trong ba năm, gây ra rất nhiều sự xáo trộn. 42
Không rõ loại vũ khí nào đã được sử dụng bởi phía quân Minh, nhưng chắc chắn là các súng bắn đã được sử dụng. Biên niên sử Chiang Mai cho biết rằng các binh sĩ Trung Hoa mặc áo giáp bằng sắt, đồng và da có thể chống đỡ lại giáo, gươm, súng và tên bắn của quân đội Lan Na. 43 Sau đó, phía Lan Na đã sử dụng đến “súng: guns”, phải nói đúng hơn là súng bắn (firearms). Điều này cũng không đáng ngạc nhiên, bởi hoặc các nhà buôn hay lính đào ngũ từ Vân Nam có thể đã sẵn giới thiệu kỹ thuật thuốc súng, như đã xảy ra đối với sắc dân Maw Shan; lý thuyết như thế cũng được hỗ trợ bởi báo cáo của Wang Ji đã trích dẫn bên trên, nói rằng các vũ khi từ Vân Nam đã được mua bán sang Lan Na.
Bằng cớ trực tiếp hơn đến từ các tài liệu của xứ Lan Na. Vào khoảng năm 1411, dân vùng Phayao đúc một khẩu đại bác bằng đồng để tấn công các đội quân xâm lăng từ Ayudhyan: “Họ đã bắn vòng chuyền vào tháp canh. Hai trăm người [Ayudhyan] phương nam trong đồn bị chết.” Đây là lần đầu tiên các súng đại bác xuất hiện trong các tài liệu của Lan Na, trong khi có vẻ đã phải mất vài năm vương quốc đó mới sử dụng hữu hiệu các súng bắn. Trong năm 1443, các đại bác đã giúp cho Lan Na khuất phục được xứ Phrae. 44 Trong các năm 1457/8, binh sĩ của Lan Na “đã khai hỏa [súng bắn] vào dân miên Nam, khiến rất nhiều người bị chết”. Cũng trong trận đánh này, ông hoàng của Ayudhya đã bị giết bởi một viên đạn bắn vào trán. Trong các năm 1461/2, dân chúng vùng Plang Phon (Kamphaengphet) đà sử dụng “súng”. Trong các năm 1462/3, nhà vua xứ Lan Na đã cung cấp 2 đại bác và 200 súng hỏa mai cho mỗi một thủ lĩnh trong 3 tù trưởng miền núi tại Muang Nai, Muang Tuk Tu và Muang Chiang Thong. 45 Đại bác cũng đóng một vai trò lớn trong sự chiếm giữ của Lan Na trên xứ Nan năm 1476: “Họ sắp xếp đại bác và nã bắn cổng thành phố, và rồi chiếm giữ thành phố.” Trong năm 1485, “hỏa quang” (firearms, huoqiang trong phần dịch sang Hoa ngữ) đã được sử dụng bởi binh sĩ Lan Na trong cuộc chiến đấu của họ với dân Kha Wa (Lawa hay Wa).
Hơn nữa, một sự mô tả khá chi tiết về đại bác và sự sử dụng chúng trong biên niên sử Chiang Mai càng làm tăng thêm sự tin tưởng về sự hiện diện của đại bác tại Lan Na:
[Trong năm 1433], nhà vua [Tilokarat] đã tới xứ Nan, và phái một lực lượng cầm đầu bởi hoàng thái hậu, đến chiếm đóng Phrae.. Viên sĩ quan tâu với thái hậu, “Chúng ta phải bắn đai bác pu cao [vào thành phố] nếu ông ta không đầu hàng”. Thái hậu khi đó hỏi: “Ai là kẻ biết sử dụng đại bác pu caonhư thế?” Có một người Việt Nam tên là Pan Songkram, là chỉ huy đội 1000 quân, đã tâu với thái hậu, “Thần biết cách sử dụng một khẩu pu cao” … [Pan Songkram] nói, “Tôi sẽ bắn bay ngọn chóp của một cây dừa nước ngọt gần cổng vào thành phố. Khi [nhà vua] nhìn thấy việc này, ông ta sẽ kinh hoảng, và sè thần phục, nhờ ở uy lực của đại bác pu cao.” Sau đó Pan Songkram đã thực sự bắn bay ngọn cây dừa nước ngọt. Thao Maen Khun [vẫn] chưa chịu đầu hàng. Kế đó Pan Songkram nói: “Tôi sẽ bắn [đại bác] pu cao và bắn vào thân cây dừa khiến nó bị xẻ đôi từ ngọn đến rề cây.” Pan Songkram đã bắn vào cây dừa y như ông ta đà nói. Thao Maen Khun nhìn thấy và nhức nhôi lo sợ, và đầu hàng … 47
Mặc dù Lan Na đã thụ đắc kỹ thuật thuốc súng từ Trung Hoa hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm, điều khá thú vị trong trường hợp này là một người Việt Nam được xác định một cách công khai là có khả năng điều khiển đại bác. Sự kiện này chứng tỏ tính ưu việt của người Việt Nam (so sánh với các sắc dân Đông Nam Á khác) trong việc thấu triệt kỹ thuật hỏa khí do sự xâm lăng của nhà Minh và cho thấy rằng họ còn chuyển giao nó cho các vương quốc khác chẳng hạn như Lan Na. 48 Tài liệu cũng cho thấy hiệu quả, sức mạnh và sự tương đối chính xác của đại bác. Bất luận là câu chuyện về việc bắn cây dừa nước có thực hay không, nó cho thấy Phrae bị khuất phục do sự sử dụng đại bác. Một cách đáng lưu ý, đại bác được gọi là pu cao trong các tài liệu của Lan Na, một từ ngữ có thể ít nhất có phần nào phát sinh từ từ ngữ “pao: pháo” của tiếng Hoa. Sự vay mượn một chữ Trung Hoa mói được hỗ trợ một cách gián tiếp bởi sự kiện là các từ ngữ của Miến Điện về súng bắn (amrok senat) được sử dụng trong các biên niên sử của Chiang Mai và Nan do cuộc chinh phục của Miến Điện và sự cai trị xứ Lan Na từ cuối thế kỷ thứ mười sáu. 49 Nhiều điều khác được nói tới về vương quốc Bắc Thái Lan trong bối cảnh cấp miền rộng lớn hơn.
Một loại kỹ thuật thuốc súng khác – các hỏa tiễn – cũng được loan truyền trên đất liên từ Trung Hoa thời nhà Minh sang Sipsong Panna, Lan Na và Lan Sang, cùng như sang Miến Điện, Ấn Độ và Đại Việt. Như một vũ khí quân sự, hỏa tiễn đã được sử dụng bởi quân đội nhà Minh trong vùng Maw Shan ngay từ năm 1388, như đã thảo luận ở trên. Một số dân tộc nói tiếng Tai học hỏi cách thức chế tạo các hỏa tiễn vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười lăm. Các hỏa tiễn tự chế tại nhà (homemade rockets: punfai hay bangfai trong tiếng của dân Tai Lu, Lào và Thái, và nu phai trong tiếng Shan) đã được sử dụng như các vũ khí tại Sipsong Panna năm 1465, khi Men Le đánh bại “đội quân “mười nghìn” người từ Meng Lian, chỉ với 600 lính nhưng với sự trợ giúp của các hỏa tiễn. Ngoài ra, súng tay và đai bác (qiangnu paohuo [??] trong tiếng Hoa) đà được sử dụng trong cuộc giao tranh nội bộ năm 1470 tại Sipsong Panna. 50 Trong năm 1568, nhà vua của Lan Sang đã sử dụng hỏa tiễn để chiến đấu chống lại các đội quân của Toungoo thuộc Miến Điện. Vào khoảng thế kỷ thứ mười bẩy, dân Phuan tại Xiang Khwang (giờ đây thuộc Lào), khi đó nằm dưới sự cai trị lỏng lẻo của triều đại nhà Lê nước Đại Việt, đã sử dụng hỏa tiễn và các súng bắn khác cho các mục đích quân sự.
Đại Việt
Chủ đề quan trọng trong các sự chuyển giao kỹ thuật quân sự từ Trung Hoa sang người Việt Nam đà được khảo sát chi tiết ở một số nơi khác và sẽ chỉ được tóm lược rất ngắn gọn ở đây với mục đích so sánh. 52 Các sự chuyển giao như thế có thể truy tìm từ các thời mở đầu sự cai trị của Trung Hoa trước Công Nguyên (Common Era), nhưng một làn sóng mới đã diễn ra dưới thời Minh sơ. Trong thế kỷ thứ mười ba, địch thủ chính của Đại Việt là ở phương nam – xứ Chàm – và chiến tranh bất chợt đã xảy ra trong hầu hết cả thế kỷ, gia tăng một cách quyết liệt hơn từ khoảng năm 1370 trở đi. Trong năm 1390, nhà lãnh đạo dũng mãnh của Chàm được biết trong tiếng Việt là Chế Bồng Nga đã bị giết chết trong một trận hải chiến. Các tài liệu Việt Nam (được viết bằng tiếng Hoa) quy cái chết của ông ta cho vũ khi được gọi là huochong [hỏa thương (?), sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục dịch là hỏa pháo, chú của người dịch] – được hiểu từ lâu là để chỉ đại bác nhưng nhiều phần có lẽ là súng tay. (Vào thời khoảng đầu nhà Minh, chữ chong có thể được hiểu cho cả một trong hai nghĩa đó). 53 Sự sử dụng của người Việt Nam kỹ thuật vũ khí mới này đã góp phần vào sự thay đổi vĩnh viễn cán cân quyền lực giữa hai vương quốc.
Những vũ khí này có thể thu góp được từ các nhà buôn bán Trung Hoa hay binh lính đào ngũ, nhưng cuộc xâm lăng chiếm đóng sau đó của nhà Minh trên Đại Việt (1406-27) đã đưa đến một sự chuyển giao có hệ thống hơn kỹ thuật quân sự. Các súng bắn Trung Hoa đã là một thành tố then chốt trong việc nhà Minh đánh bại sự kháng cự của Việt Nam; chúng đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh bại các thớt voi, một lực lượng vốn từng là một trở ngại đáng sợ cho Trung Hoa qua nhiều thế kỷ trong các chiến dịch của họ tại Đông Nam Á.
Tuy nhiên, trong diễn tiến của sự chiếm đóng, binh sĩ nhà Minh dần dần mất đi ưu thế kỹ thuật, khi mà cuộc kháng chiến vươn lên dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và một số lượng gia tăng các vũ khí Trung Hoa cùng các quân liệu khác bị bắt giữ trong các trận giao tranh quan trọng giữa các năm 1418 và 1425. Ngoài ra, các tù binh và lính nhà Minh đào ngũ cũng cung cấp kỹ thuật quân sự mà người Việt Nam có thể bắt chước. 54 Sau rốt, Lê Lợi và các lực lượng của ông đã đánh bại quân Trung Hoa, và ông đã thiết lập triều đại nhà Lê vào năm 1428. Sau khi có sự triệt thoái của quân Minh, một nước Đại Việt độc lập đã bắt đầu củng cố hải quân và kho vũ khí của mình. Cùng lúc, các nhà lãnh đạo Việt Nam chú trọng nhiều hơn đến việc thụ tạo số tiếp liệu đầy đủ các loại vật liệu như diêm sinh và đồng. Việt Nam đã trải qua ‘cuộc cách mạng quân sự” của chính họ và trở thành một ‘đế quốc thuốc súng” bằng khả năng của chính họ.
