Có mười tiêu chí để các chuyên gia xem xét khi gán giá cho những tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ, sách cổ, đồ trang sức, rượu vang, đồng hồ và những thứ khác. Và đó là cách họ xác định giá trị của một tác phẩm nghệ thuật.
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng phỏng vấn các chuyên gia : Nicolas Chow, Frances Christie, Julian Dawes, Frank Everett, Selby Kiffer, Meredith, Kirk Courtney Kremers, Connor Kriegel, Mee-Seen Loong, Michael Macaulay, Jonquil O’Reilly, Edoardo Roberti và Simon Stock, về một tiêu chí thứ hai, đó là Tình trạng. Hãy cùng tìm hiểu xem cách các chuyên gia đánh giá tình trạng vật lý của tác phẩm nghệ thuật và hiểu tình trạng tác động lên giá trị của tác phẩm như thế nào.
“Sự hoàn hảo” là một vấn đề phức tạp. Vâng, sơn có thể bị nứt trên bề mặt của canvas, nhưng đó có phải là một đặc điểm độc đáo trên một tác phẩm của nghệ sĩ hay liệu nó chính là dấu hiệu của sự hư hỏng? Chỉ những chuyên gia dày dạn mới có thể đánh giá chính xác trạng thái vật lý của một tác phẩm và hiểu trạng thái tác động lên giá trị của tác phẩm như thế nào. Chuyên gia về Tranh của các Danh Họa xưa Jonquil O’Reilly nói: “Một số người có thể muốn bức phong cảnh Hà Lan của họ trông giống như nó đã bị hun bởi một trận cháy rừng cả thế kỷ qua”.
Tình trạng là trạng thái bảo quản của vật thể. Vòng đời của trạng thái của một tác phẩm nghệ thuật được phản ánh trong hiện tại. Nó đã được rời khỏi studio của nghệ sĩ bao nhiêu ngày, liệu đó có phải là ngày hôm nay?
Ông Frank Everett, Giám đốc Kinh doanh Trang sức tại New York nói: “Thông thường khi chúng tôi nhận được một món đồ trang sức, chúng tôi sẽ nói, oh, món đồ này thực sự đã rất được sủng ái. Đó là câu nói yêu thích của tôi.” Ngay khi nghe câu “thật ra nó được như thế này cũng đã là khá tốt so với năm tuổi của nó” thì bạn thường sẽ biết ngay rằng nó sẽ không có giá trị cao về thương mại. Học cách xác định tình trạng là một trong những cột mốc trên con đường để trở thành một chuyên gia.
Khi chúng tôi viết báo cáo về tình trạng vật phẩm vào trước một phiên đấu giá, chúng tôi phải thể hiện chính xác tình trạng của nó cho những người mua tiềm năng. Tôi đã từng trải qua chín giờ để kiểm tra tình trạng chiếc Tủ thuốc của Damien Hirst, mỗi viên thuốc riêng lẻ phải được rút ra khỏi một ngăn chứa không tì vết, bóc lớp cuốn bằng khăn giấy ở bên ngoài và kiểm tra nó kĩ lưỡng trước khi gói nó lại một cách hoàn hảo và đưa nó trở lại chiếc hộp.
Tình trạng có một tác động vô cùng to lớn đến giá trị của vật phẩm, một ví dụ cực đoan là cuốn sách The Great Gatsby, một bản sao còn nguyên sơ trong một chiếc vỏ cũng nguyên sơ có thể dễ dàng được bán với giá $400.000. Nếu đem bỏ chiếc vỏ ngoài đó ra vứt đi thì cuốn sách vẫn-còn-nguyên-sơ này có thể có giá trị từ $10,000 đến $12,000.
The Great Gatsby là tiểu thuyết thứ ba của nhà văn người Mỹ Francis Scott Fitzgerald (1896-1940). Xuất bản năm 1925 tại Hoa Kỳ.
Có một giả định sai lầm rằng bất cứ vật gì cũ thì cũng nên có dấu hiệu của thời gian. Trong thực tế, những vật được tìm kiếm có giá trị nhất lại trông khá…mới. Thực tế đã chứng minh rằng không hẳn là tình trạng không tốt của một vật thể sẽ mang lại tác động tiêu cực cho giá trị của vật đó. Mà là nếu như vật đó được giữ trong tình trạng nguyên sơ thì nó có thể mang lại những giá trị không ngờ. Khi bạn nhìn vào hầu như mọi bức tranh ấn tượng, bạn sẽ luôn tìm thấy một số lỗi trong bức tranh. Và vì điều này xảy ra quá thường xuyên nên những bức tranh này được coi như không có lỗi gì cả, chỉ là một vài vấn đề về tình trạng thường hay gặp phải mà thôi.
