Là một xã hội có nền nghệ thuật phát triển vào bậc nhất thế giới, nước Pháp cũng là một trong những nước đi đầu trong việc bảo vệ quyền tác giả của những tác phẩm nghệ thuật. Trong bài này NTX sẽ giới thiệu với các bạn một vài điểm liên quan đến vấn đề luật bản quyền tác giả cho những bức tranh gốc, tranh sao chép và tranh giả.
Để bảo vệ quyền tác giả cho một tác phẩm nghệ thuật, một nguyên tắc chung mà luật pháp Pháp đề ra là một tác phẩm nghệ thuật được bảo vệ bởi bản quyền tác giả và không thể làm bất cứ điều gì với tác phẩm đó … kể cả các bản sao. Tuy nhiên, việc sao chép một tác phẩm nghệ thuật, như tranh chẳng hạn, trong một số trường hợp, với những điều kiện, những quy định cụ thể, là được phép và hợp pháp. Nhưng một điều cơ bản là chúng ta không thể bán chúng như là những bức tranh gốc bởi làm như vậy, những tác phẩm đó không còn là những bản sao chép nữa mà trở thành những bức tranh giả, và việc mua bán được cho là việc làm không hợp pháp hay nói cách khác là lừa đảo.
Sao chép như thế nào là hợp lệ
Việc sao chép, trong hội hoạ cũng như các nghành khác, tồn tại từ thời xa xưa. Nó cho phép chúng ta học kỹ thuật của người tiền bối. Thực tế một số hoạ sĩ, galleries hay một số công ty mỹ thuật tại Pháp cũng chuyên sao chép lại những bức tranh cổ hoặc đương đại. Những tác phẩm do họ sao chép cũng có thể được bán với điều kiện là họ phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về “bản sao” do cơ quan lập pháp đề ra và quan trọng là họ phải cho người mua biết được đó là bản sao bằng việc đề bản sao vào tranh.
Khi tham quan tại các bảo tàng ở Tây, chúng ta vẫn thường thấy các hoạ sĩ, ngồi trước giá vẽ của mình và thực hiện sao chép lại các tác phẩm nổi tiếng trong bảo tàng. Những hoạ sĩ có thể là chuyên nghiệp, nghiệp dư hay sinh viên các trường Mỹ Thuật, tuy nhiên một điều chắc chắn rằng những hoạt động này đều được các cơ quan liên quan của Pháp quản lí một cách rất nguyên ngặt.
Trước tiên để có thể vẽ trong bảo tàng, chúng ta cần phải được phép của chính bảo tàng đó, và để có giấy phép này, các hoạ sĩ sẽ phải chờ khá lâu ở Pháp. Đối với sinh viên tại Pháp, để có được giấy phép này một cách nhanh nhất, họ thường phải thông qua giáo sư giảng dậy của mình. Ngoài ra còn tuỳ thuộc vào chính tác phẩm, nếu là một tác phẩm quan trọng, có nhiều khách tham quan thì việc hoạ sĩ nhận được một giấy phép như thế này là không tưởng. Trong trường hợp giấy phép được thông qua, hoạ sĩ cũng sẽ chỉ số một khoảng thời gian nhất định để thực hiện tác phẩm của mình, nhiều khi bảo tàng còn yêu cầu hoạ sĩ chỉ được phép làm việc tại một khoảng thời gian định trước.
Những tác phẩm sao chép bắt buộc phải có kích cỡ nhỏ hơn hay lớn hơn kích cỡ tác phẩm gốc. Ngoài ra trước khi thực hiện, hoạ sĩ còn phải trình lên người phụ trách bảo tàng tấm toan (toile) trắng để họ đóng dấu phê duyệt cho phép hoạ sĩ sao chép lại tranh trên tấm toan đó. Tấm toan này sẽ không được phép ra khỏi bảo tàng cho tới khi công việc sao chép được hoàn thành.. Và khi đã hoàn thành, bảo tàng sẽ thực hiện một lần kiểm tra nữa, khi mọi thứ đều theo đúng nguyên tắc họ sẽ đóng một dấu nữa lên tấm toan đó và bức tranh đó được coi là một bản sao chép hợp lệ.
Mọi thứ đều có thể được sao chép lại từ tranh gốc nhưng việc sao chép lại chữ kí trong mọi trường hợp là không hợp lệ.
Ngoài ra luật pháp Pháp quy định rất nghiêm ngặt việc sao chép những tác phẩm nghệ thuật của những hoạ sĩ đang còn sống hay đã mất nhưng chưa quá 70 năm. Việc sao chép những tác phẩm này thưỡng phải được phép của chính tác giả hay gia đình tác giả (trong trường hợp hoạ sĩ đã mất và thời gian từ khi hoạ sĩ mất không quá 70 năm). Khi tác giả đã mất, quyền sao chép và phân phối sẽ thuộc về người sở hữu kế tiếp của hoạ sĩ thường là vợ hoặc con hoạ sĩ. Những hoạ sĩ đã mất hơn 70 năm, tác phẩm của họ được coi là những tác phẩm cộng đồng, việc sao chép những tác phẩm này sẽ đơn giản hơn do không phải xin phép từ gia đình hoạ sĩ, nhưng phải đảm bảo những quy tắc sau:
- Sử dụng kích thước khác so với phiên bản gốc
- Phải đề « bản sao » phía sau lưng tác phẩm chép
- Không được ký tên hoạ sĩ nếu không tác phẩm chép sẽ được coi như là một tác phẩm làm giả không hợp pháp.
Vậy việc giả phong cách của một hoạ sĩ thì thế nào ? hình dung một trường hợp bạn thấy tranh của một hoạ sĩ, bạn thích phong cách đó và bạn muốn bắt chước. Về mặt lý thuyết thì điều này cũng bị cấm ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn không làm gì sai. Thực tế là bạn đang làm bị thương người hoạ sĩ. Họ đã phải trải qua những năm tháng học tập, nhưng năm tháng của mồ hôi nước mắt để tạo nên cho mình một phong cách riêng. Bằng cách bắt chước nó, ban cũng đang thực hiện một hành vi ăn cắp. Một nguyên tắc chung khi các hoạ sĩ đã kí, tác phẩm của họ được bảo vệ bởi « copyright » hay nói cách khách là « tất cả các quyền được bảo lưu », bao gồm cả quyền sáng tác.
Một số trường hợp ngoại lệ cho việc sao chép được chấp nhận tại Pháp mà công cần phải theo các tiêu chuẩn về kích cỡ : Sao chép và chỉ tiết lộ công trình của bạn trong phạm vi gia đình, bạn bè. Sao chép vì những lý do cá nhân (hiểu rõ hơn về công việc của một họa sĩ) hoặc trong công việc nghiên cứu nghệ thuật. Sao chép theo cách biếm họa cũng được phép tại Pháp.
NTX (Dịch và tổng hợp)
Tài liệu tham khảo:
- Peintres-Sculpteurs : Copier n’est pas voler… sauf… Département culture et Media, group Emargence.
- http://www.avocats-picovschi.com/comment-fonctionne-la-protection-d-une-oeuvre-par-le-droit-d-auteur_article_835.html
- http://www.avocats-picovschi.com/droits-d-auteur_menu2_1_5.html
- http://www.heritage-succession.com/article-succession-dartistes-la-repartition-complexe-des-droits-dauteur-source-de-conflit-entre-heritiers.html