Vai Trò Của Kỹ Thuật Quân Sự Trong Sự Trổi Dậy của Miền Lục Địa Phía Bắc Của Đông Nam Á
Thời kỳ từ giữa thế kỷ thứ mười lăm cho đến đầu thế kỷ thứ mười sáu đã chứng kiến sự vươn lên của miền lục địa phía bắc Đông Nam Á như một khu vực quan trọng về mặt địa lý chính trị. Các sự phát triển quan trọng trong thời khoảng này bao gồm sự trổi dậy của dân Maw Shan và sự đối đầu của họ với nhà Minh trong các thập niên 1430 và 1440, sự bành trướng của Lan Na (Chiang Mai) và đặc biệt của Đại Việt trong suốt thời gian từ thập kỷ 1430 đến thập kỷ 1480, sự trổi dậy của sắc dân Shan tại vùng Mong Mit và vùng Mohnyin trong thời khoảng từ thập niên 1480 đến năm 1527 và sự bành trướng của dân Ahom hồi đầu thế kỷ thứ mười sáu. 55 Sự vươn lên của các quyền lực mới này trong vùng là do một số yếu tố, kể cả sự tăng trưởng của mậu dịch, canh nông và dân số, nhưng sự chuyển giao kỹ thuật quân sự từ nhà Minh Trung Hoa cũng đã đóng giữ một phần nào đó. Mặc dù các nguồn tài liệu cung ứng không cho phép chúng ta rút ra được một bức tranh rõ rệt về các mối liên kết giữa kỹ thuật quân sự và sự trổi dậy của các lực lượng này, có vẻ sự tương quan này khó có thể bị bác bỏ một cách dễ dàng.
Sự Vươn Lên Của Dân Maw Shan
Luchuan tái xuất hiện không lâu sau sự thất trận tạm thời của nó trước quân Minh năm 1388. Trong năm 1413, Sirenfa trở thành Quan Bình Định (Pacification Officer) (một chức được phong bởi Triều Đình Trung Hoa) sau khi có sự từ trần của người cha, Silunfa, và người anh, Sixingfa (trị vì từ 1399-1413), nhưng ‘có cơ trí vượt xa [họ]” và “quyết tâm khôi phục các đất đai cũ mà cha ông đánh mất”. Sau khoảng mười năm, Luchuan đã phải tích lũy đủ sức mạnh để làm được việc như thế, và ông đã khởi sự một loạt các hoạt động mở rộng lãnh địa. Trong tháng 12 năm 1422, Luchuan chiếm đóng một số đất đai từ Nandian và đã không hoàn trả mãi cho đến năm 1430, khi mà nó cũng chiếm cứ Mengyang. Trong năm 1436 nó thực hiện các cuộc xâm lấn vào Mengding và Wandian, giết hại dân chúng và triệt phá các tường thành, và hai năm sau được biết đã lập lại việc xâm nhập vào Nandian và một vài địa phương khác. Ở một thời điểm trước ngày 3 tháng 7 năm 1439 nó đã xâm lăng và cướp phá Jingdong, Mengding, Dahou và Menglian. 56 Sự bành trướng của Luchuan cũng được phản ảnh trong các tài liệu của sắc dân Dai; một nguồn tài liệu mô tả một cách sống động cách thức theo đó người dân Maw Shan đã tận dụng lợi thế của họ về súng bắn – kể cả đại bác tự chế tại nhà và súng tay – để bành trướng từ Meng Mao và chinh phục Meng Mian (Lincang ngày nay) và các miền khác được cư trú bởi các nhóm không nói tiếng tai như Lahu, La và Men. Sự truyền khẩu từ xưa nói rằng sắc dân Tai cá biệt này di dân từ Meng Mao đến Geng Ma và rằng các quan chức người Hán đã dạy cho họ việc sử dụng các súng tay bằng đồng và đại bác, giúp họ đánh bại được thổ dân Wa và đuổi dân Wa lên trên núi. 57
Chính quyền nhà Minh đã đưa ra sự khiển trách và cảnh cáo, nhưng người Maw Shan không đếm xỉa đên chúng, và hai cuộc viễn chinh đến Luchuan bởi binh sĩ Vân Nam trong các năm 1439 và 1440 (với lần lượt 6,000 quân và 50,000 quân) đã kết thúc trong sự thất bại hoàn toàn. 58 Sau rốt, Triều Đình đã quyết định di chuyển các binh sĩ hoàng triều đến để giải quyết vấn đề, đưa đến “Ba Cuộc Viễn Chinh chống lai xứ Luchuan” , bắt đầu từ năm 1441 và kết thúc trong năm 1449. Trong các chiến dịch giữa nhà Minh và dân Maw Shan, cả hai bên đều sử dụng súng bắn. Thí dụ, vào khoảng ngày 12 tháng 9 năm 1441, người Maw Shan đã xâm nhập Jingdong và Weiyuan với 30,000 quân và 80 thớt voi. Quân đội Trung Hoa đã khai hỏa súng tay và hỏa quang [??] để đánh bại họ, hạ sát 352 người và tịch thụ được nhiều hiệu kỳ, trống, mũ, các mảnh áo giáp và đặc biệt các súng tay và đại bác. Từ ngày 14 đến 23 tháng Mười Một năm 1441, hai bên đã đánh nhau trong một loạt các cuộc giao chiến chung quanh một căn cứ của dân Shan được gọi là Shangjiang, gần Jinchi; Binh sĩ nhà Minh với quân số hơn 20,000 lính đã tấn công từ nhiều hướng khác nhau, nhưng sự phòng thủ của người Shan thì chặt chẽ. Người Shan khai hỏa các súng bắn và bắn cung, như được mô tả trong quyển Ming Shilu: “[Đạn và tên] và đá bay từ súng tay và chúng thay nhau đổ xuống như mưa [??]” Sau khoảng bốn ngày, phía quân Minh sau rốt đã thành công trong vượt phá hủy các hàng rào bằng cọc bởi việc đốt cháy chúng tiếp theo sau một cơn gió thuận chiều; gộp chung, hơn 50,000 người Shan được nghĩ là đã bị hạ sát. 59 Trong suốt nửa tháng sau của tháng 12 năm 1441, 8,000 quân thiện chiến nhà Minh đã đánh nhau với hơn 20,000 quân Shan tại Núi Shanmulong (nằm giữa Lianghe và Longquan ngày nay); bảy hàng rào phòng thủ bằng cọc liền nhau của người Shan đã bị phá vỡ và vài trăm quân Shan bị chết.
Thượng tuần tháng 1 năm 1442, quân Minh và quân Shan đánh nhau trong một trận đánh lớn nhất của họ tại Meng Mao hay Selan (Ruili ngày nay), thủ đô của dân Maw Shan. Khởi thủy, người Shan vận dụng các thớt voi đánh đuổi quân Minh, nhưng không thành công; quân Trung Hoa sau rốt bao vây kinh đô của người Shan và tấn công từ sáu hướng khác nhau. Ba nguồn tài liệu khác nhau của người Tai, mà tác giả của chúng phải lấy làm xúc động bởi hỏa lực của Trung Hoa, nhấn mạnh rằng đại bác của quân Minh (kể cả đại bác được gọi là “đại bác đuôi bò” (Ox-tail cannon[??] đã thổi bay mái cung điện), đã pháo dữ dội vào Meng Mao, mặc dù quyển Ming shilu nhấn mạnh rằng các binh sĩ hoàng triều một lần nữa đã dùng lửa với làn gió thuận lợi để đốt các tòa nhà, giết chết “vô số” người Shan. Sirenfa và gia đình của ông chạy trốn về Meng Yang (Mohnyin), nhưng vài chục ngàn tùy tùng của ông – một nguồn tài liệu nói đến hơn 100,000 người – đã bị chết đuối tại sông Mao (Ruili). Vào ngày 26 tháng 1 năm 1442, quân sĩ nhà Minh rút lui sau một trận đánh tại Meng Mao kéo dài khoảng hai tuần. Vài năm sau đó, trong tháng 3 năm 1449, trận đánh cuối cùng đã được phát động tại núi Guiku (Quỷ Khốc) (dịch sát nghĩa là Quỷ khóc) dọc theo bờ phía tây của dòng sông Irrawađy; để phá vỡ các hàng rào cản của người Shan, binh sĩ nhà Minh đã dùng đến các khúc gỗ, đá và súng bắn. Theo sự diễn tả của Ming shilu, “tiếng động” của các khúc gỗ và đá nghe như tiếng sấm, [đạn và tên bắn từ các súng tay và hỏa quang (hay hỏa tiễn) đổ xuống như mưa. [??] 60
Dù thế, ngay sự thất trận này chưa mang lại một sự kết thúc cơ đồ Maw Shan. Silu, con trai nhỏ hơn của Silunfa, chạy trốn về Meng Yang (ngày nay ở phía bắc Miến Điện) và nắm quyền kiểm soát vùng đó. Khoảng 3 thập niên sau, dân Maw Shan tại Meng Yang, dù ngày nay nằm tại miền bắc Miến Điện, trổi dậy lần thứ ba và sau rốt đã lục soát vương quốc Ava trong năm 1527, khởi đầu một “thời kỳ thuộc Shan” ngắn ngủi trong lịch sử Miến Điện. Đến mức độ có thể dõi tìm được, sự trổi dậy của Meng Yang là nhờ ở việc mua bán đá quý của nó với Trung Hoa thời nhà Minh, nhưng kỹ thuật quân sự có thể cũng đã đóng một vai trò trong đó. 61 Thực sự hai yếu tố này có thể liên hệ chặt chẽ với nhau, khi sức mạnh kinh tế gia tăng có thể cho phép dân Shan động viên được nhiều binh sĩ hơn và sản xuất hay mua được súng bắn nhiều hơn. Người Maw Shan chạy trốn từ Meng Mao đến Meng Yang chắc chắn mang theo với họ kỹ thuật thuốc súng. Thí dụ, giữa các năm 1511 và 1527, người Shan từ Meng Yang đã sử dụng súng bắn trong cuộc tranh đấu của họ với người Miến Điện (xem các từ ngữ được đề cập trong Bảng 1.
