Để bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã làm cho nền văn minh Khmer được tỏa sáng, người đã mang lại cho bảo tàng Guimet một bộ sưu tập nghệ thuật Khmer lớn nhất bên ngoài Campuchia. Bảo tàng này đã tổ chức một buổi triển lãm với chủ đề: ANGKOR. Louis Delaporte và đất nước Campuchia, sự ra đời của một huyền thoại.

Vào thế kỷ 19, các đền thờ của Angkor mặc dù được những cư dân trong vùng tôn thờ nhưng nó lại không được nhìn nhận đúng về tầm quan trọng đối với những người ngoại quốc, đặc biệt là người Bồ Đào Nha, một trong những người ngoại quốc đầu tiên đặt chân tới Angkor. Họ không coi trọng giá trị văn hóa lịch sử của Angkor, cũng như mọi nơi khác trong thuộc địa.

Louis Delaporte (1842-1925), một thủy thủ và là thợ vẽ, được Napoleon III cử đi cùng hải quân Pháp trong chuyến thám hiểm dọc theo sông Mêkông để xem con sông này có thể đi được hay không? Chuyến du lich tới Angkor tạo cho Delaporte một cú sốc bởi sự đồ sộ và kiến trúc độc đáo và ông ta đã lên kế hoạch trở lại Angkor nghiên cứu viết bài, nhằm giới thiệu khu di tích này với công chúng phương Tây. Tuy nhiên thời điểm đó Angkor vẫn chưa lôi kéo được nhiều học giả quan tâm. Chỉ tới khi người Pháp thành lập trường Viễn Đông Bác Cổ những năm 1920, các nhà nghiên cứu của trường này mới thấy được giá trị của di sản văn hóa của Angkor và họ đã có nhiều bài nghiên cứu sâu về di tích này. Nhưng cũng phải tới năm 1992 Angkor mới chính thức được UNESCO đề cử là di sản thế giới.

Louis Delaporte không phải là nhà khảo cổ học hay sử gia nghệ thuật và cũng không biết ngôn ngữ của đất nước Campuchia. Tuy nhiên, ông đã thể hiện sự khắt khe về khoa học trong cách tiếp cận của ông để thực hiện những bản vẽ, bản phác thảo và phục dựng lại mô hình các đền Angkor, và đây cũng là chủ đề chính của triển lãm này.

Delaporte đã thực hiện lại rất nhiều pho tượng Angkor trong ba lần viếng thăm Cam-pu-chia vào những năm 1866-68, 1873 và 1881. Ông sau đó đã phải hồi hương khẩn cấp vì bệnh tật và không thể tiếp tục làm việc tại Campuchia mà phải nhờ những người khác. Mục đích của ông là thành lập một viện bảo tàng Khmer lớn để làm cho nền văn minh này được biết đến nhiều bởi công chúng. Ngoài những bức tượng do ông phỏng lại, ông còn mang về Pháp những tác phẩm gốc, với sự cho phép của vua nước Campuchia. Đó là những bản gốc mà ngày nay nó thuộc bộ sưu tập Khmer của Bảo tàng Guimet.

Mời các bạn xem một số hình ảnh cuộc triển lãm:

Tầng 1 của bảo tàng Guimet với những tượng Khmères và một phần bản phục dựng của tháp Bayon

 

Tầng 1 của bảo tàng Guimet với những tượng Khmères và bản đúc cánh cửa cổng phía tây của tháp trung tâm của Angkor Wat.

bản đúc cánh cửa cổng phía tây của tháp trung tâm của Angkor Wat.

 

Bản phục dựng một phần tháp Bayon từ những bản đúc của Louis Delaporte.

 

Một tượng thuộc đền Preah Khan của Angkor – cuối tk 12 – đầu tk 13e.

Quang cảnh một phòng triển lãm

Quang cảnh một phòng triển lãm

Bản đúc một phần những chi tiết của trân chiến Lankâ tại đền Angkor Vat (aile ouest de la galerie de troisième enceinte (galerie des bas-reliefs), coté nord. Scène du Râmâyana, Ravana sur son char).

Ảnh Tháp Bayon tại bảo tàng Musée indochinois du Trocadéro (đầu tk 20). 

