Năm 1891, Frédéric Baille, Khâm sứ Trung Kỳ tại Huế, kể lại : “các sản phẩm công nghiệp của Pháp càng ngày càng chiếm được cảm tình của ông [tức là vua Đồng Khánh] chính vì ông cho nhập từ Marseille đồ gỗ gia dông – ghế bành, ghế trường kỷ, ghế ngồi – mà ngày nay còn trong cung, nhứt là trong phòng ăn. Theo yêu cầu của ông tất cả đều được sơn son. (…) Đồng thời ông cho mua những gạch vuông nhiều màu để lát vỉa hè phòng khách trong cung. Đợt đặt hàng này rất quan trọng, chi phí khoảng 20 000 francs. Vửa rồi, đồ pha lê, đồ bạc và bộ đồ ăn bằng sứ được mua từ những xưởng chế tác ở Paris để tô điểm bàn ăn của vua Đồng Khánh » (1) .

Trong chuyến đi thăm Đại Nội (1913), R. de la Susse miêu tả nhà Tã Vu chuyển thành phòng tiếp tân châu Âu : “Phòng này có thể gọi là phòng tặng phẩm ngoại giao. Chúng ta có thể nhìn thấy những quà như một vật trang trí ở giửa bàn bằng bạc do Thống đốc Klobukowski tặng, một bình bằng đồng của xưởng Barbedienne (2) quà biếu của Thống đốc Beau, một bức thẩm do xưởng Gobelins dệt, và nhiều bình Sèvres. Bàn ghế, bát dĩa, đồ bạc và khăn bàn với huy hiệu nhà vua đều do Pháp chế tao. Phần đông những vật này được mua tại Paris dưới thời vua Đồng Khánh” (3) .

Hình 1 : biểu tượng Long Phụng Hàm Thư có hiệu đề Đại Nam

Căn cứ trên các tài liệu vừa nêu, truyền thuyết cho rằng Đồng Khánh là người cho đặt tại xưởng Alfred Hache bộ đồ ăn sứ trang trí một đường viền vàng và ở giửa huy hiệu An Nam : một con rồng uốn lượn đằng sau cuốn thư ghi hai chử Đại Nam, với một thanh kiếm xuyên qua (h.1). Lý do mà ông de la Susse và các người Pháp quy cho Đồng Khánh là người đặt bộ Đại Nam là vì năm 1907 Thành Thái bị truất phế và giam lòng. Vả lại, ông Baille ghi “những bộ đồ ăn bằng sứ đều được mua từ những xưởng chế tác ở Paris” qua trung gian một nhà thương gia Pháp ở Huế, mua chứ không đặt. Ngoài ra, một buổi tiếp kiến vua Đồng Khánh (năm 1887) đã được Auguste François mô tả : « Chúng tôi đi vào một phòng rộng, mọi bề rất lớn, ở chính giữa có một cái bàn. Đồng Khánh ngồi ở một đầu, trên cái ghế cao hơn ghế của chúng tôi, và mời chúng tôi uống nước trà với một bộ đồ trà theo kiểu phương Tây gồm những bình chén khác nhau, và chỉ có chén của vua là bằng ngọc » (4) . Tại sao không dùng bộ Đại Nam, nhứt là bộ trà gồm tối thiểu 48 tách (hiện nay Bảo tàng Cổ vật Cung Đình Huế lưu giữ 3 bình đựng đường và Trần Đình Sơn 1). Những bộ trà và bộ đồ ăn tiêu biểu sản xuất của các xưởng sứ tại Paris vào các năm 1880-1890 tại Bảo tàng Cổ vật Cung Đình Huế (BTCVCĐ Huế) có thể qui cho đồ sứ do vua Đồng Khánh đặt mua tại Pháp.

Chẳng may tài liệu lưu trử của xưởng Hache không còn. Dưới đế bộ đồ ăn Đại Nam còn lưu giữ tại BTCVCĐ Huế có ghi hai hiệu đề : “A H & C°” và “1889 GD DIPLOME D’HONNEUR ALFRED HACHE & CE ” (h.2), in màu xanh và đen.

Hình 2 và 3 : logo của xưởng Hache, Jullien & Cie và món đồ sứ do vua Thành Thái đặt.

Năm 1889, ghi trên hiệu đề “1889 GD DIPLOME D’HONNEUR ALFRED HACHE & CE ”, không phải là năm sản xuất mà là năm xưởng Hache, Jullien & Cie đạt huy chương vàng tại Triển lảm Paris 1889, cùng với xưởng Quốc gia Sèvres và xưởng Haviland & Cie (Limoges). Triển lãm 1889 được tổ chức long trọng để cử hành một trăm năm Cách mạng Pháp 1789 và để chứng minh sự phục hưng của Pháp sau thất bại chiến tranh năm 1870. Ban hội đồng triển lãm 1889 ngành Đồ gốm sứ do Charles Lauth, giám đốc Sèvres, chủ tọa đả ghi nhận : “Xưởng Hache, Jullien & Cie trưng bày nhiều sản phẩm đa dạng. Những bộ đồ ăn được trang trí khác nhau, một số với men xanh lam và vàng, một số với men màu dưới men trong. Tất cả được chế tạo một cách duyên dáng, dĩa bàn và dĩa lớn tròn hoặc ôval đều láng tuyệt vời và rất nhẹ…”. Theo danh mục xưởng Hache (1889), mười hai bộ đồ ăn với kiểu dáng khác nhau được sản xuất.