Sự tinh thông của người Maw Shan trong kỹ thuật thuốc súng ít nhất giải thích phần nào sự bành trướng mau chóng của họ trong suốt tiền bán thế kỷ thứ mười lăm và các sự khác biệt giữa cuộc tranh chấp thứ nhì của họ với nhà Minh so với cuộc đối đầu trước đó. Cuộc tranh chấp thứ nhì đã kéo dài cực kỳ, trải dài gần cả một thập kỷ từ năm 1441 đến 1449, và nhà Minh đã huy động một quân số đông hơn rất nhiều – từ 50,000 đến 150,000 quân cho mỗi chiến dịch – cùng với 500,000 người khác phụ trách tiếp vận và một số lượng lớn các binh sĩ gốc Tai chiến đấu bên phía nhà Minh. Một nguồn tài liệu dân Shan thừa nhận rằng nhà Minh cuối cùng đã đè bẹp dân Maw Shan nhờ ưu thế quân sự và quân số của họ, và cũng chỉ thành công với các nỗ lực khổng lồ và chắc chắn với một tốn phí vô cùng lớn lao. Một sử gia đương thời đã bình luận rằng “Wang Ji đã huy động các tài nguyên của toàn thể đất nước, điều phối quân đội của nhiều tỉnh, và tốn phí đến gần mười năm, nhưng sau rốt vẫn thất bại trong việc triệt hạ thủ lĩnh của nó”. 62
“Thời Kỳ Hoàng Kim” Của Chiang Mai
Lan Na đã tiến vào một thời kỳ bành trướng lãnh thổ, thịnh vượng về kinh tế cùng phát triển về văn hóa và tôn giáo, đặc biệt trong giai đoạn từ khoảng 1400 đến 1525; phần viết này sè chỉ thảo luận về sự mở rông [lãnh thổ]. Trong suốt thời trị vì của Tilokarat (trị vì từ năm 1441/2 đến 1487), Lan Na đã tiến đến “thời đại hoàng kim” của nó và nhịp độ bành trướng của nó được gia tốc. (Trong năm 1436, ngay cả trước khi ông lên ngôi vua, triều đình nhà Minh đã nhận được một báo cáo cho hay rằng trong năm trước đó, Lan Sang đang chiến đấu chống lại Lan Na) Keng Tung trở thành một nước chư hầu của Lan Na vào khoảng thời điểm này, bởi vì trong khoảng năm 1443/4 nhà lãnh đạo của nó tiếp nhận sự tấn phong từ Chiang Mai. 63 Chiến tranh với dân Nan đã bùng nổ trong năm 1443/4 và vương quốc đó đã sụp đổ ít năm sau đó; trong năm 1443, Phrae bị khuất phục với sự trợ lực của đại bác được điều khiển bởi một người Việt nam, như đã nói đến ở trên. Trong năm 1449, chiến tranh với Luang Prabang đã diễn ra, được tiếp nối trong khoảng gần một thập niên tình trạng chiến tranh bất chợt với Sipsong Panna. Các cuộc viễn chinh quân sự đến vùng dân Shan đã được thực hiện trong thời khoảng giữa các năm 1462 đến 1471, tiếp theo sau là các cuộc chiến tranh với người Lawa và một lần nữa với Sipsong Panna, và trong thập niện 1520, Lan Na một lần nữa lại tấn công vào Keng Tung. Dưới các tình huống này, không có gì đáng ngạc nhiên khi đọc các lời phàn nàn của xứ Lào gửi đến nhà Minh về các sự xâm lấn của Lan Na vào lãnh thổ của Lan Sang. 64
Trong các cuộc chiến tranh kéo dài giữa Lan Na và Ayudhya, đặc biệt trong thời trị vì của Tilok, vương quốc phía bắc ít nhất cũng ngang bằng về sức mạnh với đối thủ của nó ỏ phương nam. Vài ba lần, Lan Na ở vào thế tấn công, và trong năm 1463, đối diện với sự đe dọa từ Chiang Mai, Ayudhya đã dời kinh đô của nó về Phitsanulok. 65 Theo lời diễn đạt của tác giả David Wyatt, “Bất kể đến tình trang “bất phân thắng bại” (inconclusiveness) trong cuộc chiến tranh [của vua Tilok] chống lại Ayudhya, Vương Quốc Lan Na giờ đây mạnh hơn bao giờ hết. Hơn bất kỳ vi vua tiền nhiệm nào, Tilok đã biến nó thành một quyền lực phải để ý đến, một quốc gia mà ảnh hưởng mở rộng hàng trăm dặm về mọi hướng”. Tác giả Keith Taylor còn phê bình chính ý tưởng về tình trạng “bất phân thắng bại” này, phát biểu rằng “cuộc chiến tranh Ayuatthya-Lan Na trong thời gian này thường được gán cho là một sự hưu chiến (stalemate), song sự thực không phải như thế, bởi điều quả quyết là Lan Na đã thành công trong việc đẩy lui các đội quân của Ayutthya và trở nên mạnh hơn và vững chắc hơn trong tiến trình …” 66 So sánh về lãnh thổ và dân số, Ayudhya chắc chắn lớn hơn rất nhiều và các tài nguyên của nó phong phú hơn đối thủ gấp bội, đặc biệt sau khi người Xiêm La sáp nhập vùng Sukhothai, sự thành công của Lan Na lại càng có vẻ đáng nể vì hơn. Tuy nhiên, trong năm 1515, các lực lượng của Ayudhya đã giáng cho Lan Na một “trận đánh nặng nề nhất” trong nhiều năm, sự kiện mà tác giả W. A. R. Wood quy kết cho sự cố vấn và trợ giúp quân sự từ người Bồ Đào Nha. 67
Sự thịnh vượng đáng kinh ngạc và sự kháng cự thành công của nó chống lại và ngay cả các chiến thắng trên Ayudhya làm sững sờ vô cùng một nhà lãnh đạo Xiêm La, kẻ đã phái một điệp viên đến Chiang Mai để thu thập tin tức tình báo liên quan đến sự thành công của đối thủ.68 Trong thực tế, sức mạnh của Lan Na đã để lại ấn tượng đối với cả các học giả Xiêm La đương thời lẫn hiên đại. Tác giả Wyatt đã quy kết sự thành công “càng đáng ngạc nhiên hơn” cho các yếu tố quản trị và chiến lược của nó. Tác giả Michael Vickery cũng vạch ra rằng Chiang Saen trở nên cực kỳ giàu có và quan trọng, qua việc lượng định các di tích kiến trúc của nó trong thế kỷ thứ mười lăm và mười sáu; tác giả nêu giả thuyết rằng nó phải dành được sự giàu có từ công cuộc mua bán dọc theo dòng sông. 69 Tuy nhiên, các yếu tố khác chẳng hạn như sự sử dụng của Lan Na kỹ thuật thuốc súng kiểu Trung Hoa cũng phải được bao gồm vào.
Sự Bành Trướng về Phía Nam và Phía Tây Của Đại Việt (vào khoảng các thập niên 1470 và 1480)
Thời trị vì của vua Lê Thánh Tông (trị vì từ năm 1460-97) thường được nhìn như một “thời hoàng kim” trong lịch sử Việt Nam: chắc chắn nó chứng kiến một giai đọan củng cố nội bộ mau lẹ và chưa từng có và sự bành truớng ra bên ngoài được chuyển hóa thành một sự thụ tạo lãnh thổ vĩnh viễn. Thí dụ đáng kể nhất của sự bành trướng này là sự lục soát của Đại Việt vào xứ Chàm, xứ đã lợi dụng sự chiếm đóng của nhà Minh để tái chiếm một số lãnh thổ đánh mất trước đây vào tay nước láng giềng của nó. Vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười lăm, hai đối thủ một lần nữa lại giao chiến với nhau. 70 Người Chàm có vẻ bảo vệ được vị trí của họ cho mãi đến cuối năm 1470, khi đích thân vua Lê Thánh Tông câm đầu một chiến dịch quân sự quan trọng – rõ ràng được cung cấp dồi dào hỏa khí, như ông có làm một bài thơ cho hay rằng “tiếng phát nổ của đại bác thần lôi làm rung chuyển mặt đất”. Trong tháng 3 năm 1471, kinh đô của Chàm là Vijaya bị sụp đổ sau bốn ngày vây hãm, trong đó quân Việt Nam khai hỏa các súng bắn tín hiệu và được nghĩ cũng có sử dụng các loại súng bắn khác, mặc dù các nguồn tài liệu đã không giúp gì về khía cạnh này. Đại Việt sáp nhập khoảng bốn phần năm tổng số lãnh thổ của xứ Chàm, và nước Chàm không bao giờ khôi phục lại được. Không có bằng cớ nào cho thấy có khi nào người Chàm thụ tạo được các súng bắn; một nguồn tài liệu của Trung Hoa tường thuật rằng trong năm 1441 quân đội của họ [Chàm] thì “yếu” và rằng các lính gác trên tường thành chỉ được trang bị bằng các ngọn giáo bằng tre. Chắc chắn không có gì phải nghi ngờ về lời tuyên bố của vua Lê Thánh Tông trong bản tuyên chiến của ông gửi cho vua Chàm rằng Đại Việt có nhiều binh sĩ hơn và các vũ khí tốt hơn. 71
Người Việt Nam cũng khởi sự đảm nhận một vị thế xấm lấn hơn vào các lãnh thổ ở phía tây. Trong mùa thu năm 1479, Đại Việt, với một lực lượng được cho hay bởi các nguồn tài liệu Việt Nam lên tới 180,000 người, đã phóng ra các cuộc xâm nhập vào Muong Phuan (mà họ gọi là Bồn Man) và Lan Sang. Họ tiến bước xâm lăng xứ Nan (khi đó nằm dưới sự kiểm soát của Vương Quốc Lan Na) và sau đó đe dọa cả Sipsong Panna. 72 Sau hết quân sĩ Việt Nam xâm nhập cho mãi đến tận con sông Irrawaddy, thuộc vương quốc Ava [Miến Điện ngày nay, chú của người dịch], một cuộc xâm nhập được xác nhận bởi các nguồn tài liệu của Trung Hoa và Việt Nam. Các sự cảnh cáo của nhà Minh và sự kháng cự của các lực lượng của Lan Na và Lan Sang sau cùng đã mang lại sự kết thúc “cuộc trường chinh” của Đại Việt khắp miền lục địa của Đông Nam Á, và quân Việt Nam đã triệt thoái trong năm 1484. 73
Kết Luận
Trong trường kỳ, với khuôn khô Đông Nam Á, người Việt Nam đã nổi bật nhờ dân số đang nể và sự sử dụng tinh thông các súng bắn của họ. Đại Việt – chứ không phải Chàm, Miến Điện, Ayudhya hay bất kỳ vương quốc nào khác – đã gây ấn tượng nơi tác giả Tome Pires vào lúc khởi đầu thế kỷ thứ mười sáu với sự sản xuất ở tầm mức quy mô lớn các súng bắn, trước khi có sự du nhập của vũ khí Âu Châu. Ông đã nhận xét:
Ông [vua Lê] có vô số súng hỏa mai, và các trái phá cỡ nhỏ. Một số lượng rất lớn thuốc [đạn súng] được sử dụng trong xứ sở của ông, cả trong chiến tranh lẫn trong mọi lễ hội của ông và các cuộc giải trí ngày và đêm. Mọi nhà quý tộc và nhân vật quan trọng trong vương quốc của ông đều sử dụng nó như vậy. Thuốc súng được dùng hàng ngày trong các hỏa tiễn và trong mọi dịp mua vui khác … 74
Kỹ thuật thuốc súng không được giữ độc quyền cho đất liền; nó đã được giới thiệu cho vùng Đông Nam Á hải đảo xuyên qua các cuộc viễn chinh của Trịnh Hòa (Zheng He) và mậu dịch hàng hải. Thí dụ, một súng tay Trung Hoa bằng đồng cỡ nhỏ có niên kỳ năm 1421 được tìm thấy tại Java, và vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười lăm đại bác và các hỏa khí đã được chế tạo bởi các người Trung Hoa theo Hồi Giao tại đó. 75 Ngay dù như thế, các sử gia hiện đại đã vạch ra rằng các dân tộc hải hành – thí dụ, người Mã Lai, Java và Achin – mặc dù có thể quen thuộc với các súng bắn trước năm 1511, họ chưa bao giờ “phát triển pháo binh của mình thành một ngành rất hữu hiệu”. 76 (Điều này dĩ nhiên cũng đúng với dân Xiêm La và Miến Điện, ít nhất khi so sánh với người Việt Nam). Quan trọng không kém, tại vùng Đông Nam Á hải đảo, các súng bắn đã được chấp nhận vì uy lực tinh thần của chúng nhiều hơn phần giá trị thực tiễn. 77
Các nguồn tài liệu tương đối phong phú trong nhiều ngôn ngữ cho thấy một cách đầy thuyết phục rằng trong suốt thời cuối thế kỷ thứ mười bốn và đầu thế kỷ thứ mười lăm, kỹ thuật thuốc súng của Trung Hoa được phổ biến khắp vùng Đông Nam Á xuyên qua cả các đường bộ lẫn đường thủy, khá lâu trước khi có sự du nhập các súng bắn của Âu Châu. Các súng bắn của Trung Hoa được truyền bá sâu rộng tại vùng lục địa phía bắc xuyên qua các đường bộ và đã có một tác động sâu xa trong lịch sử của nó nhiều hơn vũ khí Tây Phương. Một phần nhờ ở kỹ thuật của Trung Hoa, như bài nghiên cứu này đã cố gắng lập luận, các loại súng bắn đã đóng một vai trò quan trọng trong sự bành trướng lãnh thổ tại Luchuan (Maw Shan), Lan Na và đặc biệt tại Đại Việt. Lợi dụng kỹ thuật quân sự phát sinh từ Trung Hoa, người Việt Nam sau rốt đã có thể đánh bại đối thủ lâu đời của họ, Chàm, dân tộc mà sự biến dạng chỉ còn là vấn đề thời gian, và đã thực hiện một cuộc “trường chinh” yểu tử nhưng chưa từng có đến tận lãnh thổ của vương quốc Ava.