 

Bản đúc những họa tiết cửa phía bắc của Angkor Wat. Cảnh Râmâyana: Rama giết chết ma quỷ Marica. 

 

Bodhisattva Lokesvara. tìm thấy năm 1873-1874 bởi Louis Delaporte. Đền Preah Thkol, Preah Khan de Kompong Svay. Fin 12e-début 13e siècle. H.125 – L. 63 – P.20 cm. Grès.

 

Sư tử. phát hiện năm 1873-1874 bởi Louis Delaporte. Đền Preah Thkol, Preah Khan de Kompong Svay. Fin 12e-début 13e siècle. H. 146 – L. 70 – P. 56 cm. Grès.

 

Đầu Siva. phát hiện năm 1873-1874 bởi Louis Delaporte. Đền Phnom Bok. Début du 10e siècle. H. 46- L.25 – P.22 cm. Grès.

 

Brahma. Đến từ tỉnh Vat Baset. Hiện vật tặng bởi Fustier cho musée indochinois du Trocadéro, 1888. Second quart du 10e siècle. H. 147 – L. 97 – P. 83 cm. Grès.

 

Một chi tiết những vũ công trên mặt tháp Bayon. Phát hiện năm 1873-1874 bởi Louis Delaporte. Tháp Bayon. Fin 12e – début 13e siècle. H. 60 – L. 276 – P. 30 cm. Grès.

 

Buddha bảo vệ bởi naga. Phát hiện năm 1873-1874 bởi Louis Delaporte. Đền Preah Khan thuộc Kompong Svay. Fin 12e-début 13e siècle. H. 111 – L. 66 – P.39 cm. Grès.

 

Chi tiết trận đánh với Rama, Vibhisana và Laksmana. H. 203 – L. 178 – P. 7 cm. 

 

Chi tiết về cảnh trời và địa ngục với  người trong cung điện  (première moitié 12e siècle) H. 143 – L. 123

 

 Chi tiết của Churning of the Ocean of the Milk  H. 170 – L. 150 – P. 10 cm. 

Tympanon cửa phòng trưng bày bên ngoài của Bayon (cuối thế kỷ 12 – đầu thế kỷ 13): ba vũ điệu devata.

Tympanon phía tây nam Angkor Vat (nửa đầu thế kỷ 12): Krsna gắn vào vữa (chi tiết). Cuối thế kỷ 19. H. 137 cm – L. 273 – P. 12 cm.

 

Tấm trang trí nhiều màu của phòng trưng bày dẫn đến tháp trung tâm 

Quang cảnh của Angkor Wat

Mặt tiền phía đông của Bayon. Louis Delaporte và H. Devérin, 31 tháng 3 năm 1891. H. 65,5 – L. 123 cm.

 

« Phimânacas. Palais des Rois Khmers au centre d’Angkor Thom ». Vue idéale du perron nord de la terrasse des éléphants (détail). Louis Delaporte, après 1890 (?). H. 61,8 – L. 122,8 cm. Mine graphite, aquarelle, rehauts de peinture dorée sur papier vélin.

 

Emile Gsell. Angkor Vat, 1866. Epreuves à l’albumine sur papier d’après un négatif au collodion sur plaque de verre.

Emile Gsell. Angkor Vat, la pyramide vue depuis l’ouest, 1866. Epreuve à l’albumine sur papier d’après un négatif au collodion sur plaque de verre..

 

Moulage d’une devata. Pavillon d’angle sud-ouest de la troisième galerie enceinte d’Angkor Vat. Mission Louis Delaporte, 1873. Plâtre patiné, montage filasse sur armature de bois.

 

Linteau oriental du passage central des « entrées occidentales » (gopura IV ouest) d’Angkor Vat. Mission Louis Delaporte, 1881-1882. Le Triomphe de Visnu sur les démons.

 

Moulage d’un linteau du temple U. Angkor Tom. Le « barattage de la mer de lait ». Plâtre patiné, montage filasse sur armature de bois.

 

Fragment de la reconstitution d’un porche de la tour centrale d’Angkor Vat. Mission Urbain Basset 1896-1897 ou plus tôt (?). Plâtre patiné, montage filasse sur armature de bois. L’une des devata de l’édifice.

 

 

Abbaye de Saint-Riquier (Somme). Conditions de stockage des moulages jusqu’en 2012.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.