Có mười tiêu chí để các chuyên gia tại các sàn đấu giá lớn trên Thế Giới xem xét khi ấn định giá cho những tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ, sách cổ, đồ trang sức, rượu vang, đồng hồ và những thứ khác.
“Một trong những điều tuyệt vời về nghệ thuật đương đại là khả năng thách thức của nó, và những nhà sưu tầm nghệ thuật đương đại vĩ đại đều trân trọng những thử thách đó.”, Michael Macaulay, Giám đốc mảng Nghệ thuật đương đại ở New York lưu ý. Trong phần 8, hãy xem tại sao không phải lúc nào tranh với những chủ đề phổ thông nhất là dễ bán nhất.
Có rất nhiều điều để nói về một số chủ đề nhất định. Một số chủ đề thì lại hấp dẫn hơn những chủ đề khác, một số chủ đề lại được nói tới nhiều hơn. Những về cơ bản, những hình ảnh dễ chịu, ví dụ như tranh khỏa thân là một trong số đó, hay phong cảnh tươi sáng, tranh được vẽ với phần nhiều là tông đỏ thì thường có lịch sử bán tốt hơn so với những tranh với thể loại khác.
Tranh Đào, Jian Feng, 40cm x 60cm (16 x 23 inch), mực trên lụa.
Mee-Seen Loong, Phó Chủ tịch hội Nghệ thuật Trung Quốc cho biết: “Giới mộ điệu nghệ thuật Trung Quốc rất yêu hình ảnh quả đào, bởi vì quả đào tượng trưng cho tuổi thọ lâu dài. Hoặc những chủ đề về những loại trái cây có nhiều hạt cũng rất được yêu thích vì chúng hàm ý về việc con đàn cháu đống.” Trong một số trường hợp nhất định thì không có hình ảnh nào có thể thay thế những thiết kế hình rồng. Điều đó là bởi rồng chính là biểu tượng của hoàng đế, là biểu tượng của quyền lực, và chúng trông cũng rất đẹp. Đó là lí do vì sao biểu tượng rồng được tận dụng một cách triệt để trong những thiết kế điêu khắc, hội họa trong hoàng cung thời xưa.
Cái đẹp luôn nằm trong mắt của kẻ đa tình, và “kẻ đa tình” lại thường tìm thấy cái đẹp trong những người phụ nữ hấp dẫn hơn là trong một người đàn ông. Một bức chân dung Elizabeth luôn nổi tiếng vì đó là một hình ảnh dễ đi vào lòng người vì ai cũng đều có thể kết nối với bức tranh.
Chân dung Hai chị em, có thể là Công Chúa Anne của Đan Mạch và chị gái của mình, Công Chúa Elizabeth, Robert Peake the Elder, 87.9 x 116.5 cm.; 34 5/8 x 46 inch, sơn dầu trên gỗ sồi.
Cái đẹp luôn là một chủ đề thực sự thú vị vì không phải lúc nào những bức tranh với chủ đề phổ thông cũng là những chủ đề được bán chạy nhất. Có những nghệ sĩ mà phần bố cục tranh của họ thực sự rất phức tạp và đôi khi, những tác phẩm của họ rất khó để xem và mang tính thách thức giới hâm mộ nghệ thuật. Tuy nhiên, chính sự thách thức đầy quyến rũ mà tác phẩm mang lại đã khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn bội phần.
Phòng cầu nguyện Rothko là một ví dụ điển hình. Nếu bạn nhìn vào một bức tranh chỉ có một màu đen, hình chữ nhật, trên nền đen, bạn sẽ không nghĩ nó là một tác phẩm nghệ thuật, nhưng khi bạn đứng trước bức tranh thì lại bị lôi cuốn bởi sức quyến rũ không thể chối bỏ, khiến bạn phải đứng chôn chân trước vẻ đẹp đó. Một trong những điều tuyệt vời nhất về nghệ thuật diễn giải là khả năng thách thức những nhà sưu tầm nghệ thuật đương đại vĩ đại của nó, và họ thì luôn biết cách nắm lấy và chinh phục những thử thách này.
Bức “Sự cám dỗ của Saint Anthony”, môn đệ của Hieronymous Bosch, khoảng năm 1550, sơn dầu, 17 1/8 x 22 7/8 inch; 43.5 x 58 cm.
Trong thị trường nghệ thuật Công giáo khổng lồ với tranh của những danh họa xưa, chủ đề không nhất thiết phải luôn luôn có sự kết nối với khán giả của chúng ta ngày nay. Các chuyên gia cho rằng người xem tranh cần phải đặt mình vào tư duy của một người đã nhìn vào bức tranh 300-400 năm trước đây và nghĩ về những điều mà người nghệ sĩ đang cố gắng truyền đạt là gì? Người nghệ sĩ đó đã phải vẽ tranh theo một chủ đề đã được vẽ đi vẽ lại nhiều lần bởi nhiều người, biến nó thành của riêng mình, trong khi vẫn phải tuân thủ những quy tắc nghệ thuật đã được đặt ra bởi nhà thờ và tuyệt đối tuân theo cách truyền tải thông điệp hợp pháp đã được quy định vào thời điểm đó. Tôi nghĩ nếu bạn nhìn bức tranh trong một khung thời gian đối chiếu phù hợp, thì bức tranh sẽ không hề là quá khó hiểu hay khó nhìn. Giả sử bạn đang nhìn một bức tranh bởi Hier Bosch với chủ đề mà ông vẽ đẹp nhất – “Sự cám dỗ của Saint Anthony”. Bức tranh vẽ ẩn sĩ Saint Anthony đang thiền định về Kinh Thánh trong một khung cảnh núi đá tuyệt đẹp nhưng lại chứa đầy những con quỷ điên rồ với hình dạng nửa người, ngửa quỷ. Sự đấu tranh của ông với những con quỷ dữ, hay còn gọi là những con “grylles” hai chân, trong những cảnh tượng viễn tưởng và đầy bạo lực để bảo vệ đức tin về tâm linh khổ hạnh. Những bức tranh kiểu như vậy sẽ luôn được bán rất chạy, bởi vì bản thân bức tranh chứa đựng rất nhiều ý nghĩa đối với một nhóm người rất lớn.
LePhan
(dịch và tổng hợp)
Xem thêm:
Phần I : Tính Nguyên Bản
Phần II: Tình Trạng
Phần III: Tính Hiếm Có
Phần IV : Nguồn Gốc
Phần V : Dấu ấn lịch sử
Phần VI: Kích Thước
Phần VII: Thời trang
Phần IX: Phương Tiện Nghệ Thuật