Chính vì thế, địa dư chính trị của miền lục địa phía đông của Đông Nam Á đã thay đổi vĩnh viễn, và ở một vài mức độ, kỹ thuật quân sự đà lót đường cho sự thay đổi này. 78 Sự khảo cứu này thách thức “tư tưởng hàng hái vốn nhấn mạnh đến sự thúc đẩy ngoại lai xuyên qua các tuyến hải hành cho lịch sử Đông Nam Á nhưng bỏ qua các phần đối trọng trên đất liền. Các sự chuyển giao kỹ thuật quân sự thời nhà Minh cho vùng lục đia phía bắc của Đông Nam Á và các hàm ý về các liên hệ đát liền với Trung Hoa trong lịch sử của miền này đã và còn có tầm quan trọng, và hơn nữa, có tính cách quyết định.
Bài nghiên cứu này cũng liên quan đến các sự tìm hiểu giai đoạn “ban đầu của thời hiện đại” trong lịch sử Đông Nam Á, và ngay cả trong lịch sử thế giới. Sự truyền bá hay khuếch tán kỹ thuật, kể cả kỹ thuật thuốc súng, đã được xác định như một trong các mốc đánh dấu trong tính hiện đại. 79 Tuy nhiên, bởi thiếu sự khảo cứu về sự phổ biến kỹ thuật thuốc súng Trung Hoa đến Đông Nam Á từ lúc cuối thế kỷ thứ mười bốn, sự du nhập súng bắn của Bo6` Đào Nhà vào vùng này trong thập niên 1500 thường được xem – một cách dễ hiểu – như thời điểm khởi đầu của sự thay đổi kỹ thuật có tính cách mạng trong thủa ban sơ của thời hiện đại. 80
Ở một tầm mức cao hơn, bài nghiên cứu này có thể được nối kết với lịch sử toàn cầu hay thế giới. Về mặt lý thuyết, “lịch sử quân sự không còn là “lịch sử quân sử Âu Châu” nữa, và giờ đây trở thành “lịch sử quân sự toàn cầu”, nhưng trong thực tế, nó vẫn đặt trọng tâm ở Âu Châu (Eurocentric). Các tác giả Carlo M. Cipolla, Geoffrey Parker, và William H. McNeil đều trình bày cho thấy làm sao mà kỹ thuật quân sự ưu thắng của Âu Châu đã dẫn đến sự “vươn lên của Tây Phướng từ nằm 1450 trở đi, và trong “thời đại của các đế quốc thuốc súng”, các nước này (chẳng hạn như Trung Hoa thời hâu Minh và Trung Hoa thời nhà Thanh) đã chỉ được khai sinh nhờ ở sự du nhập các súng bắn Âu Châu. 81 Người ta có cảm tưởng từ các tác phẩm này rằng Trung Hoa chỉ phát minh ra các súng bắn nhưng chưa bao giờ hay hiếm khi đem chúng ra sử dụng, và rằng chỉ sau khi người Âu Châu cải tiến chúng, người Trung Hoa và các dân tộc Á Châu khác mới có thể sử dụng chúng một cách hữu hiệu và từ đó trở đi bắt đầu ảnh hưởng đến lịch sử. Quan điểm thông thường về sự vô dụng của các súng bắn thủa sơ khai, kể cả các súng ống Âu Châu, được diễn tả ngay từ thập niên 1520 như sau:
Trước năm 1494, chiến tranh thì kéo dài, các trận đánh không đổ máu, các phương pháp tuân hành trong việc bao vây các thị trấn tiến hành chậm chạp và không chắc chắn; và mặc dù pháo binh đã sẵn được sử dụng, nó được điều khiển mà không có kỹ năng, khiến chỉ gây ra sự tổn thương nhỏ nhoi. 82
Điều mà các tác giả này thiếu sót là thời kỳ tiền-Âu Châu năng động (khoảng 1350-1450) tại Á Châu khi các súng bắn được sử dụng một cách rộng rãi. Cần có các nỗ lực để xây đắp các số thống kê, nhưng các nguồn tài liệu có thể sẽ cho phép chúng ta nói rằng thời Minh Sơ tại Trung Hoa và thời ban sơ của Đại Việt (cũng như thời ban đầu triều đại Choson ở Triều Tiên) đã là các đế quốc thuốc súng đầu tiên trong lịch sử thế giới. Ngoài một vài thời điểm quan trọng liên quan đến sự sử dụng hữu hiệu và sự chuyển giao quan trọng các khí giới Âu Châu, chẳng hạn như năm 1453, khi kinh thành Constantinople sụp đổ trước người Thổ Nhĩ Kỳ nhờ ở sự trợ lực của các xạ thủ người Đức và Hung Gia Lợi và khi người Pháp sau cùng đà đánh đuổi được người Anh ra khỏi Normandy với việc sử dụng đến các vũ khí pháo hạng nặng, do đó kết thúc Cuộc Chiến Tranh Một Trăm Năm; năm 1511 (sự sụp đổ của Melaka); và năm 1543 (có sự du nhập khí giới Âu Châu vào Nhật Bản), các nhật kỳ khác liên hệ đến khí giới Á Châu (Trung Hoa) cũng quan trọng không kém. Các dấu mốc quan trọng gồm năm 1368 (thành lập nhà Minh), 1388 (sự thất trận của dân Maw Shan), 1406-27 (sự xâm lăng và chiếm đóng của Trung Hoa trên đất Đại Việt) và năm 1471 (sự sụp đổ của kinh đô Chàm tại Vijaya. Tất cả các biến cố này phải được quy kết, ít nhất một phần, cho sự trợ lực của các hỏa khí.
Các nguồn tài liệu được trích dẫn trong bài nghiên cứu này cho thấy các hỏa khí Trung Hoa và phát sinh từ Trung Hoa trong thực tế đã giết hại một số lớn nhân mạng. Người ta phải nhìn nhận rằng các khí giới cải tiến của Âu Châu khi cập bến thì hữu hiệu và chính xác hơn nhiều, đó là lý do tại sao chúng đã mau chóng thay thế các vũ khí Trung Hoa trong vùng. Mặt khác, điều cũng phải nhìn nhận rằng trước khi có sự du nhập các vũ khí Âu Châu, các hỏa khí kiểu Trung Hoa cũng có hiệu năng, đặc biệt khi dùng để đánh những kẻ tay không./-
—–
CHÚ THÍCH:
1. J.C. van Leur, Indonesian trade and society: Essays in Asian social and economic history, The Hague: W. van Hoeve, 1955, trang 261.
2. John Smail, “On the possibility of an autonomous history of modern Southeast Asia”, in lại trong tập Autonomous history, particular truths: Essays in honor of John R.W. Smail, biên tập bởi Laurie Sears, Madison: University of Wisconsin Center for Southeast Asian Studies, 1993, các trang 39-70; trích dẫn từ trang 46.
3. Jeyamalar Kathirithamby-Wells, “Restraints on the development of merchant capitalism in Southeast Asia before c. 1800, trong quyển Southeast Asia in the early modern era: Trade, power, and belief, biên tập bởi Anthony Reid, Ithaca, NY: Cornell University Press, 1993, các trang 123-4. Về một ý kiến tuơng tự, xem Leonard Y. Andaya, “Interactions with the outside world and adaption in Southeast Asian society, 1500-1800”, trong quyển The Cambridge history of Southeast Asia, biên tập bởi Nicholas Tarling, vol. 1, Cambridge: Cambridge University Press, 1992, trang 372.
4. Hai cuộc khảo cứu mầm mống là của Victor Lieberman, “Europeans, trade, and the unification of Burma, c. 1540-1620”, Oriens Extremus, 27, 2 (1980): 203-26 và Anthony Reid, Europe and Southeast Asia: The military balance, Townsville, Queensland: James Cook University Centre for Southeast Asian Studies, 1982. Hầu hết mọi tác phẩm được viết trong thế kỷ thứ hai mươi, quá nhiều để liệt kê nơi đây, đều đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của năm 1511. Tác giả Charles R. Boxer, trong bài viết “Asian potentates and European artillery in the 16th – 18th centuries: A footnote to Gibson-Hill”, Journal of the Malayan Branch of the Royal Asiatic Society, 38, 2 (1965): 168, tuy thế, đã phỏng đoán một cách chính xác rằng người Việt Nam đà sử dụng đại bác trước khi có sự cập bến của người Bồ Đào Nha, nhưng lại không đưa ra được bằng cớ nào. Tác giả Li Tana chỉ đề cập đến sự chuyển giao khả hữu từ Trung Hoa sang Việt Nam một cách thoáng qua trong tác phẩm của tác giả, Nguyen Cochinchina: Southern Vietnam in the seventeenth and eighteenth centuries, Ithaca, NY: Cornell University Southeast Asia Program, 1998, các trang 43-4
5. Joseph Needham, Science and civilization in China, Cambridge: Cambridge University Press, 1986, vol. V, pt. 7 (Chemistry and chemical technology: Military technology; the gunpowder epic), trang 569; mọi trích dẫn từ quyển Science and civilization đều nói đến tập đặc biệt này trừ khi được nêu ra một cách khác. Wang Zhaochun, Zhongguo huoqishi [Lịch sử hỏa khí tại Trung Hoa], Beijing: Junshi Kexue Chubanshe, 1991, tượng trưng cho cao điểm của học thuật Trung Hoa trong vài thập niên qua, cũng chỉ đề cập đến Đại Hàn và Nhật Bản (các trang 449-50). Về các sự tham khảo đến bối cảnh Đông Nam Á, xem M. A. P. Meilink-Roelofsz, Asian trade and European influence in the Indonesian archipelago between 1500 and about 1600, The Hague: Martinus Nijhoff, 1962, trang 123; Lieberman, “Europeans”, các trang 207, 211; Reid, Europe and Southeast Asia, trang 3; và Anthony Reid, Southeast Asia in the Age of Commerce, vol. II (Expansion and Crisis), New Haven: Yale University Press, 1993, các trang 220-1.
