Có mười tiêu chí để các chuyên gia tại các sàn đấu giá lớn trên Thế Giới xem xét khi ấn định giá cho những tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ, sách cổ, đồ trang sức, rượu vang, đồng hồ và những thứ khác.

Hầu hết các chuyên gia đều chắc chắn rằng kích thước là quan trọng. Nhưng không phải theo cách bạn đang nghĩ. Trong một số hạng mục, những vật nhỏ bé lại có thể được đánh giá cao – ví dụ như trong một buổi bán các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc, những món đắt đỏ nhất lại là những món vừa khít lòng bàn tay của bạn.

Đối với những tác phẩm như Tranh hội họa,  những tác phẩm có kích cỡ lớn lại được rất được khao khát. Những nhà sưu tầm đều nhận thấy điều này. Bởi để sáng tạo ra một tác phẩm lớn không phải là một chuyện dễ. Frances Christie tại Sotheby’s, London trích dẫn ví dụ về nghệ sĩ tiên phong người Anh Alan Davie*, người đã được giới thiệu với họa sĩ Jackson Pollock bởi nhà buôn nghệ thuật Peggy Guggenheim: “Câu chuyện kể rằng Alan Davie đã học được từ Pollock sự tự tin để vẽ trên một khổ canvas lớn.” Khi một trong những tác phẩm có quy mô đầy tham vọng của Davie được bán với giá cao kỷ lục tại Sotheby’s thì “nó cho thấy thực sự, kích thước rất quan trọng“.

Nhà đấu giá Sotheby’s đã bán một số tác phẩm thuộc bộ sưu tập tranh Alan Davie của Stanley Seeger – một nhà sưu tầm nghệ thuật lớn người Mỹ, ông đã dành 3 thập kỷ cuối đời mình để sống và làm việc tại Anh. Alan Davie là một trong những nghệ sĩ thời hậu chiến đầu tiên của Anh. Peggy Guggenheim đã gặp và phát hiện những tác phẩm của Alan Davie và giới thiệu ông với Jackson Pollock. Câu chuyện kể rằng Alan Davie đã học được từ Pollock sự tự tin khi vẽ trên khổ tranh lớn. Đối với một nghệ sĩ đang phải trải qua những năm chiến tranh thắt lưng buộc bụng đầy khắc nghiệt ở Anh thì ngay cả việc chạm tay vào các vật liệu để vẽ trên quy mô lớn cũng là vô cùng khó khăn. Khi tác phẩm của Alan Davie được trưng bày ở New York, Stanley Seeger bước vào phòng trưng bày của Davie và thấy Jackson Pollock đang giúp trưng bày những bức tranh này. Pollock đã nói với Seeger: “Ông cần phải mua bức tranh này.” và khi đó, bức tranh có tên là “Goddess of the Green” (Vị thần của màu xanh lá cây). Bức tranh đã được đưa ra đấu giá tại Sotheby’s vào năm 2007, có kích thước khoảng 70 inch đường chéo, bức tranh đã tạo ra kỷ lục thế giới mới cho Davie vào năm đó với giá bán gần 270.000 $ và nó cho thấy rằng kích thước thực sự quan trọng.

Bức “Goddess of the Green” (Vị thần của màu xanh lá cây) vẽ bởi Alan Davie, 1920,sơn dầu, 153×201 cm; 60×79 in, được bán với giá bán gần 270.000 đô la.

Kích thước chắc chắn là vô cùng quan trọng. Có những nghệ sĩ mà về cơ bản thì bạn có thể mua tranh của họ theo kích thước của chúng – tranh càng lớn, giá càng đắt. Một số người cho rằng tác phẩm càng lớn thì càng tốt, nhưng thực tế lớn hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Francis Bacon là một nghệ sĩ tượng hình người Anh, ông đã thực sự yêu thích việc đi sâu vào kích cỡ tranh, đặc biệt là tranh khổ lớn. Tuy nhiên những tác phẩm nhỏ vẽ chân dung cuả nghệ sĩ này lại có giá trị cao hơn so với bức có kích thước lớn. Còn về đồ cổ thì sao? đối với chuyên gia Nicholas Chow, Giám đốc quốc tế mảng đồ cổ Trung Quốc cho rằng: “Trong thời gian dài nhất trong lĩnh vực của tôi, những tác phẩm có kích thước lớn có thể bị coi là thô tục. Những thứ đắt tiền nhất mà tôi từng bán đều nằm vừa vặn trong lòng bàn tay.”