Năm 1829 Joseph Ronsse và Pierre Pétry kiết hợp để mua xưởng Bel Air (Vierzon) và mở một sở hàng tại Paris. Những sản phẩm trưng bày trong Triển lãm Quốc tế 1834 được các nhà phê bình và khán giả khen ngợi. Họ đạt được huy chương bạc tại Triển lãm năm 1844. Alexandre Brongniart, giám đốc xưởng Quốc gia Sèvres và chủ tịch hội đồng, đã viết : “những đồ sứ trưng bày của xưởng Pétry & Ronsse (Vierzon), đồ trắng hoặc trang trí, nổi tiếng nhờ sự thực hiện tốt đẹp và rẻ tiền. Những sản phẩm được xuất khẩu đi xa là bộ đồ ăn, bộ “cabaret” (5), bình hoa, mâm bồng và đèn dầu”. Hơn 500 công nhân làm việc tại xưởng Bel Air và 100 họa sĩ trang trí tại sở hàng Paris.

Hình 4 : Đồ sứ Sèvre do vua Khải Định đặt làm

Năm 1843 Adolphe Hache (1821-1894), con hoang của Pierre Pétry, được bổ nhiệm làm giám đốc xưởng Bel Air. Tháng 12 năm 1845, Ronsse về hưu, Pétry cho Adolphe Hache và Léon Pepin Lehalleur gia nhập hiệp hội. Ba năm sau, khi Pétry về hưu, xưởng đổi tên là A. Hache & Pepin Lehalleur. Sự kết hợp rất thành công và nhận được nhiều giải thưởng : 1849 huy chương bạc, 1853 huy chương đồng trong Triển lãm Quốc tế tại New York, 1855 huy chương hạng nhất, 1867 huy chương bạc. Napoléon III mua cho cung điện Fontainebleau một mâm bồng trưng bày trong Triển lãm Quốc tế tại Crystal Palace (1851, Luân Đôn). Năm 1858, vua Bồ Đào Nha đặc mua mười một cặp bình hoa. Xưởng Hache & Pepin Lehalleur thuê 1100 công nhân với một doanh số đạt tới 1 700 000 francs (1855).

Năm 1872, Léon Pepin Lehalleur nhường cổ phần lại cho hai con ông, Edmond và Emile. Xưởng lấy tên là Hache Adolphe và anh em Pepin Lehalleur. Sáu năm sau Edmond thoi việc và xưởng trỏ thành Adolphe Hache & Emile Pepin Lehalleur. Cùng năm ấy, họ đạt được huy chương vàng do Thành phố Paris cung cấp và bằng danh dự tại Triển lãm Quốc Tế. Một nhà phê bình viết : “Những chiếc tách đẹp và duyên dáng đủ kiểu, trang trí đường xoi, hình mạng, nạm ngọc trai, trổ lỗ thủng bít lại bằng men màu, hoặc trang trí trên nền màu xám, vẽ họa tiết màu xanh lam trên nền trắng, đắp hình nổi trắng trên nền sứ trắng, tất cả các tách này do xưởng Hache và Pépin Le Halleur có thể tranh đua với đồ xưởng Quốc gia Sèvres. Sự tinh tế và thanh mảnh của chúng rất hiếm đối với một ngành công nghiệp tư nhân. Chắc chắn rằng các xưởng sứ Limoges không thể thực hiện tốt hơn” (6 ).

Vào năm 1885, Adolphe Hache cho con trai, Alfred Hache, và cậu rẽ, PierreEmile Jullien (xuất thân từ một gia đình làm đồ sứ tại Saint Léonard le Noblat, gần Limoges), thăm gia vào xưởng và đổi tên nhà sản xuất thành Hache, Jullien & Cie. Năm 1893, Alfred kế nhiệm cha mình làm giám đốc và cũng được bổ nhiệm làm báo cáo viên cho ban giám khảo tại cuộc Triển lãm Quốc tế (Chicago, 1893).

Năm 1903, sau khi Pierre-Emile Jullien mất, Alfred Hache thay tên xưởng thành Alfred Hache & Cie, các sản phẩm mang hiệu đề “Alfred Hache”, “A.H & Cie”. Sau cuộc Chiến tranh Thế giới 1914, xưởng Hache bị giải thể. Albert Pillivuyt mua lại và sử dụng hiệu đề “Société des Anciens Etablissements A.Hache & Cie” và ngừng sản xuất năm 1830.