6. Feng Jiasheng, Huopao de faming he Xichuan [Sự phát minh ra thuốc súng và sự truyền bá của nó sang phía Tây], Hongkong: Rixin Shudian, 1956, các trang 45-65; Iqtidar Alam Khan, “Origin and development of gunpowder technology in India: A. D. 1250-1500, The Indian Historical Review, 4, 1 (1977): 20-9; Khan, “Coming of gunpowder to the Islamic world and North India: Spotlight on the role of the Mongols”, Journal of Asian History, 30, 1 (1996): 27-45; Khan, “The role of the Mongols in the introduction of gunpowder and firearms in South Asia”, trong quyển Gunpowder: The history of an international technology, biên tập bởi Brenda J. Buchanan, Bath: Bath University Press, 1996, các trang 33-44; Needham, Science and civilization, các trang 568-79.
7. Feng Jiasheng, Huopao, trang 45; Needham, Science and civilization, các trang 176-8; 294-5 và vol. V, pt. 6 (Chemistry and chemical technology: Military technology, missiles), trang 226; Wang, Zhongguo, trang 39. Sự nhầm lẫn về từ ngữ pao (pháo) khởi sinh từ sự kiện là nó để chỉ đại bác từ thời nhà Minh trở đi, nhưng trong cách dùng trước đó của nó có nghĩa hoặc là “dàn máy bắn, phóng” hay gạch đá và chất nổ được bắn đi bởi một dàn máy phóng (Needham, Science and civilization, trang 11, chú thích c). Một thí dụ của các sự xác định liên quan đến các chiến dịch trong thế kỷ thứ mười ba là từ tác giả Geoffrey Parker, The military revolution: Military innovation and the rise of the West, 1500-1800, Cambridge: Cambridge University Press, 1988, trang 83. Về tài liệu tiếng Hoa nguyên gốc liên quan đến các chiến dịch quân sự của nhà Nguyên tại Java, xem Su Tianjue, Yuan wenlei [Tuyển tập các tác phẩm văn chương thời nhà Nguyên], Nanjing: Jiangsu Shuju, 1889 reprint, vol. XLI, trang 20b.
8. Needham, Science and civilization, các trang 276-341, 569; Liu Xu, Zhongguo gudai huopaoshi [Lịch sử đại bác tại Trung Hoa cổ đại], Shanghai: Shanghai Renmin Chubanshe, 1989, các trang 33-41; Shi Weimin, Yuandai junshishi [Quân Sử Triều Đại nhà Nguyên], vol. XIV, of the Zhongguo junshi tongshi, Beijing: Junshi Kexue Chubanshe, 1998, các trang 353-5; Zhong Shaoyi, “Chong, pao, qiangdeng huoqi mingcheng de youlai he yanbian” [Các nguồn gốc và sự tiến hóa của Chong, Pao, Qiang và các hỏa khí khác], trong Zhongguo gudai huoyao huoqishi yanjiu [Các nghiên cứu trong lịch sử thuốc súng và hỏa khí tại Trung Hoa cổ đại], Beijing: Zhongguo Shehui Kexue Chubanshe, 1995; Wang, Zhongguo, các trang 50-3. Tôi tán đồng Needham trong việc thông dịch huochong [hỏa thương?] là “súng tay” theo cách dùng của người Anh.
9. “Cuộc cách mạng quân sự” này vẫn còn đáng khảo sát hơn nữa theo các tiêu chuẩn đưa ra bởi các nhà quân sử Âu Châu (xem Parker, Military Revolution), nhưng không có gì phải nghi ngờ rằng đặc biệt trong thời Minh sơ, hỏa khí được sản xuất và sử dụng nhiều hơn và đã có một tác động mạnh mẽ trên chiến tranh và các quan hệ ngoại giao của Trung Hoa; Wang, Zhongguo, gọi đây là sự “chuyển hóa lớn lao” (da bienge: đại biến?), trang 111.
10. Được trích dẫn trong Needham, Science and civilization, trang 431; Tôi đã sửa đổi chút ít bản dịch của tác giả Needham. Về hỏa khí và sự thất trận của quân Mông Cổ, xem Mao Yuanyi, Wubeizhi [Khảo luận về sự phòng thủ quân sự] (1621), Beijing & Shenyan: Jiefangjun Chubanshe & Liaoshen Shushe, 1987 reprint), vol. VI, trang 5072; Fen Yingjing, Huang Ming jingshi shiyongbian [Imperial Ming handbook of practical statesmanship] (1603), Taibei: Chenwen Chubanshe, 1967 reprint), book 3, trang 1248; và Edward L. Dreyer, “1363: Inland naval warfare in the founding of the Ming dynasty”, trong quyển “Chinese Ways In Warfare”, biên tập bởi Frank A. Kierman, Jr. và John K. Fairbank, Cambridge, MA: Harvard University Press, 1974, các trang 221, 358, n. 36.
11. Thông tin về việc chế tạo lấy từ Wang, Zhongguo, các trang 75-6; Needham, Science and civilization, trang 292, note h; Ming shi (Minh sử) (từ giờ viết tắt là MS), Beijing: Zhonghua Shulu, 1974, vol. XCII, trang 2265; và Fan Zhongyi và các tác giả khác, Mingdai junshishi {Quân Sử triều Minh], Beijing: Junshi Kexue Chubanshe, 1998, vol. I, trang 201. Các thống kê về quân số đội quân rút ra từ Wang, Zhongguo, trang 103.
12. Needham, Science and civilization, trang 337 (đại bác); con số cho thời kỳ 1403-1521 rút ra từ Wang, Zhongguo, các trang 101-2.
13. Cùng nơi dẫn trên, các trang 106-8; về sự củng cố các biên giới, xem Ming shi, vol. 92, trang 2264 và Needham, Science and Civilisation, các trang 313-4.
14. Wang, Zhongguo, các trang 57, 74, 104; Needham, Science and civilization, trang 292, n.h.
15. Wiu Jun, Daxue, vol. 122, trang 12b; được trích dẫn trong Wang, Zhongguo, trang 106.
16. Jiang Yingliang, Baiyizhuan jiaozhu [Khảo chú về Baiyizhuan], Kunming: Yunnan Renmin Chubanshe, 180, các trang 85-6; Mingshilu youguan Yunnan lishi ziliao zaichao [Tài liệu lịch sử về Vân Nam trong bộ Ming shilu] [từ giờ viết tắt là MSL], Kunming: Yunnan Renmin Chubanshe, 1959, vol. I, các trang 97-8, 130, 154.
17. MSL, vol. I, trang 23; MS, vol. CXLIV, trang 4074. Theo bộ sách kể sau, pao (pháo??) được bắn đặc biệt như một tín hiệu, nhưng nó có thể hàm ý rằng các loại hỏa khí khác cũng được dùng tới; cũng xem Wang, Zhongguo, các trang 83-5. Các địa danh Trung Hoa thời nhà Minh có thể được xác định trong quyển Zhongguo lishi dituji [Các Bản Đồ Lịch Sử của Trung Hoa], biên tập bởi Tan Qixiang, Beijing: Ditu Chubanshe, 1982, vol. VII và Yunnansheng dituce [Bản Đồ tỉnh Vân Nam], Beijing: Zhongguo Ditu Chubanshe, 1999.
18. Về các biến cố này, xem [Jingtai] Yunnan tujing zhi shu, biên tập bởi Chen Wen và các tác giả khác, Shanghai: Shanghai Guji Chubanshe, 1995, vol. X, trang 160; Zhengde Yunnanzhi, Shanghai: Shanghai Shudian, 1990, vol. XIX, pt. 1, 3b và pt. 2, p. 2b (trích dẫn về trống và súng đại bác được tìm thấy trong cả hai nguồn tài liệu này; MSL, vol. I, trang 24; The Cambridge History of China, biên tập bởi Frederic F. Mote và Denis Twitchett, vol. VII (Ming China, 1368-1644), pt. 1, Cambridge: Cambridge University Press, 1988, các trang 144-6. Một nhật kỳ đều được chuyển đổi với sự tham khảo tác phẩm của Keith Hazelton, A synchronic Chinese-Western Daily Calendar, 1341-1661 A. D., Minneapolis: University of Minnesota History Department, 1984.
19. Zhang Dan, Yunnan jiwu chaohuang [Các văn kiện về sự vụ tại Vân Nam] (1387), Changsha: Shangwu Yinshuguan, 1937 reprint, các trang 35-6, 44-5; Wang Shizhen, Yanshantang bieji [Các bài viết khác tại Yanshantang], Beijing: Zhonghua Shuju, 1985, vol. IV, trang 1669; MSL, vol. I, trang 84.
20. Hui Lu, Pingpi baijin fang [The washerman‘s precious salve] (Reprint, khoảng 1844), vol. IV, các trang 23b-24a, 26b; vol. XIII, các trang 29a-30a. Do hiệu quả của nó trong các chiến dịch chống lại quân Maw Shan, “giỏ bom chin con rồng” này đà được sử dụng một cách rộng rãi tại các biên giới nhà Minh từ năm 1464 trở đi (MS, vol. XCII, trang 2264). Một tài liệu nhà Minh viết trong những năm đầu tiên thời trị vì của Wanli (1573-1619) có đề cập đến đại bác (hỏa pháo hay pháo: huopao hay pao); Yan Congjian, Shuyu zhouzilu [Toàn thư về các nước ngoài], Beijing: Zhonghua Shuju, 1993, các trang 326-7.
21. Zhang Hong, Nanyishu [Nam di thư], trong loạt sách nhan đề Siku Quanshu cunnu congshu, Tainan, Taiwan: Zhuangyan Wenhua Shiye Youxian Gongsi, 1997, book 255, trang 199; MSL, vol. I, các trang 98, 110-11, 130; Yan, Shuyu zhouzi lu, các trang 326-7; Huang Ming mingchen yanxinglu xinbian [Tuyển tập mới về tiểu sử các quan chức nổi tiếng của vương triều nhà Minh], biên tập bởi Wang Guonam, Taibei: Mingwen Shuju, 1991, book 1, vol. 1, trang 16b; Wang Sitong, Ming shi, trong loạt sách nhan đề Xuxiu Siku quanshu, Shanghai: Shanghai Guji Chubanshe, 1995, vol. 162, các trang 240-1; MS, vol. 92, trang 2264 và vol. 126, trang 3758. Các quân số của cả hai đội quân Trung Hoa và Shan trong Ming shilu đều được thổi phồng: lần lượt là 30,000 quân và 300,000 quân. Quyển Nam Di Thư cắt bớt đúng phân nửa các con số này, ít ra cũng gần với sự thực hơn. Wei Yuan [Ngụy Nguyên] đã nêu thắc mắc các con số của các đội quân ghi trong tài liệu nhà Minh nơi tác phẩm của ông, Shenwu ji [Tài liệu về quân vụ triều nhà Thanh], Beijing: Zhonghua Shuju, 1984, vol. II, trang 492.
22. Zhang, Nanyishu, trang 199; MSL, vol. 1, các trang 101-4.
23. Cùng nơi dẫn trên, vol. II, trang 614. Về cuộc nổi loạn của Dao Ganmeng, xem vol. I, trang 162, và Zhang, Nanyishu, các trang 67-8; quyển sách sau đưa ra một lý do khác cho cuộc nổi dậy.