Ông Nicholas Chow, Giám đốc quốc tế mảng Đồ cổ Trung Quốc đang cầm trên tay chiếc chén gà được sản xuất vào triều đại nhà Minh, được coi là đỉnh cao của đồ sứ Trung Quốc. 

Đối với các nghệ sĩ khác nhau, kích thước mang những ý nghĩa khác nhau. Nếu bạn đang tìm kiếm những hình ảnh mang tính “tuyên truyền”, ví dụ như bức chân dung về chiến thắng của David đối với Goliath, thì đó là kiểu tranh mà rất cần có kích cỡ lớn. Mọi người đều muốn một tác phẩm mang tính “tuyên truyền” và họ không hề muốn phải mua tới cả chục tác phẩm để có thể lấp đầy bức tường của mình. Tuy nhiên một tác phẩm có kích cỡ khoảng 84 inch thì có thể trở thành một vấn đề đối với một số khách hàng. Bạn có thể có những tác phẩm nghệ thuật cực kỳ lớn, một trong số đó chúng ta thường gọi là kích thước của cửa vào đại lộ Park Avenue (một đại lộ lớn của New York). Nhưng điều này không có nghĩa nó sẽ cho bạn một doanh thu lớn. Nhà đấu giá Sotheby’s đã từng bán một tác phẩm bởi Mark Bradford vào tháng 9 năm 2013, với kích thước 48×60 inch, với giá gõ búa là hơn 1.000.000 $  so với 1 tác phẩm có kích thước rộng 80 inch của nghệ sĩ này.

Dù sao đối với nghệ sĩ mà nói, làm ra một tác phẩm lớn là một thử thách. Bà Mee-Seen Loong, Phó Chủ tịch hội Nghệ thuật Trung Quốc cho biết: “Khi một thứ gì đó có kích cỡ lớn một cách bất thường, thì điều đó có nghĩa rằng đó là một kiệt tác, nó đã đặt dấu chấm hết cho tất cả những tác phẩm khác của chính nghệ sĩ đó. Người nghệ sĩ muốn tạo ra một kiệt tác để anh ấy có thể phô diễn tất cả những chi tiết thực sự phức tạp. ” Ông Frank Everett, Giám đốc kinh doanh trang sức nói thêm: “Chúng tôi thấy rằng giá kim cương và giá sapphire, giá tăng theo cấp số nhân khi chúng vượt quá một số trọng lượng carat nhất định. Ví dụ: 1 viên kim cương 1 carat, loại D-không màu hoàn hảo và ruột hoàn hảo thì không hề có giá trị bằng một phần mười của viên 10 carat, loại D-không màu hoàn hảo và ruột hoàn hảo. Và bạn có thể nghĩ rằng đó là cách định giá đúng đắn, chia cho mười và đó là giá trị của viên có trọng lượng bằng một phần mười viên kia … nhưng thực tế thì lại rất khác. Nó có thể tằng theo cấp số 100.

Cùng một loại nhưng 1 viên kim cương 1 carat không bao giờ có giá trị bằng 1/10 viên 10 carat.

Connor Kriegel, Trưởng phòng Bán đấu giá, Rượu vang, New York nói rằng: “Tôi có một niềm tin bất diệt đối với những chai rượu lớn. Không có nhiều chai kiểu này được đặt làm, nhưng chúng lâu cũ hơn và không có nhiều không khí có thể lọt vào trong chai. Ngay cả những cái tên của chúng cũng rất tuyệt vời: Jeroboam, Salmanazar, Balthazar, Nebuchadnezzar, Melchior, một chiếc Salmanazar 9 lít tương đương với 12 chai rượu vang cỡ thường. Một số trong những chai này cần tới hai, ba, bốn, năm người để mở nó và rót rượu ra. Những chai rượu kiểu này thì thực sự không phải dành cho tất cả mọi người.

 

LePhan & Anthony Nguyen (tổng hợp & dịch).

* Người mà cũng như Jackson Pollock, nổi tiếng với việc vẽ tranh bằng cách đặt tranh dưới đất rồi đứng vẽ xuống. Ông vẽ tranh bằng việc vẽ nhiều lớp màu lên mặt tranh, có những bức tranh được hoàn thiện với rất nhiều những lớp màu vẽ chồng lên nhau.

Phần I : Tính Nguyên Bản

Phần II: Tình Trạng

Phần III: Tính Hiếm Có

Phần IV : Nguồn gốc

Phần V : Dấu ấn lịch sử

Phần VII: Thời Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.