Thật bất ngờ, bắt đầu từ năm 2021, ngành đấu giá quốc tế mở ra một cơn bão bán di sản văn hóa và hàng giả.
Christie’s sắp tổ chức một cuộc đấu giá đặc biệt “Nghệ thuật Trung Mỹ” tại Paris bao gồm 39 lô thuộc các nền văn minh cổ đại như Maya và Aztec. Chúng có lịch sử khoảng 1.000 đến 4.000 năm. Tổng giá trị định giá thấp nhất là khoảng 1.73 triệu EUR.
Chỉ một tuần trước khi cây búa của nhà Christie’s được giương lên, chính phủ Mexico bất ngờ ra thông báo khẳng định 39 lô trong cuộc đấu giá này thuộc di sản quốc gia Mexico bị đánh cắp, ngoài ra còn một số lô là đồ giả. Họ sau đó đã yêu cầu nhà đấu giá hủy bỏ cuộc đấu giá này.
Mexico, cái nôi của nền văn minh Châu Mỹ, đã khai sinh ra những nền văn minh cổ đại như Maya, Aztec, Mystic, Toltec,… vang bóng một thời. Theo phương thức phân loại truyền thống, các nhà khoa học sử dụng cột mốc kể từ khi Columbus đổ bộ vào châu Mỹ (từ cuối thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 15) làm ranh giới. Các nền văn minh cổ đại trước thời điểm này được gọi chung là “thời kỳ tiền Columbus” hoặc “thời kỳ tiền Tây Ban Nha”.
Những lô đấu giá tại Christie’s thuộc những cổ vật của thời kỳ “Tiền Columbus”. Hầu hết chúng là mặt nạ chân dung các vị thần hay các hiện vật như bình và đĩa. Trong số đó, những di vật cổ nhất có niên đại từ 2.300 đến 2.000 năm trước Công nguyên, chẳng hạn như hình đá trên.
Trọng tâm của lô là một chiếc mặt nạ đá có niên đại từ năm 450 đến năm 650 sau Công nguyên (hình bên dưới), từ nền văn minh Teotihuacan. Nó từng nằm trong bộ sưu tập của Pierre Matisse (cha đẻ của trường phái Fauvist nổi tiếng), ước tính khoảng 350.000-550.000 Euro.
Theo bản tin từ các hãng truyền thông Anh Pháp như “France 24” và “Reuters”, Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) gần đây đã đưa ra tuyên bố rằng trong số 39 lô đưa ra đấu giá, có 32 lô là di sản văn hóa Mexico và 3 lô là hàng giả, Christie’s được yêu cầu hủy bỏ cuộc đấu giá. INAF đã không giải thích cụ thể lô nào họ xác định được là di sản văn hóa và những lô nào là giả mạo.
INAF đã đệ đơn khiếu nại lên các công tố viên Mexico và Bộ Ngoại giao nước này cũng đang liên hệ với Pháp, với hy vọng lấy lại các di tích văn hóa liên quan.
“Đây là lý do tại sao các tổ chức thương mại chọn các quốc gia như Pháp, bởi vì chúng tôi (các quốc gia Trung Mỹ và Mexico) chưa ký một thỏa thuận song phương.” Chủ tịch INAF bày tỏ quan điểm cá nhân, “Đấu giá là một cơ chế rửa tiền cho những di tích văn hóa.”
Mặc dù INAF có vẻ rất quyết tâm, nhưng theo các chuyên gia, cơ quan chính phủ Mexico sẽ khó đạt được mục tiêu này.
Việc khôi phục di tích văn hóa có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào pháp luật và chứng cứ. Đối với Mexico, năm 1972 quốc gia Trung Mỹ này đã ban hành “Đạo luật bảo vệ khu vực và di tích văn hóa khảo cổ, lịch sử và nghệ thuật” nhằm kiểm soát và cấm xâm phạm các di tích văn hóa.
Nhìn vào 39 lô có liên quan, về cơ bản tất cả chúng đều có nguồn gốc khá rõ ràng và một số lô có bằng chứng các nhà sưu tập đã mua chúng trước những năm 1970. Tuy nhiên, nguồn gốc của một số lô hàng không thể được truy xuất từ trước năm 1972, nhưng rất khó để phán xét rằng chúng đã được đưa ra khỏi mexico một cách bất hợp pháp chỉ dựa trên điều này.
Lý do là liệu các hiện vật thuộc các nền văn minh cổ đại nói trên có thể quy một cách tuyệt đối cho Mexico hay không cũng là một câu hỏi. Lấy nền văn minh Maya làm ví dụ, ngoài việc nằm ở đông nam Mexico, lãnh thổ còn bao gồm Guatemala, Honduras và El Salvador ngày nay. Việc chứng minh các hiện vật văn mình Maya thuộc Mexico và được đưa ra khỏi mexico là một điều khó khăn ngay cả với các nhà khoa học.
Căn cứ vào những điều trên, nếu phía Mexico cho rằng một di tích văn hóa “tiền Colombia” nào đó thuộc về mình và đã được xuất khẩu trái phép thì chắc chắn họ sẽ phải có những bằng chứng xác thực để chứng minh. Dựa trên các yếu tố lịch sử, xã hội và các yếu tố khác, người ta tin rằng ngay cả khi các bằng chứng liên quan tồn tại, nó vẫn sẽ bị thiếu hụt.
Lisa Nguyễn
(dịch và tổng hợp)