24. Văn thư của Wang Ji có ghi trong MSL, vol. II, trang 642. Về quan điểm của người Tai, xem Sang Yaohua, “Luelun Song Yuan Ming shiqi Daizhu zhi beiqian” [Về cuộc di dân bắc tiến của dân tộc Dai dưới các thời nhà Tống, Nguyên, và Minh], Yunnansheng lishi yanjiusuo yanjiu jikan, 2, 1982: 465. Một tài liệu của người Tai ghi nhận rằng triều đình nhà Minh có cung cấp các hỏa khí cho dân Maw Shan, nhưng điều này chắc không xảy ra chiếu theo sự ngăn cấm nghiêm ngặt một cách nhất quán của nhà Minh trên sự phổ biến kỹ thuật thuốc súng; Song Zigao, Meng Meng tusi shixi[Phả hệ của các thổ tù Meng Meng?], Kunming: Yunnan Minzu Chubanshe, 1990, trang 74.
25. Các sự tham khảo này được rút ra từ một loạt các nguồn tài liệu: U Kala, Maha rajavan kri [The Great Chronicle], Yangon: Hanthawađy Ponnhipdaik, 1960-1, vol. I, các trang 183, 366-7, 395, 406; vol. II, các trang 3, 6, 11, 16, 42-3, 45, 72, 104, 107, 117, 123, 125-7; Aretopum (6) con tvai suimahut Mranma manmya aretopum [Sáu Aretopum hay tài liệu lịch sử về các vị vua Miến Điện], Yangon: Nanmran Cape, 1970, các trang 156, 165, 222, 224, 229, 232, 268, 276, 310, 328-9; H. L. Shorto, Nidana Ramadhipati-katha (Rajawamsa Dhammaceti Mahapitakadhara), biên tập bởi Phra Candakanto (Pak lat, 1912), trang 10; Tvansantuikvan Mahacansu, Tvansan Mranma rajavan sac or Maha rajavan sac [Tân niên giám Miến Điện], Yangon: Mingala Pumnhip Tuik, 1968, vol. I, các trang 90, 223, 289, 407, 409-10; Mhannan maha rajavan to kri [Niên giám cung điện bằng thủy tinh], Yangon & Mandalay: Pitakat Cauptuikchuin, 1955-67, vol. I, các trang 248, 419, 447, 457; vol. 2, các trang 3, 5, 9-10, 48-50, 51, 116, 126, 132, 134-6; Arthur P. Phayre, History of Burma, bao gồm Burma Chính Thức, Pegu, Taungu, Tenasserim, và Arakan, từ thời kỳ sớm nhất cho đến lúc kết thúc cuộc chiến tranh đầu tiên giữa Anh Quốc và Ấn Độ, Bangkok: Orchid Press, 1998 reprint, các trang 69-70, 74; G. E. Harvey, History of Burma, from the earliest times to 1824: the beginning of the English conquest, London: Frank Cass & Cọ, 1967 reprint, trang 340.
26. Cùng nơi dẫn trên, trang 340; Lieberman, “Europeans”, trang 224, n. 61 (nhật kỳ ghi sai) và 207, 211 (thế kỷ thứ mười bốn).
27. Về “Bharangi”, xem Henry Yule và A. C. Burnell, Hobson-Jobson: A Glossary of colloquial Anglo-Indian words and phrases, and of kindred terms, etymological, historical, geographical and discursive, New Delhi: Rupa & Co., 1994 reprint, các trang 352-4. Về từ ngữ “senat”, xemMranma-Anglip abhidhan [Từ điển Myanmar-English], Yangon: Department of the Myanmar Language Commission, Ministry of Education, 1993, trang 500, và C. A. Gibson-Hill, “Notes on the old cannon found in Malaya, and know to be of Dutch origin”, Journal of the Malayan Branch of the Royal Asiatic Society, 26, 1 (1953): 170 n.9.
28. IqtidarAlam Khan, “Early use of cannon and musket in India: A. D. 1442-1526”, Journal of the Economic and Social History of the Orient, 24, 2 (1981): 146-64. Sự liên kết của các người Ấn Độ như là các lính đánh thuê với hỏa khí trong các tài liệu của Miến Điện và dân Mon ám chỉ rằng họ tinh thông về kỹ thuật quân sự.
29. Văn thư của Wang Ji bao gồm, một cách công khai, Ava là một trong số các nơi đến của trào lượng hỏa khí phát xuất từ Vân Nam; MSL, vol. II, trang 642.
30. Needham, Science and civilization, các trang 60, 62, 227, 230-2. Về vấn đề thuật ngữ, xem Nishida Tatsuo, Mentenkan yakugo no kenkyu: Biruma gengogaku josetsu [A study of the Burmese-Chinese vocabulary (text entitled), Miandianguan yiyu: An Introduction to Burmese linguistics],Kyoto: Shokado, 1972, các trang 8, 126. Về từ ngữ chong đối với pao, xem Qiu, Daxue, vol. 122, trang 11b; trang 106; và Liu Xu, Zhongguo gudai huopaoshi [Lịch sử đại bác tại Trung Hoa cổ đại], Shanghai; Shanghai Renmin Chubanshe, 1989, các trang 6, 80. Sự sử dụng vô lý hiển nhiên có thể chỉ đơn giản là một lỗi lầm khi sao chép.
31. Tvansantuikvan Mahacansu, Tvansan Mranma, vol. I, các trang 361-2.
32. John Crawfurd, Journal off an embassy from the Governor General of India to the Court of Ava, London: R. Bentley, 1834, vol. II, trang 169. Bài tường thuật đám ma có trong quyển của Shorto, Nidana Ramadhipati-katha, các trang 26-7; có thêm phần nhấn mạnh. Các thí dụ của các sự tham khảo về pháo trong các lời tường thuật của du khách gồm cả tác phẩm của Father Sangermano, A Description of the Burmese Empire, New York: Augustus M. Kelley, 1969 reprint, các trang 123-4 và William Carey, “An Account of The Funeral Ceremony of a Burman Priest”, Asiatic Reseraches, 12 (1818): 187-90.
33. Lila Gogoi, The Buranjis, historical literature of Assam: A Critical Survey, New Delhi: Omsons Publications, 1986, trang 215; S.L. Baruah, A Comprehensive History of Assam, New Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers, 1985, các trang 230, 397; và Padmeswar Gogoi, The Tai and the Tai kingdoms; with a fuller treatment of the Tai-Ahom kingdom in the Brahmaputra Valley, Gauhati: Gauhati University, 1968, trang 289. Quan điểm cổ truyền được tìm thấy, thí dụ, trong tác phẩm của Golap Chandra Barua, Ahom-buranji (with parallel English translation) from the earliest time to the end of Ahom rule (Guwahati: Spectrum Publications, 1985, các trang 61-8.
34. Jean-Baptiste Tavernier, Travels in India by Jean-Baptiste Tavernier, London: Oxford University Press, 1925, vol. I, p. xvi và vol. II, các trang 217-8; Jadunath Sarkar, “Assam and the Ahom in 1660 A. D., Journal of the Bihar and Orissa Research Society, 1 (1915): 192. Trong một dịp khác, Tavernier (vol. II, p. 210) cũng ghi chép về Bhutan như sau: “Từ lâu, trước khi người Bhutan đầu tiên tiếp nhận sự sử dụng súng hỏa mai, đại bác đúc bằng sắt, và thuốc súng, có hạt thuốc dài, và rất mạnh. Tôi được đoan chắc rằng trên súng của họ, các con số và chữ còn được nhìn thấy là đã có hơn 500 năm tuổi… Theo các chữ trên khẩu súng, như các người đã đọc được bảo đảm với tôi, nó đã được chế tạo trước đây 180 năm.” Ngay dù bác bỏ con số 500 năm, 180 năm vẫn cho phép có một niên kỳ vào khoảng 1470. Sự ghi chép của Tavernier không quá xa vời, bởi có khả tính của sự phổ biến hỏa khí từ Trung Hoa sang Tây Tạng, và sau đó tới Bhutan, nơi mà các vũ khí quân sự kể cả súng hỏa mai đã đóng vai trò nổi bật trong một lễ hội Đầu Năm. Lễ hội được du nhập vào Tây Tạng trong năm 1408 (từ Trung Hoa?) và rồi sang Bhutan trong thế kỷ thứ mười bẩy; Michael Aris, “The Admonition of the Thunderbolt Cannonball” and its Place in the Bhutanese New Year Festival”, Bulletin of the School of Oriental and African Studies, 39 (1976): 608, 617, 632. Năm 1408 sẽ phải là một thời điểm rất tốt cho sự phổ biến các hỏa khí của Trung Hoa sang Tây Tạng.
35. Được trích dẫn trong Edward Gait, A History of Assam, Calcutta: Thacker Spink & Col., 1963 reprint, trang 253; có bổ túc phần nhấn mạnh. Sự tường thuật của Tavernier hậu thuẫn cho sự nhận xét này: “Hoàng Đế [Mughal] cũng được theo sau bởi 300 hay 400 người cầm súng hỏa mai, các kẻ nhút nhát và không thông thạo trong việc bắn súng, và một số lượng kỵ binh chẳng khá gì hơn. Một trăm người lính Âu Châu của chúng ta hiếm khi gặp trở ngại nào trong việc chế ngự 1000 binh sĩ Ấn Độ này …” (Travel in India, vol. I, trang 311). Tài liệu năm 1662 được trích dẩn bởi tác giả Sarkar, “Assam and the Ahom”, trang 192.
36. Nirmal Kumar Basu, Assam in the Ahom age 1228-1826: Being politico-economic and socio-cultural studies, Calcultta: Sanskrit Pustak Bhandar, 1970, trang 178, P. R. Gordon, The Khasis, London: Macmillan and Co., 1914, trang 24.
37. T.C. Hodson, The Meitheis, London: D. Nutt, 1908, trang 21; L. Joychandra Singh, The Lost Kingdom: Royal Chronic of Manipur, Imphal: Prajatantra Publishing House, 1995, trang 10; Jyotirmoy Roy, History of Manipur, Calcutta: Eastlight Book House, 1973, trang 161; Jhalajit Singh, Short History of Manipur, trang 158; và B.C. Allen, Naga Hills and Manipur: Socio-economic History, Delhi: Gian Publications, 1980 reprint, trang 60.
38. Các thời điểm 1435-67 lấy từ tác phẩm của Khan, “Origin and Development”, trang 28, và “Roles of the Mongols”, các trang 40-1; về vấn đề này cũng xem bài của cùng tác giả, “Coming of Gunpowder”, trang 43. Về Bana, xem Parshuram Krishna Gode, “The History of Fireworks in India Between A. D. 1400 and 1900”, trong P. K. Gode, Studies in Indian Cultural History, Poona: Prof. P. K. Gode Collected Works Publication Committee, 1960, vol. II, trang 50.
39. William Irvine, The Army of the Indian Moghuls: Its Organization and administration, New Delhi: Eurasia Publishing House, 1962, trang 148; Khan, “Origin and Development”, trang 27. Cũng xem Khan, “Early Use of Cannon”, trang 157, và Khan, “Role of the Mongols”, các trang 39-40.