Đối với sự khắc nghiệt của thời tiết khi lạnh và nóng thay đổi liên tục thì bề mặt sơn dầu có thể bị co hay dúm lại, vì vậy có thể sẽ có những vết nứt trên bề mặt tranh. Richard Diebenkorn, bắt đầu loạt tranh Công viên Đại Dương (The Ocean Park) vào cuối những năm 60. Lúc đó ông rất nghèo và sống ở Santa Monica. Ông đã mua canvas với chất lượng thấp và đã không sơn lót lên những bức tranh của mình, và bởi vì vậy, những bức tranh của ông đều có khuynh hướng bị rạn nứt. Nhưng nếu chúng không có bất kỳ vết nứt nào, thì chắc chắn đó là một điều kỳ diệu, ngoạn mục và đôi khi bạn cần phải đặt câu hỏi về nó.
Sẽ thật kỳ lạ nếu bạn thấy một bức tranh bởi Joan Mitchell từ những năm 1950 mà lại không bị nứt. Cô ấy là một họa sĩ năng động, có phần hung hăng và trên những bức tranh của cô các lớp sơn được vẽ rất dày. Nhưng nếu có vết nứt, hay có chỗ nào đó bị bong sơn, và vết bong sơn đó đã được chỉnh sửa bởi người thợ bảo quản thì rất có thể giá trị của tác phẩm đã bị làm giảm đi đáng kể.
Quyết định về việc tác phẩm sẽ được khôi phục đến mức độ nào phụ thuộc rất nhiều vào bản thân các nhà sưu tầm. Thường thì khi có một bức tranh được đưa đến cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ nói tốt hơn hết là cung cấp nó cho buổi đấu giá mà không lau chùi hay khôi phục và để cho nhà sưu tầm quyết định họ muốn làm gì với nó, bởi vì một số người có thể muốn bức tranh phong cảnh Hà Lan của họ trông giống như nó đã bị hun bởi một trận cháy rừng cả thế kỷ qua.
Theo truyền thống thì một bức tranh bị bẩn luôn là một điều thú vị. Điều đó có nghĩa là nó đã không được xuất hiện trên thị trường và nó hoàn toàn là một bức tranh mới mẻ. Một bức tranh được vệ sinh quá sạch sẽ thì sẽ làm cho giá trị của nó bị giới hạn. Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc vào bức tranh. Một bức Rembrandt ở trong điều kiện không đạt yêu cầu thì vẫn là một bức tranh bởi Rembrandt. Một chút sửa chữa hoặc hoặc một vài vấn đề nhỏ về tình trạng sẽ không nhất thiết ảnh hưởng đến giá trị nhưng nó sẽ đưa ra ước tính về giá trị đó và sẽ cho phép thị trường quyết định bức tranh đáng giá bao nhiêu.
Rượu vang là thứ rất nhạy cảm, như đối với rất nhiều những chai rượu thì chỉ cần một ngày ra ngoài ánh nắng mặt trời, một ngày vào trong phòng lạnh là đã có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng rượu. Đối với một số loại rượu vang hiếm nhất trên thế giới thì sẽ là vô cùng quan trọng để bảo quản rượu một cách đúng đắn. Đó là lý do tại sao những chuyên gia thường đến thăm các hầm rượu để xem rượu vang đang được bảo quản ở nhiệt độ như thế nào, để đảm bảo rằng rượu vang dù đã lâu năm nhưng vẫn đang ở trong tình trạng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, rượu vang và bản thân nhãn hiệu của nó là hai khái niệm khác nhau. Bảo quản chất liệu bên trong chai rượu vốn đã rất tốn kém, nhưng bảo quản cả tem nhãn của chai rượu cũng quan trọng không kém, mặc dù tem nhãn bị trầy bằng cách nào đó cũng không thể ảnh hưởng đến hương vị của rượu. Nếu như những chai rượu được đưa vào catalogue có những vết nhơ, dấu hiệu hư hại nặng nề, bẩn thỉu, hoặc rách trên tem nhãn, thì luôn có một số khách hàng nhận ra rằng điều quan trọng không phải là những gì ở bên ngoài, mà là những gì bên trong. Nhưng cũng có một số khách hàng nhìn vào tình trạng nhãn và nói rằng họ chỉ muốn sản phẩm còn nguyên vẹn. Cho dù điều đó có ảnh hưởng đến những gì có trong chai hay không, thì việc đưa ra giá đấu luôn là các quyết định của khách hàng, mặc dù chúng tôi thấy thực sự không có mối tương quan giữa tình trạng nhãn và tình trạng rượu vang.
Xem thêm:
Phần I: Tính nguyên bản
Phần III: Tính hiếm có
Phần V : Dấu ấn lịch sử
Phần VI: Kích Thước
Phần VII: Thời Trang
LePhan & Anthony Nguyen (dịch và tổng hợp)