Như thế thì hiệu đề “A H & C°” ghi dưới bộ Đại Nam chứng minh rằng bộ đồ ăn này chỉ được vua Thành Thái đặt sau năm 1903. Ngày nay, ta có thể ngạc nhiên về sự lựa chọn xưởng Hache để sản xuất bộ đồ Đại Nam. Rất ít người Pháp còn biết đến xưởng Hache. Nhưng phải nhớ là trong những năm 1889-1900, xưởng Hache rất nổi tiếng và có thể cạnh tranh với xưởng Quốc gia Sèvres. Vả lại, Hache có một chính trị xuất khẩu mạnh mẽ. Hache đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ những năm 1850-1872. Bảo tàng Huế còn lưu giử một bát đựng xốt (7) với hiệu đề « A. Hache & Pepin Lehalleur » (1850-1872) hoặc một dĩa lớn hình ôval (8) , hiệu đề « Hache, Jullien & Cie » (1885-1903). Nhưng lý do chính là xưởng Hache đã thực hiện bộ đồ ăn men lam và vàng cho Sứ quán Pháp tại Huế9 . Vì thế nên vua Thành Thái ho đặt tại xưởng Alfred Hache bộ đồ sứ Đại Nam.

Số lượng bộ đồ ăn Đại Nam rất quan trọng, đến khoảng ba trăm năm mươi món. Theo bản kiểm kê nhà Tàng cổ thực hiện sau 1946, bộ Đại Nam gồm 289 món : 72 dĩa, 47 dĩa xúp, 30 dĩa ăn trưa, 12 dĩa đừng đồ khai vi với ba cở khác nhau, 01 liễn xúp lớn (h.3), 06 liễn xúp trung bình, 02 tô xà lách, 02 dĩa lớn tròn, 04 bát đựng xốt, 09 liễn đựng mù tạt, 57 dĩa tráng miệng, 10 mâm quả bồng, 12 mâm bánh bồng, 19 dĩa lót tách trà, 02 bình trà, 03 bình đựng đường, 01 bình đựng sữa. Trong bản kiểm kê này còn thiếu những dĩa lớn đựng cá, dĩa lớn ôval, cốc để ăn trứng chần và tách trà mà hiên nay BTCVCĐ Huế còn lưu giữ (10).

Xưởng Alfred Hache rất tự hào được vua nhà Nguyễn chọn lựa và sau đó sản xuất nhiều bộ đồ gốm chuyển họa với họa tiết đặt tên là Sài Gòn hoặc Hà Nội.

Nhân dịp chuyến sang Pháp (20/05 đến 11/08 năm 1922), vua Khải Định cho đặt tại xưởng quốc gia Sèvres, ngày 14 tháng 08 năm 1922, một bộ trà “hình mạng Trung Quốc” và một bộ đồ ăn Khải Định.

Bộ đồ trà (11) gồm một bình trà, một bình đựng sữa, một bình đựng đường và mười hai dĩa và trách. Bộ trà này, với trang trí bằng “vàng phong phú” (h.4) là một kiệt tác của xưởng Sèvres.

Còn bộ đồ ăn Khải Định12 (h.5) trăng trí men lam với một đường viền “Mérigot” (lá cây sồi) và ở giữa huy hiệu Đại Nam ghi hai chử “Khải Định”. Giao ngày 30 tháng 08 năm 1923, bộ đồ gồm 192 dĩa bàn, 48 dĩa xúp, 4 liễn xúp và mâm, 8 dĩa đựng đồ khai vị, 8 liễn râu, 8 dĩa lớn tròn đường kính miệng 27 cm, 8 dĩa lớn đường kính miệng 30 cm, 8 dĩa lớn đường kính miệng 33 cm, 8 dĩa ôval đường kính miệng 35 cm, 4 dĩa ôval đường kính miệng 40 cm, 4 tô xà lách, 8 bát xường và dĩa, 142 dĩa tráng miệng, 96 dĩa ăn trưa, 8 mâm bồng chân tháp, 8 mâm bồng chân cao, 8 mâm bánh, 4 quả bát, 4 bình cà phê dạng trứng, 4 ấm trà kiểu cổ, 8 bình đường, 8 bình sữa, 48 tách cà phê và dĩa lót, 48 tách trà và dĩa. Theo sở lưu trữ Xưởng Quốc gia Sèvres, 500 francs đã được nộp khi đặt hàng (28.09.1922, sổ Vz 18, tr. 258) và khi nhận hàng 12 724 francs “đợt nhì” (26.12.1923, sổ Vz 19, tr. 7 phía sau) và không thấy có trả tiếp. Bộ đồ này được đặt cho biệt thự riêng của vua, An Định Cung. Cùng với bộ đồ ăn Khải Định, nhà vua cũng mua tại xưởng Christofle một bộ đồ bạc kiểu “ruybăng” có khắc hai chử An Định (13) (h.6).

Hình 5: chiếc dĩa bạc được vua Khải Định đặt xưởng Christofle làm.

Tác giả  : Philippe Trương

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.