40. Irfan Habib, “Changes in Technology in Medieval India”, Studies in History, 2, 1 (1980): 32
41. MSL, vol. I, các trang 199-200, 204, 208, 219; David K. Wyatt và Aroonrut Wichienkeeo, The Chiang Mai Chronicle [từ giờ viết tắt là CMC], Chiang Mai: Silkworm Books, 1995, các trang 72-4; David K. Wyatt, Thailand: A Short History, New Haven: Yale University Press, 1984, các trang 76-7.
42. Manich Jumsai, History of Laos, 2nd edn, Bangkok: Chalermnit, 1971, các trang 64-5; James George Scott và J. P. Hardiman, Gazetteer of Upper Burma and the Shah States, New York: AMS Press, 1983 reprint, vol. II, pt. 1, trang 401. Các con ma được đề cập tới trong bài viết của David K. Wyatt, “Presidential Address: Five Voices From Southeast Asia‘s Past”, Journal of Asian Studies, 53, 4 (1994): 1079-80.
43. CMC, trang 73.
44. W. A. R. Wood, History of Siam from the earliest times to the year A. D. 1781, Bangkok: Chalermnit, 1959 reprint, trang 78; CMC, các trang 69-70 (Phayao attack), 80-1 (Phrae). Phraya Prachakitchakonrachak (Chaem), Yongnajia jinian [The Yonok Chronicle hay Phongsawadan Yonok] [từ giờ viết tắt là Yonok], Kunming: Yunnan Minzu Xueyuan and Yunnan Dongnanya Yanjiusuo, 1990, trang 176, nói rằng phía Sukhothai sử dụng một loại hỏa khí trong giống như huaqiang (súng tay) trong bản dịch sang tiếng Hoa.
45. Trận đánh năm 1457/8 được đề cập trong CMC, trang 86 (phần nhấn mạnh được thêm vào) và Wood, History of Siam, trang 89. Xem CMC, trang 89 về Plang Phon và trang 97 về các thủ lĩnh dân Shan. Vũ khí được dịch là “matchlocks: súng hỏa mai” ở đây phải là một loại súng tay kiểu Trung Hoa, bởi súng hỏa mai phát minh tại Âu Châu chỉ du nhập vào Đông Nam Á sau thế kỷ thứ mười sáu.
46. Yonok, trang 198; cũng xem CMC, các trang 101-2. Sự chiếm giữ xứ Nan xuất hiện trong tác phẩm của David K. Wyatt, The Nan Chronicle, Ithaca, NY: Cornell University Southeast Asia Program, 1994, trang 53, và các chú thích 3 & 4.
47. CMC, các trang 80-1. Danh xưng “Pan” phải là “Than”, một họ thông thường ở Việt Nam [họ Trần?], trong khi Songkhram có nghĩa là “chiến tranh” trong tiếng Thái (Christopher Goscha, thông tin cá nhân).
48. Về chi tiết, xem Sun Laichen, “Chinese Military Technology and Đai Việt: c. 1390-1497”, trong tập Vietnam: Borderless Histories, biên tập bởi Nhung Tuyet Tran và Anthony Reid, Madison: University of Wisconsin Press, sắp phát hành).
49. CMC, trang 73; Wyatt, Nan Chronicle, trang 53 và các chú thích 3 & 4. Ngoài các từ ngữ Trung Hoa và Miến Điện để chỉ các hỏa khí, các từ ngữ trongg tiếng Tai Yuan bản xứ cũng xuất hiện trong CMC, chẳng hạn như lambu/labu, kongnaa, v.v…. (Aroonrut Wichienkeeo, thông tin cá nhân). Martha Ratliff (thông tin cá nhân) cung cấp sự giải thích sau đây cho từ ngữ pu cao: “Có vẻ từ đầu tiên, pu, đến từ chữ pao (4). Các tiếng của người Hmong-Mien cho hỏa khí cũng đến từ Hoa ngữ (cả pao (pháo) (4) và qiang: quang (1), vì thế có vẻ là mọi người đã vay mượn kỹ thuật cùng với từ ngữ từ phía Trung Hoa. Nếu đúng thế, câu hỏi là – vậy từ “cao” có nghĩa gì ? Có lẽ cũng hữu ích để xét đến các tiếp ngữ (augmentatives) trong Thái ngữ bản xứ; tại Xuyong Miao, thí dụ, từ ngữ chỉ “đại bác: cannon’ là “pao (4)[?] –mother” hay “mother-pao: súng mẹ, súng cái” trong đó từ “mẹ: mother” có nghĩa là “lớn: big”. Aroonrut cho tôi hay rằng từ pu cao chỉ xuất hiện có một lần trong các biên niên sử của Chiang Mai và chắc chắn không phải là từ ngữ thuộc tiếng Tai Yuan (Bắc Thái), như thế, có thể là một từ vay mượn từ Hoa ngữ. Dựa trên ý kiến của Ratliff, Aroonrut vạch ra rằng cao trong tiếng Tai Yuan có nghĩa là “nhà lãnh dạo, nhà vua, to lớn, quyền thế, cao sang”, bởi thế pu cao có nghĩa “đại bác đầy uy lực: powerful cannon”.
50. Về trận đánh năm 1465, xem Dao Yongming, Cheli xuanweishi shixi jijie [Annotation of the Genealogy of the Cheli Pacification Commission], Kunming: Yunnan Minzu Chubanshe, 1989, các trang 93, 335. các biến cố năm 1470 được đề cập đến trong Li Foyi, Leshi [the Chronicle of the Lu kingdom], Taibei: Furen Shuwu, 1983 reprint, trang 20 và Chen Xujing, Leshi manbi: Xishuang Banna lishi shibu [Annotation of and supplement to the history of Xishuang Banna], Guangzhou: Zhongshan Dacue Chubanshe, 1994, trang 96.
51. Shorto, Nidana, các trang 132-3 (Lan Sang); vùng Phuan được đề cập bởi tác giả Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí [Lichao Xianzhang Leizhi), Sàigòn: Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, 1972, vol. I, trang 113.
52. Xem Sun, “Chinese Military Technology” để có một sự phân tích thấu triệt hơn chủ đề này.
53. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, [từ giờ viết tắt là TT], Tokyo: Tokyo Daigaku Toyo Bunka Kenkyujo, 1984-6, vol. I, trang 464. Bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục hồi thế kỷ thứ mười chín, Taibei: Guoli Zhongyan Tushuguan, 1969, vol. XI, trang 12a, dùng chữ huopao: hỏa pháo chỉ đại bác (Cannon), nhưng đây là một sự thay đổi từ ngừ sau này.
54. TT, vol. II, các trang 532-3; Lê Quý Đôn, Đại Việt Thông Sử, Saigòn: Bộ Văn Hóa, Giáo Dục và Thanh Niên, 1973, trang 30a.
55. Về chi tiết, xem Sun, “Ming-Southeast Asian”, ch. 7.
56. MSL, vol. I, các trang 377, 493-4 (Nandian), 495-6 (1430); vol. II, trang 538 (1436 và trích dẫn), 550-2 (1438), 560, 574 (1439).
57. Sang, “Luelun”, trang 465. Các chiến dịch Maw Shan được kể lại trong Zhandahunhong Jinggutusi shixi [The genealogy of the Linggu Tusi], thông dịch bởi Dan Yongming và các tác giả khác, Kunming: Yunnan Minzu Chubanshe, 1990, các trang 83-7.
58. Sang, “Luelun”, các trang 557-8, 560, 568-70.
59. MSL, vol. II, các trang 600, 603-4; về chiến dịch tháng 9 năm 1441, cũng xem Zhandahunhong, Jinggu, các trang 21-6.
60. MSL, vol. II, trang 697; các tường thuật về chiến dịch năm 1442 được ghi nơi các trang 605-6. Về chiến dịch sau này, cũng xem Gao Dai, Hongyoulu [A Record of a Great Scheme], Shanghai: Shanghai Gugi Chubanshe, 1992 reprint, trang 213; Zhaopayatanmatie Kazhangjia, “Hemeng gumeng: Meng Mao gudai zhuwangshi” [Lịch Sử Các Nhà Vua Của Meng Mao], trong Meng Guozhanbi ji Meng mao gudai zhuwangshib [Histories of Kosampi and the Kings of Meng Mao], thông dịch bởi Gong Xiaozheng, Kunming: Yunnan Minzu Chubanshe, 1990, trang 102; Dao Paihan, Meng Lian xuanfushi [the History of the Meng Lian Pacification Office], Kunming: Yunnan Minzu Chubanshe, 1986, trang 47; và Song, Meng Meng, các trang 88-9.
61. Về chi tiết, xem Sun Laichen, “Shan Gems, Chinese Silver, and The Rise of the Shah Principalities in Northern Burma, c. 1450-1527”, trong quyển Southeast Asia in the 15th Century: The Ming Factor, biên tập bởi Geoff Wade và Sun Laichen, Singapore: Singapore University Press, sắp phát hành.
62. Gao, Hongyoulu, trang 215. Ý kiến của Shah trích từ Zhaopayatanmatie, “Hemeng Gumen”, trang 102.
63. A. B. Griswold và Prasert na Nagara, “An Inscription from Jengtung (1451)”, Journal of the Siam Society [từ giờ viết tắt là JSS], 66, 1 (1978): 71, 82. Cũng xem Hans Penth, Jinakalamali index: An Annotated Index to the Thailand Part of Tatanapanna‘s Chronicle Jinakalamali, Oxford: Pali Text Society, 1994, các trang 51-2. Cuộc tranh chấp giữa Lan Na và Lan Sang được đề cập trong MSL, vol. II, trang 539.
64. Izui Hisanosuke, “Decipherment of the Pa-po Vocabulary and Episties”, Kyoto Daigaku Bungakubu Kenkyu Kiyo, 2 (1951): 77. Các sự tường thuật về các cuộc tranh chấp hồi thế kỷ thứ mười lăm đề cập nơi đây được ghi chép trong CMC, các trang 80-90, 97-8, 101-2; Wyatt, Nan Chronicle, các trang 55-63; và Li Foyi, Leshi, các trang 16-7. Về cuộc tấn công thứ nhì vào Keng Tung, xem CIVIC, trang 107, và Scott and Hardiman, Gazetteer, vol. II, pt. 1, trang 404.
65. Charnvit Kasetsiri, The Rise of Ayudhya: A History of Siam In The Fourteenth and Fifteenth Centuries, Kuala Lumpur: Oxford University Press, 1976, các trang 137-8; Wyatt, Thailand, các trang 77-80.
66. Cùng nơi dẫn trên, trang 80; Keith Taylor, “The Early Kingdoms”, do Tarling biên tập, Cambridge History, Vol. 1, trang 171.
67. Wood, History of Siam, trang 99. Có thể có một ý tưởng sơ lược về lãnh thổ của Lan Na và Ayutthya bằng việc nhìn lướt qua bản đồ trong sách của tác giả Wyatt, Thailand, trang 87. Tuy nhiên, các con số về dân số không được cung cấp.
68. CMC, trang 84.
69. Michael Vickery, “The Lion Prince and Related Remarks on Northern History”, JSS, 64, 1 (1976): 369-70, 377. Nhận xét của Wyatt trong tác phẩm về Thailand của ông, các trang 74-5; cũng xem Lieberman, “Europeans”, trang 212. Các ý kiến của người Xiêm về sức mạnh của các nước láng giềng phương bắc, đặc biệt về Phrae và Nan, có trong bài viết của Vickery, “The 2/K. 123 Fragment, a Lost Chronicle of Ayutthya”, JSS, 65, 1 (1977): 47.
