Một hiên vật khác rất giá trị thời Nguyễn lưu lạc ở xứ người là chiếc chậu quán tẩy làm bằng vàng được đưa ra trưng bày trong cuộc triển lãm của nhà buôn bán đồ cổ Roger Keverne (London) vào mùa đông năm 2008. Đây là chậu dùng để cho vua rửa tay trước khi cử hành những đại lễ trong tông miếu triều Nguyễn.

Chậu có đường kính 31,7cm. Vành trên miệng chậu có khắc dòng lạc khoản gồm 18 chữ Hán: Bát ngũ tuế kim, tam thập ngũ lượng lục chỉ bát phân, tượng tác tượng tứ phụng tạo, nghĩa là: làm bằng vàng 8,5 tuổi, nặng 35 lượng 6 chỉ 8 phân, do thợ ở đội 4 trong tượng cục vâng mệnh làm ra. Trong lòng khắc hình rồng 5 món cuộn tròn (đoàn long), mặt trời và mây. Vành miệng khắc chìm bốn đồ án long vân xen kẽ các dãi hồi văn hình hoa thị. Đường nét chạm trổ trên chậu rất tinh xảo, diệu nghệ, càng làm tăng giá trị của bảo vật. Theo ghi chép trong catalogue, chậu quán tẩy này có xuất xứ từ Hoàng cung Huế vào năm 1887, trước khi được bán cho ông Ralph Marty vào năm 1926. Theo khảo cứu của chúng tôi, thực ra, chiếc chậu bằng vàng này đã bị quân Pháp cướp khi họ tràn vào Đại Nội trong ngày 5.7.1885. Căn cứ vào ghi chép của linh mục Siefert thì có thể đây là một trong các bảo vật bị người Pháp lấy đi từ miếu nơi thờ các vua nhà Nguyễn trong Đại Nội Huế.

 

Tác giả : Philippe Trường

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.