70. MSL, vol. I, các trant 244, 332.
71. Thiên Nam Dư Hạ Tập [Tiannan Yuxiaji] (EFEO Microfilm A. 334) “phần Thi Ca”, trang 102a. “phần về Chàm”, trang 2b (trích dẫn); Georges Maspero, The Champa Kingdom: the History of An Extinct Vietnamese Culture, Bangkok: White Lotus Press, 2002, trang 117. Tường thuật phía Trung Hoa có ghi bởi Wang Ao, trong Zhenze Jiwen (Notes of Wang Ao), trong Ming Qin shiliao huibian [Compilation of Ming and Qing Historical Documents), biên tập bởi Shen Yunlong, Taibei: Wenhai Chubanshe, 1967, vol. I, 26b; cũng xem MSL, vol. II, trang 599. Sự kiện rằng các từ ngữ chỉ vũ khí trong từ điển Chàm-Hoa ngữ thế kỷ thứ mười lăm đều chỉ các vũ khí cổ truyền (giáo, mác, v.v…) hỗ trợ cho sự nhận xét của phía Trung Hoa; C.O. Blagden và E. D. Edwards, “A Chinese Vocabulary of Cham Words and Phrases”, Bulletin of the School of Oriental and African Studies, 10 (1940-2): 53-91.
72. Về các chiến dịch ở Lào, xem Tây Nam Biên Tai [?] Lục [Record of the Frontiers Passes To the West and South] (vi phim bản thảo của hội Socíété Asiatique) các trang 23a-33a; TT, vol. II, các trang 705-10; và Martin Stuart-Fox, The Lao Kingdom of Lan Xang: Rise and Decline, Bangkok: White Lotus, 1998, các trang 65-6. Cuộc tấn công vào xứ Nan được đề cập trong Biên Niên Sử xứ Nan Chronicle, trang 57, và CMC, các trang 98-9. Về sự đe dọa đối với Sipsong Panna, xem MSL, vol. II, các trang 813, 818, 828.
73. Cuộc xâm nhập vào Ava được đề cập trong quyển Tây Nam, trang 31a và TT, vol. II, trang 710; về sự triệt thoái của Việt Nam, xem MSL, vol. II, p. 837.
74. Pires, Suma Oriental, vol. I, các trang 115, 203.
75. Về các cuộc viễn chinh của Trịnh Hòa và sự xuất cảng kỹ thuật quân sự dến vùng Đông Nam Á hàng hải, xem J. R. Partington, History of Greek Fire and Gunpowder, Cambridge: W. Heifer, 1960, các trang 223, 275; MSL, vol. I; Jung-pan Lo, “The Termination of the Early Ming Naval Expeditions”, trong tập Papers in Honor of Professor Woodbridge Bingham: A Festschrift for his seventy fifth birthday, biên tập bởi James Bunyan Parsons, San Francisco: Chinese Materials Center, 1976, trang 137; Needham, Science and Civilisation, vol. IV, (Physics and Physical Technology), pt. 3 (Civil Engineering and Nautics), trang 516, chú thích b. Các thí dụ về Java được nói đến bởi H. J. de Graaf, trong Chinese Muslims in Java in the 15th and 16th Centuries: The Malay Annals of Semarang and Cerbon, biên tập bởi Merle C. Ricklefs và thông dịch bởi H. J. de Graaf và Th. G. Th. Pigeaud, Melbourne: Monash University, 1984, các trang 18, 24, 32, 85, 198.
76. Boxer, “Asian Potentates”, các trang 162 (trích dẫn, 165-6; Li, Nguyễn Cochin China, các trang 45-6.
77. Andaya, “Interactions with the Outside World”, các trang 392-3, 395.
78. Bài nghiên cứu này lập luận chống lại thuyết xác quyết về kỹ thuật (technological determinism) và bênh vực cho sự giải thích đa yếu tố về sự sụp đổ của xứ Chàm; xem Sun, “Chinese Military Technology and Đại Việt.”
79. Fernand Braudel, Civilization and Capitalism, 15th – 18th Century, phiên dịch bởi Sian Reynolds, New York: Harper & Row, 1981, vol. I, ch. 6; Anthony Reid, “Introduction: A Time and A Place”, do Reid biên tập, Southeast Asia In the Early Modern Era, các trang 12-4; John F. Richards, “Early Modern India and World History”, Journal of World History, 8, 2 (1997): 197-209.
80. Reid, “Introduction”, các trang 12-14; Victor B. Lieberman, “Transcending East-West Dichotomes: State and Culture Formation In Six Ostensibly Disparate Areas”, trong Beyond Binary Histories: Re-Imagining Eurasia to c. 1830, biên tập bởi Victor B. Lieberman, Ann Arbor, MI: University ofMichigan Press, 1999, các trang 70-2.
81. Carlo M. Cipolla, Guns, Sails and Empires: Technological Innovation and The Early Phases of European Expansion, 1400-1700, New York: Pantheon, 1966; William H. Mcneill, The Pursuit of Power: Technology, Armed Force, and Society Since A. D. 1000, Chicago: University of Chicagopress, 1982, ch. 2; McNeill, The Age of Gunpowder Empires, 1450-1800, Washington D.C.: American Historical Association, 1989; Paker, Military Revolution. Jeremy Black có kiểu chính, với một vài sự thành công, sự cứu xét lịch sử quân sự quy chiếu về Âu Châu như trung tâm qua việc quan tâm đến phần còn lại của thế giới và đến các cuộc trận đánh nhau không bằng vũ khí của Âu Châu; xem tác phẩm của ông, War and the World: Military Power and The Fate of Continents, 1450-2000, New Haven: Yale University Press, 1998, và War In the Early Modern World, 1450-1815, Boulder: Westview, 1999. Tuy nhiên, bởi việc tuân theo một cách cứng ngắc sự phân chia các thời kỳ theo quy ước của kỷ nguyên khởi đầu cho thời hiện đại, ông đã bỏ sót thời khoảng 100 năm vô cùng năng động trong lịch sử Á Châu, giữa khoảng từ 1350 đến 1450.
82. Francesco Guicciardini, Counsels and Reflections (1528), được trích dẫn trong Parker, Military Revolution, trang 10./-
____
Nguồn: Tác giả Ngô Bắc dịch từ Sun Laichen, Military Technology Transfers From Ming China and The Emergence Of Northern Mainland Southeast Asia (c. 1390-1527), Journal of Southeast Asian Studies, 34.3 (Oct. 2003), từ trang 495
*****
PHỤ CHÚ CỦA NGÔ BẮC
Sự đóng góp của Việt Nam về kỹ thuật thuốc súng và chế tạo súng
Sách Việt Nam Bách Khoa Toàn Thư, Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn biên soạn năm 1773, Phạm Vũ và Lê Hiền dịch và chú giải, Nhà Xuất Bản Miền Nam tại Sàigòn xuất bản năm 1973, nơi các trang 238-240 có ghi lại các sự kiện liên hệ như sau:
109. Binh chí trong Minh sử nói: “Ngày xưa gọi súng đại pháo” là lấy tên gọi máy bắn đá ra.
Nhà Nguyên được súng pháo của Tây Vực, đem đi đánh Thái châu nước Kim, mới dùng lửa, nhưng phép chế tạo không truyền lại, sau cũng ít dùng.
Đời vua Thành Tổ nhà Minh (1403-1424), đánh nước Giao Chỉ, được phép đúc thần cơ sang pháo (các súng máy đủ cỡ) (in đậm để làm nổi bật bởi người dịch). Lúc bấy giờ mới đặt ra đội súng thần cơ. Phép chế súng ấy dùng đồng đỏ, một nửa là đồng nguyên chất, một nửa là đồng đã nấu lẫn lộn. Dùng sắt mà đúc, thì sắt Phúc Kiến mềm tốt hơn. Thứ nhì đến sắt Tây Vực. Súng có nhiều cỡ, lớn nhỏ không đều. Lớn thì kéo bằng xe, nhỏ thì dùng giá gỗ hay vác lên vai. Súng lớn lợi cho việc chiếm giữ, súng nhỏ lợi cho việc chiến đấu; tùy tiện mà dùng. Súng là một thứ binh khí cần cho việc hành quân.
Sách Thông ký nói: “Lúc đầu, quốc triều chỉ có năm quân doanh; ấy là: Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu. năm Vĩnh Lạc xưa (1403-1424), lấy 3,000 quân kỵ rợ Hồ đặt dưới là cờ rồng, lập ra Tam Thiên doanh. Sau khi Nam phạt (đánh về phía Nam), bắt được Hồ Quý Ly, biết được phép chế thần sang, bắn bằng tên lửa, thì lập ra Thần cơ doanh (in đậm để làm nổi bật bởi người dịch). Thế là ba đại doanh”.
110. Sách Cổ Thụ Biều Đàm nói: Nhà Minh cho Lê Trừng, là con của Quý Ly, làm hộ bộ thượng thự Trừng khéo chế súng, chế ra thần sang cho Triều đình, cho nên nay tế binh đều phải tế Trừng” (in đậm để làm nổi bật bởi người dịch).
Sách Thù vực chu tư lục chép: “Em Hồ Hán Thương, là Lê Trừng, tìm ra phép chế thần sang; vua hạ chiếu cho Trừng làm quan”. Ấy là binh khí nước Nam truyền sang Trung Quốc, thực từ Lê Trừng trước (in đậm để làm nổi bật bởi người dịch).
Minh sử chép: “Năm Vĩnh Lạc (1403-1424), vua Minh thân chinh Mạc Bắc. Khi giặc kéo ào đến, bèn đem thần sang của nước An Nam ra đánh, giặc mới rút lui (in đậm để làm nổi bật bởi người dịch). Lại, năm Tuyên Đức (1426-1435), triều đình sắc cho quan tổng binh ở Tuyên phủ rằng: “Thần sang là trọng khí của nhà nước, cấp cho các đồn ở biên giới để thị uy, chớ đừng cấp nhảm”.
Năm Chính Thống (1436-1449), các tướng ngoài biên lập ra Thần sang cuc. Vua cho là “Chế hỏa khí ở ngoài biên, sợ truyền tập tiết lậu, bắt phải thôi”. Ấy, đối với Thần sang thận trọng như vậy.
Lê Trừng có làm sách Nam ông mộng lục, chép các chuyện vặt ở đời Lý, Trần, có nhiều điều hợp với quốc sử. Bộ sách ấy, nay thấy chép ở trong bộ Thuyết-phu (Quý Ly là người ở Kim Âu, huyện Vĩnh Phúc).
Minh sử chép: “Trong niên biểu của Thất khanh (bảy vị quan to), có nói Lê Trừng làm Binh bộ thượng thư” (in đậm để làm nổi bật bởi người dịch) [hết trích].
Các chứng cớ trên cho thấy các phát minh về thuốc súng và súng bắn các loại đích thực là của Hồ Nguyên Trừng, và thực sự là đã có sự chuyển giao các kỹ thuật quân sự từ Việt Nam sang cho Trung Hoa trước khi được truyền bá đi khắp thế giới. Đây cũng là các phát minh mở đầu cho thời hiện đại và có tác động sâu xa trên toàn thế giới. Một cuộc nghiên cứu đầy đủ về các phát minh của Hồ Nguyên Trừng và ảnh hưởng của các phát minh này trên cục diện thế giới hiển nhiên là một đề tài quan trọng và thú vị. Mong thay.